Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmBài Thường huấn số 7 - 2012 Th_thong-tin-1Bài Thường huấn số 7 - 2012 Th_gioi-tre-1Bài Thường huấn số 7 - 2012 Th_chia-se-1Bài Thường huấn số 7 - 2012 Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Bài Thường huấn số 7 - 2012

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Bài Thường huấn số 7 - 2012 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài Thường huấn số 7 - 2012   Bài Thường huấn số 7 - 2012 EmptyWed Jul 18, 2012 9:03 am

Thường huấn 07 – 2012
ƠN GỌI VÀ SỨ VỤ - TỪ “LÀ” TỚI “LÀM”

(Benedetto Lino, OFS – ts Giuse OFM chuyển ngữ)

Bài Thường huấn số 7 - 2012 180px-San_Damiano_Crucifix_replica_Santa_Fe_NewMexicoPA300105

ƠN GỌI: ĐƯỢC KÊU GỌI ĐỂ CHO BẢN THÂN ĐƯỢC PHÚC ÂM HÓA
SỨ VỤ: ĐƯỢC KÊU GỌI RA ĐI PHÚC ÂM HÓA

“Được Phúc âm hóa để ra đi Phúc âm hóa” và “Ơn gọi và Sứ vụ” là hai chủ đề được liên kết chặt chẽ với nhau và theo một nghĩa nào đó, hai chủ đề này đơn giản chỉ là hai cách để nói lên cùng một vấn đề. Chúng ta hãy xem xét các lý lẽ của vấn đề.

Ơn gọilời Thiên Chúa kêu gọi “hãy là”, hãy trở nên điều Thiên Chúa đã chuẩn bị sẵn cho chúng ta.
Thiên Chúa đã sáng tạo chúng ta theo hình ảnh Ngài và nên giống với Con của Ngài là Đức Chúa Giêsu.
Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta “trở nênđồng hình đồng dạng với Đức Giêsu, “con người hoàn hảo”.

Giờ đây, Phúc âm là Đức Kitô hiển linh, là sự biểu lộ trọn vẹn của Người. Điều đó dẫn tới chỗ: bất cứ ai hoàn toàn đáp trả lại lời Thiên Chúa kêu gọi (Ơn gọi) và dấn bước trên con đường nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô Giêsu, thì người ấy cam kết để cho mình được “Phúc âm hóa”. Đây là ý nghĩa sâu sa nhất của việc “được Phúc âm hóa”.

TỪ “LÀ” TỚI “LÀM”

Từ chỗ chúng ta “” vươn tới “làm”, đó là Sứ vụ. Sứ vụ nền tảng của bất cứ ai đã dấn bước trên con đường nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, thì người ấy mới có thể loan báo Đức Kitô, người ấy mới có thể đạt tới được tình yêu Thiên Chúa đang thúc bách mình, là tình yêu mà chính chúng ta đã khám phá và đã làm thay đổi cuộc đời chúng ta. Đây là ý nghĩa sâu sa của việc “Phúc âm hóa”: là thông truyền Đức Kitô, làm chứng cho Người, làm cho Người được hiện diện xuyên suốt đời sống và qua lời chúng ta loan báo. (1)
Bây giờ, chúng ta hãy đề cập tới chủ đề phải khai triển: MỘT ƠN GỌI ĐẶC BIỆT CHO MỘT SỨ VỤ ĐẶC THÙ.

PHẢI CHĂNG ƠN GỌI CHÚNG TA LÀ ĐẶC BIỆT?

Khi trình bày chủ đề này, tôi đã suy nghĩ rất lâu về hai tính từ là hai chữ: đặc biệt đặc thù.
Trước hết, tôi đã tìm kiếm trong các tài liệu nguồn của chúng ta: đó là trong Luật Dòng, Tổng Hiến Chương và Sách Nghi Thức.
Chữ Ơn gọi có tính từ đặc biệt đi kèm chỉ xuất hiện có một lần, trong Tổng Hiến Chương điều 2.1, trong khi chữ Sứ vụ có tính từ đặc thù đi kèm lại không gặp thấy chỗ nào nói. Vậy, chúng ta hãy quan sát đoạn văn duy nhất này:

Ơn gọi vào Dòng Phan Sinh Tại Thế là một ơn gọi đặc biệt (specific), thể hiện lối sống và hoạt động tông đồ của các thành viên. Do đó những người đã tuyên hứa dấn thân vĩnh viễn trong một gia đình tu sĩ khác hoặc tu hội sống đời thánh hiến thì không thể làm thành viên của Dòng.

Những lời phát biểu hàm chứa trong điều khoản trên đây thực cực kỳ ý nghĩa. Thật vậy, những lời phát biểu đó bảo rằng: ơn gọi đặc biệt ấy thể hiện (tạo dáng) lối sống (cái là) và hoạt động tông đồ (cái làm, là sứ vụ) của các thành viên. Tiếp đến, điều khoản khẳng định: ơn gọi đó, một khi đã tiếp nhận và đã sống, sẽ đưa lại một sự thay hình đổi dạng sâu sa đến nỗi trong đời sống, người ta không thể trở nên thành viên trong một tu hội khác có lời khấn. Do đó, nếu ơn gọi chúng ta đích thực là Phan sinh, thì toàn bộ đời sống chúng ta phải mặc lấy hình dạng duy nhất này: đó là Phan sinhtại thế.

Tôi nghĩ: điều quan trọng là phải làm nổi bật lên cho được ơn gọi, là chủ thể tác động, chứ không phải chúng ta. Thật thế, không phải chúng ta tạo dáng (Phan sinhtại thế) cho chúng ta; mà là chính ơn gọi tác động trên chúng ta. Chính Thiên Chúa (luôn luôn là Thiên Chúa) đưa ra sáng kiến và làm cho chúng ta được thay hình đổi dạng.
Trong khi điểm quy chiếu duy nhất cho tính cách đặc biệt là ở chỗ đó, thì đối với tôi dường như đó cũng là điểm quy chiếu mang tính chất quyết định, cho dẫu bản chất của tính cách đặc biệt đó ra sao thì lại không được giải thích rõ ràng. Vì thế, điều cốt thiết đối với chúng ta là phải hiểu cho rõ đâu là bản chất của tính cách đặc biệt ấy.
Song, trước khi xem xét khía cạnh ấy, khía cạnh mang tính quyết định đối với chúng ta, chúng ta cần phải suy nghĩ về Ơn gọi trong ý nghĩa đầy đủ nhất và bao quát nhất. Trong thực tế, rất thường xuyên ý niệm Ơn gọi và những hệ luận của Ơn gọi đã không được hiểu cho thấu đáo và thậm chí không được lưu tâm hoặc bị xem thường.

ƠN GỌI NỀN TẢNG

Vượt lên trên hết bất kỳ một ơn gọi đặc biệt nào khác, đó là một ơn gọi nền tảng, ơn gọi nền tảng này nằm tại gốc rễ đời sống chúng ta và trải rộng đến mọi thọ tạo. Ấy là lời Thiên Chúa kêu gọi nên thánh, một lời kêu gọi tiếp nhận Thiên Chúa trong Đức Kitô, để nhờ Chúa Thánh Thần, cho phép chúng ta được “rập khuôn” theo Đức Kitô, ngõ hầu được tái hiệp nhất với Chúa Cha và được chia sẻ đời sống thâm sâu của chính Thiên Chúa.
Hết thảy mọi ơn gọi đặc biệt khác đều phát xuất và tùy thuộc vào ơn gọi nền tảng này.
Việc chúng ta đáp trả lại và thực hiện một cách trọn vẹn lời kêu gọi đó cho chúng ta có khả năng chu toàn các điều kiện mà đời sống hoàn thiện Kitô giáo đòi hỏi: đây là lời kêu gọi được gởi đến cho hết mọi người Kitô hữu bình thường. Ở đây, trong bối cảnh này, chắc chắn chữ bình thường không phải là một hạn từ nhằm giảm nhẹ mức độ, vì sự thánh thiệnđiều bình thường của Thiên Chúa. Do đó, nếu chúng ta muốn xoay sở để hoàn thành một cách trọn vẹn ơn gọi nền tảng của chúng ta, thì chúng ta không cần phải mất công tìm kiếm bất kỳ một sự đặc biệt nào ở đâu xa hơn nữa, để chu toàn dự phóng Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Mỗi ơn gọi đều là một lời kêu gọi bao gồm cả cái là lẫn cái làm, vì đó là những khía cạnh không thể tách rời mà là bổ túc cho nhau. Toàn thể cái là đều hàm chứa trong ơn gọi nền tảng. Còn cái làm (sứ vụ) thì từ cái là ấy mà ra và theo một nghĩa nào đó, xác định cho biết đâu là ý nghĩa của tính cách đặc biệt. (2)
Ơn gọi nền tảng, mặc lấy Đức Kitô như là mẫu mực, tương ứng với việc truất hữu đời sống cá nhân mỗi người nhằm phục vụ cho ơn cứu độ phổ quát. Điều đó có nghĩa là trở nên sở hữu của Thiên Chúa. Điều đó có nghĩa là được Thiên Chúa giao phó cho việc cứu chuộc thế giới, được Ngài sử dụng và chấp nhận chịu tiêu hao trong tiến trình cứu chuộc ấy. Chủ yếu mọi ơn gọi đều là kêu gọi cá nhân từng người một (cái là) để (phát xuất từ việc cá nhân mỗi người thưa “vâng” lên với Thiên Chúa) con người có thể được Thiên Chúa sử dụng (để làm lợi cho, cái làm) cho một mục đích nào đó. (3)
Vì thế, rõ ràng chúng ta không thể nói tới, hơn nữa không thể sống, một ơn gọi đặc biệt mà lại chẳng hiểu, chẳng chấp nhận và chẳng thể hiện cho được ơn gọi nền tảng.

Việc trở nên một Kitô hữu là căn bản để trở thành một người Phan sinh, không còn cách nào khác.

ƠN GỌI CHÚNG TA LÀ ĐẶC BIỆT, CÓ NHẤT THIẾT NHƯ VẬY KHÔNG? CẦN PHẢI LÀM SÁNG TỎ

Không nghi ngờ gì nữa, ơn gọi chúng ta là đặc biệt. Thật vậy, chúng ta không phải là anh chị em Dòng Tên, anh chị em Dòng Đa minh, anh chị em Dòng Kín, hoặc là các thành viên trong Phong trào Focolare hoặc trong bất kỳ một Phong trào nào khác.
Song ... chúng ta có chắc là cần thiết buộc chúng ta phải trở nên một điều gì khác với việc chỉ đơn giản trở nên người Kitô hữu (là người Kitô hữu) không? Phải chăng việc chỉ đơn giản là một người Kitô hữu không đem lại cho chúng ta đủ linh đạo để nên thánh, để thể hiện trọn vẹn tiềm năng của chúng ta? Hẳn là thế!
Đây là một điểm khó mà trao đổi với anh chị em giữa chúng ta là những người đã quen sống trong bối cảnh có vô số những kẻ chỉ mang “nhãn mác” tôn giáo, trong số họ cũng có chúng ta. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta thường quen nghĩ rằng: chúng ta sẽ chẳng là gì, trừ khi chúng ta thuộc về một cái gì đó!

Hầu như việc thuộc về Đức Kitô và thuộc về Giáo hội thì chưa đủ!

Chắc chắn, hết thảy mọi phong trào trong Giáo hội đều nảy sinh từ ơn Thiên Chúa linh ứng. Thiên Chúa lôi kéo các phong trào đó một cách mạnh mẽ nhờ một một lời đáp trả cũng do Ngài quan phòng cho một nhu cầu nào đó trong Giáo hội và trong thế giới.
Thật vậy, sau giai đoạn hồ hởi ban đầu, thường các phong trào lắng xuống, kết tinh lại và có thể mất đi sự tiếp xúc với hứng khởi nguyên thủy. Cuối cùng, các phong trào có thể kết thúc bằng việc sống cô lập quy chiếu về mình, tạo nên những ranh giới và thường có những sự phân biệt chi li tiểu tiết, đôi lúc lại khoe khoang những sự vượt trội không có gì là cơ sở và lấy mình làm đủ ...vv. Sau đó, sự tự do của Thần Khí đến thế chỗ, thôi thúc chúng ta cởi mở ra hướng tới mọi người và mọi thứ, thay vì chỉ tập trung vào mình, thậm chí bằng việc càng tìm cách để lại dấu ấn thực sự hoặc tự phụ về những nét đặc biệt, là những thứ trong thực tế làm cho các phong trào càng bị cô lập hơn trong những biên giới hạn hẹp. Các phong trào trở nên chia rẽ với phần còn lại, có nguy cơ bị biến thành nhóm những Pharisêu (những người thoát ly) thời nay. Đối với nhiều tu hội và các phong trào, đó thực sự là một mối nguy hoặc là một thực tế hiện nay. Chúng ta cũng như anh chị em chúng ta trong Gia đình Phan sinh không miễn nhiễm khỏi mối nguy đó.

Bằng mọi giá muốn trở nên khác, thì đấy không phải là một điều tốt đối với Giáo hội và đối với chúng ta.
Thay vào đó, điều cần thiết và cấp bách là phải khám phá lại vẻ đẹp được trở nên “người Kitô hữu” - nghĩa là chỉ đơn giản người Kitô hữu.
Trong tờ tạp chí truyền hình Ý trước đây, có người đã hỏi Thánh Philip Nêri: “Tại sao sống theo Tin Mừng lại quá khó đến thế?”. Câu đáp trả của thánh nhân bóc trần toàn bộ sự thật của vấn đề: “Bởi vì việc sống theo Tin Mừng thực đơn giản!”.
Sự phức tạp đã làm cho chúng ta bị điều kiện hóa và điều này thường hệ tại nơi cung cách chúng ta hiểu và tiếp nhận tính đơn sơ giản dị tươi đẹp của Thiên Chúa, tương tự như Phanxicô đã hiểu và đã đón nhận.

Tôi thường cảm nhận được một sự không dễ dàng nào đó, khi đọc một số cuốn sách hoặc lắng nghe những cuộc hội thảo, nhằm giải thích cho được những khác biệt sâu sa giữa chúng ta với những người khác, nhằm định nghĩa cho được “tính cách đặc biệt” của chúng ta, mà chẳng hiểu ất giáp gì. Khi xem xét lại một cách sâu sát hơn, thì tính cách đặc biệt đó lại là việc trở về sống đơn giản và chỉ một điều duy nhất ấy thôi, đây cũng là điều mà Chúa Giêsu đòi hỏi hết thảy mọi người đều phải sống, không phân biệt bất kỳ người nào.
Khi tôi hỏi thử anh chị em tôi: Chúng ta khác với các Kitô hữu khác như thế nào? Đâu là những đặc điểm của chúng ta trong tư cách là anh chị em Phan sinh? Thoạt đầu, mọi người lúng túng. Tiếp đó thường xuất hiện những câu trả lời như: sự khiêm hạ (đây là điều chúng ta thường thiếu, cho dù chúng ta đã nói quá đủ); sự nghèo khó (trong thực tế, nhiều ACE trong chúng ta đang sống nghèo, cho dù điều ấy không luôn là điều chúng ta muốn chọn); sự hèn mọn (đây là một ý niệm thường chỉ nói trên lý thuyết và đôi khi tôi nghĩ rất ít anh chị em Phan sinh vẫn còn tin vào điều này); và cứ thế còn nhiều câu trả lời khác nữa. Tiếp đến, khi tôi hỏi: Nhưng chẳng lẽ hết mọi Kitô hữu lại không sống những đức tính đó sao?, thì sự thinh lặng bao trùm.

Ơn gọi của Phanxicô đơn giản chỉ là ơn gọi trở nên người Kitô hữu. Không bao giờ ngài tìm kiếm bất cứ một cách diễn tả nào thêm nữa, ngoài việc trở nên người Kitô hữu một cách toàn diện và trọn vẹn. Cũng vậy, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng: trở nên môn đệ của Phanxicô nghĩa là chỉ đơn giảnmột việc duy nhất thôi là trở thành người Kitô hữu, như ngài đã từng sống như thế.

SUY NGHĨ VÀ THẢO LUẬN TRONG HĐĐ:

1. Hãy thảo luận về cách Anh Chị sống “ơn gọi nền tảng” của Anh Chị, với tư cách cá nhân cũng như huynh đệ đoàn.
2. Anh Chị phải diễn tả ơn gọi đặc biệt của Dòng Phan Sinh Tại Thế và của mỗi một anh chị em Phan Sinh Tại Thế như thế nào (THC điều 2 và 3)?
3. Giữa các Kitô hữu khác so với chúng ta là anh chị em Phan Sinh Tại Thế có khác nhau không? Nếu có, thì cách thức ra sao? Nếu không, thì tại sao không?

Gợi ý thêm:
1. Ơn gọi nền tảng chung cho mọi Kitô hữu là sống nên thánh (Mt 5, 48; 1P 1, 15). Theo gương sáng Chúa Giêsu và Phúc âm, cũng như theo gương Thánh Phanxicô, hiện nay cá nhân hoặc huynh đệ đoàn chúng ta có cần phải thay đổi một điều gì đó hay không, để giúp nhau có thể sống tốt hơn, trung thành hơn với ơn gọi nền tảng đó?
2. Là người PSTT luôn sống cầu tiến, chúng ta có thể rút ra những bài học nào từ những tôn giáo bạn hoặc từ các đoàn thể khác quanh chúng ta? Có bao giờ chúng ta lấy làm tự mãn hoặc mặc cảm về PSTT chúng ta không?
3. Mọi người đều được kêu gọi sống làm chứng và loan báo Tin Mừng, là một người PSTT, anh chị có thể chia sẻ cho nhau kinh nghiệm trong hoàn cảnh sống của anh chị.


Chú thích:
(1) “ ... anh chị em cố gắng trở nên chứng nhân và khí cụ thực hiện sứ mạng của Hội Thánh giữa loài người, bằng cách dùng đời sống và lời nói loan báo Đức Kitô” (Luật 6).
“Hãy loan báo Đức Giêsu, ấy là Tin Mừng hy vọng, là niềm kiêu hãnh và là toàn bộ cuộc sống của anh chị em” (Chân phước Gioan Phaolô II – Giáo hội tại Âu châu, 45).
“Mọi người đều được kêu gọi “loan báo” Đức Giêsu và đức tin của mình vào nơi Người trong mọi hoàn cảnh; “lôi kéo” những người khác đến với đức tin của mình nhờ các gương sáng trong đời sống cá nhân, gia đình, nghề nghiệp và cộng đoàn là một đời sống phản ánh Tin Mừng; “tỏa tạng” niềm vui, tình thương và niềm hy vọng, sao cho nhiều người nhìn thấy được các việc thiện chúng ta làm, mà tôn vinh Cha chúng ta, Đấng ngự trên trời (Mt 5, 16), và hãy “lướt thắng”; để trở nên “men” làm biến đổi và tạo nên niềm hứng khởi từ trong mọi biểu hiện của nền văn hóa” (Giáo hội tại Âu châu, 48).

(2) X. THC 100.3
(3) Hans Urs von Balthasar, Vocazione, Nhà xuất bản Rogate, trang 23, năm 2002.
Về Đầu Trang Go down
 
Bài Thường huấn số 7 - 2012
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bài Thường Huấn số 3-2012
» Bài Thường Huấn số 1-2012
» Bài Thường Huấn số 2-2012
» Thường huấn số 9 - 2012
» Bài Thường huấn số 4-2012

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: CHIA SẺ :: HUẤN LUYỆN-
Chuyển đến