Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmCANH TÂN (I) Th_thong-tin-1CANH TÂN (I) Th_gioi-tre-1CANH TÂN (I) Th_chia-se-1CANH TÂN (I) Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 CANH TÂN (I)

Go down 
Tác giảThông điệp
kthoa




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 05/04/2012

CANH TÂN (I) Empty
Bài gửiTiêu đề: CANH TÂN (I)   CANH TÂN (I) EmptyTue Aug 21, 2012 7:27 am

CANH TÂN


CANH TÂN (I) Hythuan

1. Chương trình canh tân của Đức Phaolô VI.
Đức Phaolô VI đã vạch rõ muốn canh tân thế giới ngày nay phải loại bỏ:
1) Thuyết thế gian hóa: chỉ xem hạnh phúc trần thế là cùng đích, tôn thờ khoái lạc, của cải, quyền thế...
2) Thuyết tục hóa: Không còn chấp nhận giá trị của hy sinh, khiêm nhượng, nhẫn nại...
3) Thuyết chính trị hóa: chủ trương chỉ có chính trị mới giải quyết được mọi vấn đề: hòa bình, phát triển, gia đình, huynh đệ, công lý... (ĐHV 655).

Cuộc đời con chỉ là một chuỗi liên tục: giờ ngủ, giờ thức dậy, giờ ăn, giờ học, giờ công sở, giờ lao tác, giờ giải trí, giờ tivi, giờ đọc báo... Nếu không có một yếu tố gì thống nhất đời con, một yếu tố cần thiết độc nhất, thì đời con thật là nhàm chán rời rạc. Yếu tố ấy là Tình Yêu Thiên Chúa. Đời con sẽ đổi mới hẳn. Tất cả hoạt động của con từ đây là những nét biểu lộ chứng tích của Thiên Chúa trong con (ĐHV 656).
Đức Phaolô VI đã nhiều lần kêu gọi canh tân qua các lời giảng dạy cũng như các văn kiện của ngài. Ngài nói có ba điều cần phải tiêu diệt trong tâm hồn người Công giáo trước khi canh tân Hội Thánh và xã hội:
a- Thuyết thế gian hoá (mondanisation) chỉ xem hạnh phúc trần thế là cùng đích của cuộc đời. Nhiều người Công giáo vẫn dự lễ, đọc kinh, vẫn đóng góp vào các việc bác ái, nhưng cuộc sống của họ rất xa lạ với Tin Mừng. Trọng tâm của đời họ là quyền hành, lạc thú, tiền của. Bạn hữu của họ là những người giàu sang, ngay cả những kẻ bóc lột, tham nhũng, những kẻ nắm chức quyền trong tay một cách độc tài khát máu... Họ không nghĩ đến đời sau, họ bình thản như thể sẽ sống muôn đời trên cõi thế này và thiên đàng đối với họ chính là trần gian.
b- Thuyết tục hoá(sécularisation): gạt hẳn sự siêu nhiên ra khỏi cuộc đời của người Kitô hữu, không còn tìm thánh ý Chúa; cho rằng hy sinh, khiêm nhường, nhịn nhục là dại dột, chỉ vâng phục khi nào mình thấy hợp lý, có lợi cho bản thân. Con người tu sĩ, con người Kitô hữu giờ đã hoá nên con người thế tục luôn luôn thốt lên: "Dại gì làm thế cho khổ cái đời!"
c- Thuyết chính trị hoá (politisation): đặt mọi vấn đề dưới khía cạnh chính trị; chủ trương rằng công lý, huynh đệ, hoà bình, phát triển... chỉ được giải quyết bằng chính trị. Loài người chỉ đối thoại với nhau bằng sức mạnh, chỉ giao tiếp bằng sách lược. Loại hẳn Thiên Chúa ra khỏi xã hội, không bao giờ chấp nhận, nhìn xem hoặc giải quyết một vấn đề dưới ánh sáng Phúc Âm. Đức Phaolô VI đã nói rằng, những chứng bệnh này không những chỉ là người ngoài, mà còn là của những người con Hội Thánh. Chúng là những nguyên nhân căn bản đưa đến sự "tự hủy diệt".

2. Nguyên nhân khủng hoảng hiện tại.
Người ta thường đổ tội cho Hội Thánh ù lì, cổ xưa, nặng nề cơ cấu, nên không lạ gì phải có khủng hoảng. Không đúng vậy đâu. Con đừng la làng và đổ lỗi cho Hội Thánh để chuẩn cho con xét mình và suy nghĩ. Hội Thánh là tất cả dân Chúa, trong đó có con. Đây là nguyên do khủng hoảng:
1) Hạ giá trị sự cầu nguyện.
2) Người Công Giáo cũng nói, cũng nghĩ như kẻ khác (không còn gì là siêu nhiên).
3) Không chấp nhận sự điên dại của thánh giá Chúa (ĐHV 636).

* Con phải canh tân tâm hồn quảng đại, đơn sơ đối với Chúa: "Chúa muốn gì, con cũng cho hết", và đừng quên điều thứ hai: "Chúa cho con gì con cũng nhận hết" (ĐHV 642).
* Khi con tật bệnh, cha mẹ tiếp máu, chuyển sang cho con, để đổi mới con, làm cho con sống lại tươi tắn hồng hào hơn. Con chỉ canh tân được đời sống con, canh tân Hội Thánh, nếu con liên lỉ chuyển máu Chúa vào huyết quản, vào tim con, tiếp cứu cho con, thay thế máu xấu của con (ĐHV 643).
* Với tất cả nỗ lực của chúng ta để canh tân, Với tất cả sách vở, tổ chức, ủy ban, hoạt động, hy sinh, Với tất cả con người, cơ khí, nhà máy, xa lộ, phi thuyền, vệ tinh, khoa học,... Chúng ta sẽ là gì? Đời chúng ta có ý nghĩa gì? (ĐHV 647).
* Nếu chúng ta không nhìn lên Chúa là nguồn hy vọng cho đời ta luôn luôn mới mẻ, an vui. Ai giải đáp được? (ĐHV 648).

Là một nhà thần học Tin lành, mục sư Oscar Cullmann đã giảng dạy nhiều năm tại nước Áo, để lại nhiều tác phẩm rất giá trị về Thần học, Thánh Kinh và Phụng vụ.
Giữa lúc Âu châu đang chìm đắm trong khủng hoảng sau Công đồng Vatican II, người ta đã mời ông sang diễn thuyết cho một số nhà trí thức Công giáo họp tại Strasbourg, nước Pháp. Ông thành thực đi thẳng vào vấn đề và trình bày đại khái như sau:
"Cuộc khủng hoảng hiện nay không phải chỉ xảy ra trong Hội Thánh Công giáo; chính Giáo Hội Tin lành của chúng tôi cũng không thoát khỏi.
"Sau khi nhìn một cách tổng quát và nghiên cứu nhiều trường hợp địa phương, chúng tôi thiết nghĩ: nguồn gốc sinh ra khủng hoảng có thể tóm tắt như sau:

a- Hạ giá sự cầu nguyện, đang lúc mà sự cầu nguyện phải chiếm địa vị tối thượng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không bám víu vào Chúa thì chúng ta không còn sức mạnh nữa.
b- Người Kitô hữu cũng nói, cũng nghĩ như người khác, không nhìn sự kiện với con mắt Thiên Chúa, không phản ứng với thái độ Phúc Âm. Trên lý thuyết và danh nghĩa thì họ là một Kitô hữu, nhưng ra giữa xã hội, đi sâu vào thực hành thì họ là một người ngoại đạo, một kẻ vô thần.
c- Người Kitô giáo không chấp nhận sự điên dại của Thập giá Chúa, như thánh Phaolô đã dạy. Họ muốn đua đòi khôn ngoan theo kiểu thế gian. Họ tránh hy sinh, tránh khó nghèo. Họ tìm lời khen, họ muốn tự do theo ý riêng họ. Họ muốn theo Chúa Giêsu lúc Người biến hình trên núi Taborê, nhưng dừng lại bên ngoài vườn Giêtsêmani, và không trèo lên núi Thập giá".

Ý kiến của Mục sư Oscar Cullmann trên đây quả phù hợp với tư tưởng của Đức Phaolô VI vậy.

CANH TÂN (I) John23
3. Gioan cụ già rất trẻ.
* Phải canh tân bao lâu? - Phải luôn luôn khởi sự lại. - Phải luôn luôn tu chỉnh thêm. Con đừng an nghỉ, bao lâu hôm nay con chưa tiến hơn hôm qua một bước trong sự hiệp nhất với Chúa. Con phải đinh ninh rằng, lúc con khởi sự đứng lại là khởi sự thụt lui xuống dốc, khởi sự cổ hủ (ĐHV 640).
* Thế kỷ nào cũng có những "biến cố Phúc Âm" với những người Chúa Quan Phòng ban cho thế giới, cho lịch sử: Bênêđictô, Augustinô, Phanxicô, Bênađô, Vinh-sơn, Avila, Inhaxiô, Gioan Boscô, Têrêxa Hài Đồng... và mỗi lần các ngài lại khám phá một khía cạnh mới mẻ, thổi một luồng sinh khí mới của Phúc Âm đáp lại đòi hỏi của thời đại (ĐHV 645).
* Con hãy hợp tác để tạo nên "Mùa Xuân Mới" cho Hội Thánh. Con hãy chuẩn bị các tâm hồn đón nhận "Một lễ Hiện Xuống mới" trong Hội Thánh. Con hãy nên cánh của mở ra để đón làn gió mát dịu ngập tràn, làm tươi sáng Hội Thánh (ĐHV 657).
* Động lực và tác giả mọi cuộc canh tân trong Hội Thánh là Chúa Thánh Thần, "Đấng canh tân mặt đất". Mỗi cuộc canh tân phải là một lễ Hiện Xuống mới và không thể có lễ Hiện Xuống mới ngoài Chúa Thánh Thần. Con không thể canh tân ngoài Chúa Thánh Thần (ĐHV 660).
Chiều ngày 28.10.1958, sau khi lãnh phép lành đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Gioan XXIII, nhiều người đã tỏ vẻ thất vọng thốt lên lời: "Phải mà được Đức Hồng Y Agsgianian làm Giáo Hoàng thì hay biết mấy, Đức Giáo Hoàng mới già quá! 78 tuổi rồi còn làm gì được nữa!"
Chính Đức Tân Giáo Hoàng cũng biết như vậy. Nhưng, ai có ngờ đâu, trong khoảng thời gian không đầy 5 năm, biết bao cuộc canh tân đã được thực hiện trong lòng cuộc sống Vatican cũng như trên toàn thể Hội Thánh và thế giới.
Ngày trước, Đức Giáo Hoàng không bao giờ bước chân ra khỏi Vatican, trừ dịp hè, đi nghỉ tại Castelgandolfo, vì đó là thông lệ, cũng như vì mỗi lần Đức Giáo Hoàng ra khỏi Vatican thì nước Ý phải đón tiếp và gìn giữ an ninh trật tự như một vị Quốc trưởng. Thế mà Đức Gioan XXIII mới lên ngôi Giáo Hoàng chưa được hai tháng đã có ý định đi thăm viếng nhà tù Ara coeli và bệnh viện nhi đồng Gesù Bambino trong thành Roma vào dịp lễ Giáng Sinh. Người ta trình ngài:
- Tâu Đức Thánh Cha, xưa nay các Đức Giáo Hoàng đâu có đi ra ngoài như thế!
- Xưa không ra thì nay cha ra thử xem sao!
- Biến cố này đối với năm 1958 thực là mới mẻ táo bạo; các báo cho chạy tít lớn đăng hình ảnh và hết lòng ca ngợi cụ già trẻ trung ấy.
Hôm khác, ngài gọi xe đi thăm một linh mục thân thiết già cả đang lâm bệnh nặng ở xa thủ đô Roma cả trăm cây số. Một lúc sau, cả Vatican báo động: "Đức Giáo Hoàng đã mất tích" rồi thông báo cho chính phủ Ý hay. Cảnh sát được huy động tối đa mà cũng không sao tìm ra bóng dáng vị Giáo Hoàng lạ lùng ấy. Chiều tối, xe hơi chở Đức Giáo Hoàng trở về nhà, ngài tươi cười chống gậy bước lên tầng cấp!
Một bữa khác nữa, ngài bảo đi mời một ông bạn đến dùng bữa với ngài. Người ta liền tâu:
- Thưa Đức Thánh Cha, xưa nay các Đức Giáo Hoàng chỉ dùng bữa một mình thôi à!
- Cha thấy có luật nào cấm Đức Giáo Hoàng mời khách ăn cơm thân mật đâu! Ăn cơm với người khác đâu phải là tội!
Một buổi sáng nọ, các công nhân đang làm việc trong nhà in Vatican thấy Đức Gioan XXIII từ từ tiến vào, chẳng có một lời báo trước... Họ hết sức ngạc nhiên và lúc đầu hoảng hốt, nhưng rồi họ sung sướng vây quanh ngài, nghe ngài hỏi han thân mật.
Chiều chiều, ngài hay xuống bách bộ trong vườn Vatican, và thường lúc ấy các người làm vườn phải đi chỗ khác hay phải nghỉ việc; nhưng ngài ra lệnh cứ để họ làm việc tự nhiên, có lúc ngài dừng chân nói chuyện với họ.
Chưa trị vì được bao lâu mà Đức Thánh Cha đã đổi hẳn bầu khí ở Vatican như thế, khiến ai ai cũng trìu mến ngài, và nhất là cảm thấy bỡ ngỡ về tính đơn sơ nhân hậu của vị Giáo Hoàng đã ngoài 80 tuổi.
Nhưng trong giáo triều cũng như đối với toàn thể Giáo Hội, Đức Gioan XXIII lại còn đem đến rất nhiều bỡ ngỡ nữa:
Mới hai tháng sau khi nhậm chức, ngày 15.12.1958, ngài đã phong một lúc 23 vị Hồng Y mới và bãi bỏ tập tục đã có từ đời Đức Sixtô V (1586) là giữ số hồng y nhất định là 70 vị (rập theo truyền thống 70 vị kỳ lão trong Thánh Kinh); ngài đưa dần con số Hồng y lên đến 90 vị để nhiều quốc gia được có đại diện trong Hồng y đoàn.
Ngày 25.1.1959, ngài đến dâng lễ mừng kính "Thánh Phaolô trở lại" tại Vương Cung Thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành. Sau lễ, mọi người xếp hàng chào hai bên đường thấy ngài bước lên xe vừa mỉm cười vừa đưa tay ban phép lành cho họ, chẳng một ai hay biết cách đó mấy phút, lúc các Hồng y và Giám mục đưa ngài về phòng thánh ngài đã nói chuyện thân mật và đột nhiên công bố: "Tôi sẽ triệu tập Công đồng chung Vatican II". Mãi đến 12 giờ ngày hôm ấy, lúc đài phát thanh Vatican loan tin, mọi người mới chưng hửng ngạc nhiên trước biến cố lịch sử lớn lao ấy. Thế rồi sau đó, ngài bắt đầu đặt Ủy Ban trung ương, các tiểu ban, văn phòng... để chuẩn bị cho đại công đồng sẽ khai mạc vào ngày 11.10.1962 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Trước đó, ngài đã đi hành hương ở Loretto, nơi tục truyền có nhà của Đức Mẹ để xin Đức Mẹ dẫn dắt Công đồng đạt được thành quả tốt đẹp.
Công đồng Vatican II, một biến cố vĩ đại của Hội Thánh cũng như của nhân loại trong thế kỷ XX và còn ảnh hưởng sâu xa đến các thế hệ mai sau chính là do sáng kiến và công lao của Đức Gioan XXIII vậy. Thế nhưng, với một giọng khiêm tốn và hồn nhiên, ngài đã thuật lại như sau: "Một đêm kia, tôi thao thức không ngủ, đầu óc chồng chất không biết bao nhiêu vấn đề cần giải quyết, tự nhiên, như một ơn linh ứng của Chúa Thánh Linh, tôi tự bảo: Phải triệu tập Công đồng! Công đồng Vatican II, nhất định sẽ là cánh cửa mở để làn gió mát trong và mới mẻ thổi vào lòng Hội Thánh".
Ngài rất tin tưởng và lạc quan về Công đồng, nhưng không bao giờ đánh mất nét thực tế. Khi nghe ngài tuyên bố sẽ thực hiện công trình vĩ đại ấy, có nhiều la lối rùm beng: "Hội Thánh đã canh tân rồi!" Ngài trả lời bằng một câu nói rất thâm sâu: "Hội Thánh không bao giờ canh tân xong, nhưng luôn tự canh tân mãi" (L'Eglise n'est jamais réformée, mais elle est toujours réformants). Chính ngài là người đầu tiên đã dùng danh từ "cập nhật hoá" để nói lên tinh thần và chiều hướng ấy.

(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
 
CANH TÂN (I)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CANH TÂN (II)
» CHƯƠNG TRÌNH GIỜ CANH THỨC “TINH THẦN ÁTXIDI”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: CHIA SẺ :: SUY TƯ - CHIA SẺ-
Chuyển đến