kthoa
Tổng số bài gửi : 64 Join date : 05/04/2012
| Tiêu đề: PSTT & GTPS TẠI CHÂU MỸ Sun Sep 02, 2012 8:21 am | |
| PSTT & GTPS TẠI CHÂU MỸ (Br. Martin Pablo Bitzer, OFMConv.) Dữ liệu:Về Phan Sinh Tại Thế: tất cả đều là HĐĐ/PSTT/QG chính thức, trừ Haiti là Huynh đệ đoàn đang phát triển.
Tại Mỹ La-tinh có: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Puerto Rico, Uruguay, Venezuela (18 Huynh đệ đoàn). Tại vùng Ca-ri-bê có: Cuba, Haiti *, Puerto Rico, Cộng hòa Đôminicana (4 Huynh đệ đoàn). Quốc gia khác: Canađa, Hoa-kỳ (2 Huynh đệ đoàn).
Về Giới Trẻ Phan Sinh: Tất cả đều là HĐĐ/GTPS chính thức, trừ Uruguay và Hoa-kỳ là Huynh đệ đoàn đang phát triển.
Tại Mỹ La-tinh có: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay*, Peru, Puerto Rico, Uruguay, Venezuela (18 Huynh đệ đoàn). Tại vùng Ca-ri-bê có: Cuba, Puerto Rico, Cộng hòa Đôminicana (3 Huynh đệ đoàn). Quốc gia khác: Hoa-kỳ* (1 Huynh đệ đoàn đang phát triển)
Nhận xét:
1. Tại châu Mỹ La-tinh, trừ Uruguay ra, còn ở tất cả các quốc gia khác, khi có một HĐĐ/PSTT/QG chính thức thì cũng có một HĐĐ/GTPS/QG chính thức.
2. Tại vùng Ca-ri-bê cũng thế, trừ trường hợp Haiti, ở tất cả các quốc gia khác, cứ có 1 HĐĐ/PSTT/QG chính thức thì cũng có 1 HĐĐ/GTPS/QG chính thức.
3. Canada và Hoa-kỳ có khác. Đây là những nước rất giống các quốc gia vùng Trung và Bắc Âu. Tuy nhiên, tại Hoa-kỳ hiện nay có một HĐĐ/GTPS đang phát triển.
4. Tuy vậy, phải nói ngay là cả tại châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê, chúng ta gặp thấy một sự đa đạng về văn hóa. Cũng thế, có thể nói rằng: đồng thời các quốc gia thành viên thuộc hai vùng đó cũng có nhiều yếu tố chung. ĐGH Bênêđíctô XVI, trong diễn văn hôm 13.05.2007 (số 1) đã nói như sau: “Đức tin vào Thiên Chúa đã linh hoạt đời sống và văn hóa các quốc gia này trong hơn 5 thế kỷ. Từ sự gặp gỡ giữa niềm tin đó với các dân tộc bản xứ, đã xuất hiện một nền văn hóa Kitô giáo phong phú tại Lục địa này, được diễn tả qua nghệ thuật, âm nhạc, văn chương và trên hết là trong các truyền thống tôn giáo và trong toàn bộ cách sống của các dân tộc, được hiệp nhất lại với nhau vì các dân tộc ấy cùng chia sẻ một lịch sử và một kinh tin kính, đã làm phát sinh một sự hài hòa cơ bản vĩ đại, bất kể sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ”. Đa số các quốc gia này đều mang dấu ấn các vấn đề chung trên tầm mức chính trị, xã hội, kinh tế và tôn giáo, chẳng hạn như sự cai trị độc tài của chính phủ kéo theo những chính sách về dân chủ quá yếu kém, chủ nghĩa cận thân (clientelism), sự loại trừ trên bình diện xã hội, nạn thiên vị, việc bần cùng hóa đại bộ phận dân chúng, sự thiếu bảo vệ những người thấp cổ bé miệng nhất và những người nghèo nhất, sự vấp phạm trước cảnh tượng tài sản nằm trong tay một nhúm người, nạn khai thác nguy hiểm và bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các giáo phái giả danh ...vv. Đồng thời, xét trong viễn ảnh xã hội, giáo dục và tôn giáo, các sáng kiến liên đới đang lớn dậy ở khắp nơi đã để lại một ảnh hưởng rất tích cực.
Đại hội PSTT-GTPS châu Mỹ La-tinh lần thứ VIII
Để nắm bắt rõ lời đề nghị lên đường của Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh trong những năm tới đây như thế nào, xin anh chị em vào xem những kết luận của Đại hội Phan Sinh Tại Thế-Giới Trẻ Phan Sinh châu Mỹ La-tinh lần thứ VIII tại địa chỉ (http://congreso.ofs.org.ar) được cử hành tại Pilar (Buenos Aires – Argentina) từ ngày 22 – 27.05.2012. Ở đây, chỉ xin được giới thiệu theo kiểu phóng sự.
Trước tiên là thái độ lắng nghe hướng tới một sự dấn thân đặc biệt:
Là anh chị em Phan sinh trong Phan Sinh Tại Thế-Giới Trẻ Phan Sinh châu Mỹ La-tinh ... chúng tôi đã nghe được tiếng thét gào của dân tộc chúng tôi, chúng tôi đáp trả lại tiếng thét gào đó bằng việc chúng tôi hiện diện và dấn thân, để sao cho anh em tại châu Mỹ La-tinh có thể cảm thấy rằng: anh em không cô đơn và chúng tôi chia sẻ những cuộc đấu tranh và niềm hy vọng của anh em, ngõ hầu nhằm xây dựng một thế giới huynh đệ hơn.
Tiếp đến, anh chị em Phan Sinh Tại Thế- Giới Trẻ Phan Sinh châu Mỹ La-tinh đã lên danh sách một số gợi ý được quan tâm cách nghiêm túc:
Chúng tôi muốn để lại một dấu chỉ là việc chúng tôi hiện diện trong các Huynh đệ đoàn của chúng tôi và nỗ lực đào sâu việc thường huấn, ... yêu cầu các Trợ úy dấn thân nhiều hơn nữa ..., và cổ võ sự hiện diện cũng như sự hợp tác trong toàn thể gia đình Phan sinh.
Chúng tôi muốn để lại một dấu chỉ là việc chúng tôi hiện diện trong các gia đình và tại các huynh đệ đoàn chúng tôi, bằng cách suy tư về gia đình theo các văn kiện của Hội Thánh; phân tích xem phải nói thế nào về các vấn đề mà các người trẻ tự đặt ra cho họ liên quan tới nhiều chủ đề khác nhau; và chúng tôi dấn thân qua những sáng kiến đầy tính sáng tạo và can đảm ... (dưới đây là một số thí dụ cụ thể).
Chúng tôi muốn để lại một dấu chỉ là việc chúng tôi hiện diện trong lãnh vực truyền thông nội bộ và với những người khác ... (Sau đây là các sáng kiến trong vòng hai năm tới, nhất là Đại hội lần này cũng đã phát động được trên trang mạng).
Chúng tôi muốn để lại một dấu chỉ là việc chúng tôi hiện diện trong tư cách là Giới Trẻ Phan Sinh tại châu Mỹ La-tinh, ngồi lại với nhau như một gia đình để cầu nguyện một tháng một lần ... (dưới đây là ngày giờ và các quốc gia có liên hệ) và đưa các hành động cụ thể đi vào thực tiễn, nhằm bảo đảm cho các bạn trẻ khác cảm thấy rằng: các bạn được kêu gọi tham gia vào Dòng Phan Sinh Tại Thế và vào trong gia đình Phan sinh.
Một số hành động Phúc âm hóa sẽ được tiến hành theo thực tế cụ thể tại mỗi quốc gia và sẽ bắt đầu kể từ năm tới, để sao cho chúng ta có thể tổ chức một cách chính xác.
Chúng tôi muốn để lại một dấu chỉ là việc chúng tôi hiện diện trong thực tế tại châu Mỹ Ấn-Phi, hiệp thông với gia đình Phan sinh và làm việc với thực tế đó một cách toàn nhập. Để thực hiện việc này, chúng tôi sẽ xem xét lại các văn kiện đã từng được các Đại hội trước đây cho phổ biến cho tới hôm nay.
Chúng tôi muốn để lại một dấu chỉ là việc chúng tôi hiện diện, qua thái độ ưu tiên chọn lựa người nghèo, mà vì họ, chúng tôi sẽ dấn thân bằng cách tổ chức các buổi hội thảo về huấn luyện trong những lãnh vực lao động tay chân, kỹ thuật và dạy biết đọc biết viết ...vv, như là một sự phục vụ cụ thể cho những người đang thiếu thốn nhất tại lục địa chúng tôi.
Chúng tôi muốn để lại một dấu chỉ là việc chúng tôi hiện diện trong xã hội, bằng cách cổ võ lòng khoan dung về phía anh chị em; dẫn đưa mọi người tới chỗ lên đường hướng về Thiên Chúa và người lân cận; nỗ lực kiến tạo những không gian đầy ý nghĩa để cho mọi người tích cực tham gia; và củng cố việc thăng tiến ơn gọi vào Dòng Phan Sinh Tại Thế, nhờ công tác mục vụ giới trẻ, nhất là bằng cách đồng hành với Giới Trẻ Phan Sinh. (Koinonia, số 74, 2012 – 2. – Chiều ofm chuyển ngữ) | |
|