joseph03
Tổng số bài gửi : 90 Join date : 05/04/2012
| Tiêu đề: Công tác Trợ úy GTPS Thu Jul 19, 2012 12:43 am | |
| LIÊN QUAN CÔNG TÁC TRỢ ÚY GTPS (x. CNCTTU. Roma 2006. Chương V, 8, trang 244 – 249) (ts. GB. Nguyễn Gia Thịnh OFM chuyển ngữ)
I. Việc trợ giúp tinh thần cho GTPS từ phía Dòng I và Dòng III Tại viện: là một công tác cần thiết, không thể thiếu.
THC 96.6: “GTPS là thành phần của gia đình phan sinh, xin những người hữu trách tại thế và các bề trên tu sĩ có thẩm quyền trong cương vị của mình, giúp cho phần linh hoạt huynh đệ và phần trợ úy tinh thần”. THC 85.2: “Việc chăm sóc tinh thần và mục vụ cho Dòng PSTT được Hội Thánh giao cho Dòng I và Dòng III tại viện. Việc chăm sóc này, trước hết, là trách vụ của các Tổng Phục vụ và các Giám tỉnh. Các vị này “điều khiển ở cấp cao” theo Giáo luật, điều 303. Việc điều khiển này nhằm bảo đảm sự trung thành của Dòng PSTT với đoàn sủng phan sinh, sự hiệp thông với Hội Thánh và sự liên kết với gia đình phan sinh”.
II. Công tác trợ giúp tinh thần cho GTPS: 1. Khái niệm về công tác trợ giúp tinh thần: a. Mục tiêu: Vị Trợ úy hiện diện như một chứng nhân của Linh đạo phan sinh, như một chứng nhân của lòng ưu ái huynh đệ đối với GTPS, như một chứng nhân của sự hiệp thông giữa các Tu sĩ Phan sinh với các thành viên GTPS. b. Yêu cầu đối với vị Trợ úy: Vị Trợ úy phải là một thành phần tích cực trong quá trình huấn luyện người trẻ Phan sinh. Nhiệm vụ của vị Trợ úy là cộng tác với A/C Linh hoạt viên huynh đệ trong quá trình huấn luyện và lượng định. Vai trò của vị Trợ úy là cộng tác và phải dành chỗ cho các A/C PSTT. c. Để chu toàn nhiệm vụ, vị Trợ úy cần phải: Biết lắng nghe, biết kiên nhẫn đợi chờ và luôn vững đức tin; Cần phải sống với, chia sẻ và cống hiến với GTPS (biết cho và nhận); Ý thức trách nhiệm của mình, vai trò bổ túc chứ không thay thế công việc của GTPS (cá nhân thành viên, huynh đệ đoàn và hội đồng); Biết rõ hành trình GTPS và yêu mến GTPS. 2. Phương pháp để thực hiện công tác trợ giúp tinh thần: Phương pháp huấn luyện GTPS là qua trải nghiệm thực tế hơn là qua những kiến thức lý thuyết. GTPS là một kinh nghiệm sống trong một cộng đồng anh chị em, gồm những người cùng lứa tuổi và với vị Trợ úy tinh thần. Yêu cầu đối với vị Trợ úy: Cần hiện diện trên hết bằng trái tim và tâm hồn, với tất cả nhiệt huyết; Không phải vì những gì Trợ úy làm, nhưng là qua tư cách của Trợ úy (có mặt, tham gia, chia sẻ, quan tâm, trung tín ...vv); Hành động hơn lời nói, kiên trì hiện diện, nhất là trong những lúc khó khăn và thất vọng. Lúc đầu, cần phải đi đến gặp gỡ, ở lại và chia sẻ cuộc sống của người trẻ; Khi quy tụ người trẻ lại, cần phải chuẩn bị chương trình (biết phải nói gì và phải nói làm sao), phải có những ý tưởng và giá trị rõ ràng (đâu là điều chính yếu và phụ thuộc). 3. Cùng tiến bước: Kinh nghiệm GTPS là một kinh nghiệm trưởng thành (quy tụ để cùng tiến bước, một quá trình, một chuyến đi). Do vậy, vị Trợ úy phải biết mình đi đâu (phải xác định mục tiêu rõ ràng) và giúp GTPS hiểu được mục tiêu phải đạt tới. Mọi người đều phải tiến bước, mọi người đều phải đi với nhau. Do vậy, vị Trợ úy cần phải có một chương trình uyển chuyển, đồng hành với mọi người và quan tâm đến từng cá nhân. 4. Nhận định ơn gọi: Trong GTPS việc cùng đi với nhau được tiến hành nhằm đào sâu ơn gọi của mỗi người dưới ánh sáng của lý tưởng Phan sinh. Do vậy, vị Trợ úy phải giúp người trẻ có được một cái nhìn rõ rệt về ơn gọi của mình (giúp người trẻ khởi đi từ câu hỏi “Tôi sẽ làm gì? Tôi muốn có được cái gì trong cuộc đời? Làm sao thi thố được hết các khả năng của tôi?” – từ câu hỏi “Tôi muốn cái gì?” – tới câu trả lời cho câu hỏi “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”). Việc nhân định ơn gọi là một công việc nhằm phục vụ người trẻ, giúp người trẻ nhận ra ơn gọi của họ. Do vậy, vị Trợ úy cần phải có một sự sẵn sàng và cởi mở lớn lao để có thể đưa người trẻ tiếp xúc với những cách thể hiện đời sống Phan sinh khác nhau. 5. Huấn luyện: Xây dựng một nền huấn luyện toàn diện: nhân bản, Kitô hữu và Phan sinh, để giúp GTPS trưởng thành, biết tự do chọn lựa và dám sống trung thành với lựa chọn. Nền giáo dục nhân bản, để có thể sống chung trong cộng đồng anh chị em; Nền giáo dục Kitô hữu vững chắc, cụ thể, để có thể sống đức tin và tham gia các hoạt động mục vụ tại địa phương; Nền giáo dục Phan sinh (dưới ánh sáng của sứ điệp Phan sinh, nhất là qua việc tiếp xúc với những con người và những kinh nghiệm chung sống với anh chị em, với các Trợ úy sĩ Phan sinh khác), để giúp người trẻ am hiểu lý tưởng Phan sinh, phong trào Phan sinh, lối sống và những con người Phan sinh. Yêu cầu đối với vị Trợ úy: Trở nên dấu chỉ lòng ưu ái huynh đệ mà các ACE Tu sĩ dành cho giới trẻ. Chứng tỏ lòng nhiệt thành chân thực của vị Trợ úy đối với lý tưởng của mình. Tiếp xúc trực tiếp, nêu chứng tá, tham gia các hoạt động của người trẻ. Có trách nhiệm xúc tiến các buổi gặp gỡ (chuẩn bị và kết thúc bằng việc cùng nhau lượng định các kinh nghiệm). HÀNH TRÌNH ƠN GỌI GIỚI TRẺ PHAN SINH
(CNCTTU, Rôma 2006 – ts GB. Nguyễn Gia Thịnh OFM chuyển ngữ. Chương V, trang 201-209) (Cf. Bộ TL/GTPSVN – ts P. Trần Ngọc Phú sưu tập, trang 27 – 31; NQGTPSVN tháng 05-2005) 1. Yêu cầu trong giai đoạn Khai tâm: (Lắng nghe tiếng Chúa và khám phá đời sống cộng đồng. Thời gian kéo dài từ 6 – 12 tháng)
Giúp khám phá ý nghĩa của Giới Trẻ Phan Sinh và cảm nghiệm được Chúa Thánh Thần kêu gọi sống đời Kitô hữu trong huynh đệ đoàn, cũng như bản thân có thể đóng góp để xây dựng cho huynh đệ đoàn đó. Giúp bắt đầu tập lắng nghe Lời Chúa, để hy vọng có thể trả lời cho câu hỏi: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì? Chúa chờ đợi gì nơi con?” Chia sẻ lý tưởng và các đòi buộc, phương pháp và đường lối của Giới Trẻ Phan Sinh đến cho người trẻ và mời gọi tiếp bước.
2. Yêu cầu trong giai đoạn Huấn luyện chuẩn bị Tuyên hứa: (Hội nhập trọn vẹn vào Giới Trẻ Phan Sinh, là thành phần của Dòng Phan Sinh Tại Thế và thuộc về Gia đình Phan sinh. Thời gian kéo dài từ 12 – 24 tháng)
Giúp khám phá và thử nghiệm cuộc sống tuổi trẻ dưới ánh sáng Phúc âm trong huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh. Giúp biết lắng nghe Lời Chúa, biết cách tìm đến gặp gỡ Chúa Giêsu và nhất là cảm thấy được thôi thúc sống cống hiến “Đi xây lại nhà Ta đang đổ nát”, qua các hoạt động tông đồ. Giúp chuẩn bị tự nguyện lấy quyết định tháp nhập trọn vẹn vào huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh.
3. Yêu cầu trong giai đoạn Đào sâu ơn gọi: (Đào sâu Ơn Gọi Phan Sinh và chọn lựa dứt khoát nếp sống. Thời gian kéo dài tối đa là tới tuổi 30)
Giúp nắm vững và đào sâu các giá trị trong linh đạo cũng như sứ mạng của người Phan Sinh Tại Thế trong Hội Thánh và trong xã hội. Giúp tiếp thu và thể hiện nguồn cảm hứng của Luật Dòng Phan Sinh Tại Thế trong đời sống hằng ngày của họ. Giúp khám phá dự phóng của Thiên Chúa cho cuộc đời mình, để có thể nói lên: “Đây là điều tôi tìm kiếm, đây là điều tôi hết lòng mong ước”; và quyết định hướng sống cho cuộc đời. (MT tóm lược) | |
|