kthoa
Tổng số bài gửi : 64 Join date : 05/04/2012
| Tiêu đề: TÌNH HUYNH ĐỆ TRONG PHAN SINH Tue Aug 21, 2012 12:04 pm | |
| TÌNH HUYNH ĐỆ TRONG PHAN SINH Trong giáo trình Tiếng Anh lớp 11, bài đầu tiên nói về tình bạn (Friendship) và có giải thích rằng để tình bạn trở nên thân thiết và bền chặt, cả hai người bạn cần phải có một vài phẩm chất đặc biệt như tính vị tha (unselfishness), tính kiên định (constancy), lòng trung thành (loyalty), sự tin tưởng (trust) và sự cảm thông (symphathy). Trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu tình bạn hay tình bằng hữu cũng tựa như tình huynh đệ vậy. Thế thì trong 16 điều Tâm Niệm của GTPS, có điều thứ 10 đề cập đến Tình Huynh Đệ Chân Thành. Để tình huynh đệ trở nên chân thành, thiết tưởng cũng cần phải có những phẩm chất đặc biệt tương tự hoặc vượt trội hơn nhằm giúp nâng đỡ, hỗ trợ nhau cùng thăng tiến trên con đường hoàn thiện bản thân như Cha trên trời là Đấng Hoàn Thiện.
Tình huynh đệ đại đồng Dựa trên cách thức sống của người Phan Sinh Tại Thế, GTPS cũng đề cập và liên kết đến việc áp dụng tình huynh đệ trong đời sống sao cho phù hợp với tinh thần Phan Sinh. Tình huynh đệ này có khuynh hướng rộng rãi hơn so với khuôn khổ hạn hẹp trong gia đình và môi trường sinh hoạt chung quanh. Nó mang tính phổ quát và bao trùm lên toàn thể nhân loại. Vì sao ? Bởi lẽ theo giáo lý Công Giáo, mọi người đều là con Thiên Chúa vì do Chúa dựng nên, do đó cũng là anh em với nhau. Chúa Giêsu đã rao giảng và thực hành luật yêu thương cho nhân loại trong 3 năm hoạt động công khai. Chúng ta học cùng Chúa Giêsu để áp dụng luật yêu thương đó. Tình Huynh Đệ Chân Thành là cơ hội cũng là phương tiện để thực hiện luật yêu thương mà Chúa Giêsu đã dạy. Vì nó nhằm mục đích giúp cho ta biết cách yêu thương mọi người, không phân biệt giai cấp xã hội, quan điểm chính trị hoặc tín ngưỡng, sắc tộc.... Muốn làm được điều đó, trước hết phải có lòng khiêm tốn, nhân ái đón nhận mọi người, xem mỗi người như quà tặng của Thiên Chúa, vì con người mang hình ảnh của Ngài, tức là đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thực sự sống công chính và thánh thiện. Một khi có ý thức về một kiểu huynh đệ như thế, người ta sẽ dễ dàng sống vui vẻ và bình đẳng với nhau và sẵn sàng đón nhận những người thấp hèn, bất hạnh. Vì những người hèn mọn, khốn khổ ấy cũng đều được hưởng ơn cứu độ. Nên nhớ rằng Chúa Giêsu đến để cứu chuộc mọi người chứ không chỉ riêng ai. Do đó họ xứng đáng được đối xử như người được hưởng ơn cứu độ đúng với phẩm giá. (x.Luật PSTT, đ.13)
Tình huynh đệ giữa thánh Phanxicô và thánh Clara Cách đây 800 năm, tình huynh đệ này đã được thể hiện một cách êm đềm bởi Hai Vị Thánh Cả trong gia đình Phan Sinh, đó là thánh Phanxicô và thánh Clara. Khi ấy Clara đã nghe danh tiếng của Phanxicô và ao ước được mắt thấy tai nghe một người đức độ đã đem luồng gió mới canh tân Hội Thánh bằng con đường hoàn thiện và khó nghèo. Còn Phanxicô cũng cảm kích danh thơm tiếng tốt của một thiếu nữ vừa đài các vừa đạo đức, nên cũng muốn gặp gỡ chuyện trò nhằm hướng dẫn Clara đến con đường tiến đức. Hai người của Thiên Chúa đã nhiều lần trao đổi về sự chóng qua, hào nhoáng của đời sống dương thế và cuộc sống mới đích thực, vĩnh cửu không hề bị hư nát trên quê trời. Những lần gặp gỡ và chia sẻ về cảm nhận cuộc đời hoàn thiện và thánh hiến, cả hai vị thánh đã thể hiện lòng vị tha và tính kiên định một cách cụ thể. Cho và nhận bài học về tình yêu từ Thiên Chúa để rồi bền đỗ theo con đường phục vụ Chúa suốt đời. Lòng trung thành và tin tưởng dành cho nhau đã dẫn đến sự đồng cảm giữa hai vị. Thật vậy, hai vị đã hiểu biết rõ ràng con đường hèn mọn và khó nghèo mình đang theo là một con đường khó thực hiện và cũng khó được người ta chấp nhận. Vượt qua hết mọi rào cản từ phía gia đình, dự luận xã hội, kể cả đời sống vật chất xa hoa, hai vị có cùng một ý hướng muốn hiến dâng đời mình cho Chúa bằng cách trung kiên theo lối sống đơn hèn, nghèo khó. Tình huynh đệ của hai vị đã góp phần làm sáng danh nước Thiên Chúa và tỏa hương đến ngày nay. Chúng ta thấy đến nỗi ĐGH Bênêđictô XVI đã đề cập trong thư gửi đến Đức cha Domenico Sorrentino, Giám mục giáo phận Assisi nhân Lễ Lá 2012, kỷ niệm 800 năm sự kiện trọng đại diễn ra tại Assisi trong cuộc đời thánh Clara: “Trong ý nghĩa sâu xa nhất, cuộc trở về của thánh Clara là cuộc trở về của tình yêu. Thánh nữ sẽ không còn dùng y phục trang nhã nhất của giới quý tộ cAssisi, nhưng mặc lấy vẻ đẹp tinh tế của tâm hồn tận hiến để ngợi khen Chúa và hiến dâng chính mình. Trong không gian nhỏ hẹp của đan viện San Damiano, dưới mái trường Chúa Giêsu Thánh Thể, ngày qua ngày, đã phát triển một tình huynh đệ được đặt dưới sự dẫn dắt của tình yêu Thiên Chúa, sự chuyên chăm cầu nguyện và thờ phượng. Chính trong khung cảnh của niềm tin sâu xa và đậm ý nghĩa nhân văn đó, thánh Clara đã diễn tả một cách rõ ràng lý tưởng Phan Sinh, khi tha thiết xin được đặc ân sống nghèo, từ bỏ mọi của cải dù là của cộng đoàn, khiến Đức giáo hoàng phải lưỡng lự cân nhắc rất lâu, cuối cùng ngài phải nhường bước trước sự thánh thiện anh hùng của thánh nữ.” ĐGH cũng ghi nhận rằng: “Tiểu sử thánh Clara và thánh Phanxicô là một lời mời gọi suy tư về ý nghĩa cuộc sống và tìm kiếm nơi Thiên Chúa bí quyết niềm vui chân thực. Đó là một bằng chứng cụ thể cho thấy ai chu toàn thánh ý Chúa và tín thác nơi Chúa chẳng những không mất mát gì cả, nhưng tìm được kho tàng đích thực có khả năng mang lại ý nghĩa cho mọi sự”. Tình huynh đệ trong Giới Trẻ Phan Sinh Trong bài học về Phan Sinh đăng trong báo Vui Tiến tháng 4/2007, Tình Huynh Đệ Chân Thành theo cách thức của tinh thần Phan Sinh là không tách rời với nghĩa Hèn Mọn. Phải có lý do khiến thánh Phanxicô viết trong Bản Luật không sắc dụ: "Không ai được mang danh là bề trên (prior), nhưng tất cả hãy cùng mang danh là anh em hèn mọn" (6,3). Chắc chắn Phanxicô đã nghe theo lời Chúa phán: “Ta đến không phải để được phục vụ…(Mt20,28). Nghĩa hèn mọn dạy tinh thần phục vụ vì tình yêu thương. Có yêu thương thật lòng mới thể hiện được tình huynh đệ. Đó cũng là chất keo kết dính và cũng là động lực mạnh mẽ để tạo nên mộ thuynh đệ đoàn hay một cộng đoàn. Trong thời buổi này, liệu giới trẻ có hội đủ những phẩm chất cao quí để duy trì tình huynh đệ một cách chân thành không ? Chúng ta có những mẫu gương tuyệt vời để học hỏi và thực hành qua cuộc đời của hai vị. -Chúng ta có thể bắt chước hai vị thánh chia sẻ những gì mình có cho mọi người cả vật chất lẫn tinh thần để thể hiện lòng vị tha không ? Có thể chứ. Nếu trong huynh đệ đoàn (HĐĐ) chúng ta biết quan tâm đến nhau để chia sẻ những lợi ích, niềm vui, nỗi buồn, những thăng trầm trong cuộc sống. Nếu chúng ta biết cho đi cũng bằng hoặc hơn với những gì đã nhận được. Hai vị thánh hồi xưa không ích kỷ và khép kín. Hai vị đã trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm sống khó nghèo, cách cư xử với anh em, cũng như kinh nghiệm về suy niệm, thờ phượng, yêu mến dành cho Chúa để cùng nhau thực hiện ước mơ hiến thánh. Ngoài ra, hai vị còn truyền đạt kinh nghiệm sống của mình cho các đệ tử thời ấy, cho hậu duệ đời sau; để giờ đây, Giáo hội có được Dòng Nhất, Dòng Nhì và Dòng PSTT và rất nhiều những nhánh Phan Sinh khác trên thế giới. - Chúng ta có thể bắt chước hai vị thánh thể hiện tính kiên định được không ? Được chứ, nếu một khi đã gắn chặt vào HĐĐ GTPS rồi, chúng ta đừng mau chóng chán nản, có ý định muốn bỏ hoặc rời bỏ GTPS mà vào một đoàn thể khác dễ hơn và vui hơn. Hãy bền vững với những gì mình đoan hứa. -Chúng ta có thể bắt chước lòng trung thành của hai vị thánh không ? Dĩ nhiên là được, nếu chúng ta hiểu nhau, không nghi ngờ, không đố kỵ nhau qua quá trình làm việc chung trong HĐĐ; nếu chúng ta không nghe theo những lời dèm pha, xu nịnh, nói xấu để rồi lên án hoặc tẩy chay hoặc làm tổn thương đến người cộng sự, người cùng chí hướng với mình, thậm chí loại trừ nhau. -Chúng ta có thể bắt chước hai vị thánh về lòng tin tưởng không ? Chúng ta còn phải học nhiều nơi hai vị về niềm tin tuyệt đối dành cho Chúa cũng như lòng tin tưởng dành cho nhau. Chúng ta có thể giữ vững niềm tin nếu biết suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống đời này và đời sau, đồng thời biết tìm bí quyết niềm vui và hạnh phúc đích thực nơi Thiên Chúa qua cách thức mình phục vụ và đối xử với nhau. Thời nay có vô số thứ quyến rũ, đang ra sức cám dỗ, mê hoặc người trẻ, lôi kéo họ tha hồ làm mọi điều mình thích. Nhưng cũng có nhiều điều không làm toại nguyện họ và họ lại tìm đến thứ hạnh phúc giả tạo như ma túy, tình dục buông thả. Chúng ta có sẵn sàng để làm điểm tựa, là niềm hi vọng cho người anh em mình đang gặp cơn khốn khó, suy sụp hay thất bại không ? Có đủ tín nhiệm để người anh em của mình giải bày niềm riêng hoặc sẵn lòng nâng đỡ, hỗ trợ, giúp bạn vượt qua cơn khó khăn không? Hoặc ngược lại, nếu gặp khốn đốn, chúng ta có tin tưởng và tìm đến nguồn trợ lực là Thiên Chúa, hoặc người anh em cùng trong HĐĐ để qua cảnh đau khổ, ngặt nghèo không? Nếu chúng ta có lòng tin lẫn nhau thì đây là cơ hội để thể hiệnTình Huynh Đệ Chân Thành. -Chúng ta có thể học gì ở hai vị thánh về sự đồng cảm? Chúng ta thấy rằng hai vị có cùng mục tiêu, niềm vui, ước muốn của đời mình là dâng hiến đời sống riêng để phục vụ nước Chúa. Sự đồng cảm ấy đã là động lực để hoàn thành các điều ấy. Trong HĐĐ hay cộng đoàn, điều dễ gây bất hòa nhất là việc chứng tỏ quyền lực. Việc này làm cản trở đức vâng lời. Chúa Giêsu khi xưa là mẫu mực về sự tuân phục và yêu thương. Lời dạy của thánh Phanxicô dành cho mọi cấp bậc (anh em đừng làm hại hoặc nói xấu lẫn nhau), trái lại nhờ "đức mến do bởi Thần khí",anh em hãy sẵn sàng phục vụ và vâng lời lẫn nhau. Đó chính là sự vâng phục chân thật và thánh thiện của Đức Giêsu Kitô"(Lksc 5).3 Sự đồng cảm bảo đảm cho HĐĐ phát huy tình huynh đệ. Nơi đó không có kẻ trên người dưới, mà là một nhóm người yêu thương thật sự và chân thành giúp nhau nên hoàn thiện.
Elisabeth Thu Vang (08/2012) CÂU HỎI THẢO LUẬN1/ Theo bạn, phẩm chất nào dễ thể hiện tình huynh đệ nhất.Vì sao? 2/ Tình huynh đệ của thánh Phanxicô và thánh Clara dựa trên phẩm chất nào? 3/ Tình huynh đệ được thể hiện trong HĐĐ của bạn như thế nào? Điều gì cần củng cố? | |
|