Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmLinh đạo Phan sinh Th_thong-tin-1Linh đạo Phan sinh Th_gioi-tre-1Linh đạo Phan sinh Th_chia-se-1Linh đạo Phan sinh Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Linh đạo Phan sinh

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Linh đạo Phan sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Linh đạo Phan sinh   Linh đạo Phan sinh EmptyFri Jul 06, 2012 3:25 am

LINH ĐẠO PHAN SINH
Fr. Campion Murray OFM


Linh đạo Phan sinh Images?q=tbn:ANd9GcTg_CYqBvL2TD6u1fj4fg_HQwjptwPxUQWIs3V85_-qUwXqlL9dTprkzhtJpQ

1. Linh đạo là gì?

Những suy tư sau đây nhằm mục đích cống hiến ít nhiều hiểu biết về linh đạo của Thánh Phanxicô Átxidi. Đương nhiên là mỗi vị thánh đều khác nhau, chẳng hạn như trong Tân Ước, rõ ràng tính cách và lối sống của Thánh Phêrô rất khác biệt so với Thánh Phaolô. Chúng ta có thể nói rằng: các ngài có những đường lối sống đạo khác nhau. Vậy, chữ “linh đạo” muốn nói gì? Linh đạo là cách thức một con người bị Chúa thu hút và anh ấy hoặc chị ấy triển khai cách thức Chúa đã thu hút mình trở nên một lối sống. Nơi Thánh Phaolô, rõ ràng ảnh hưởng nổi trội trong cuộc đời ngài là thị kiến được nhìn thấy Chúa trên Đường Đamát. Khi ngài cùng với binh lính của mình lên đường để đi bách hại các Kitô hữu, thì Chúa đã hiện ra với ngài và nói: “Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ ta?” (Cv 9, 4). Phaolô đã bị đánh động mãnh liệt bởi ý nghĩ là Chúa tự đồng hóa Người với các Kitô hữu. Tấn công một Kitô hữu có nghĩa là tấn công Đức Kitô. Trong lời rao giảng và trong suy tư, Phaolô thường quay về lại với tư tưởng đó. Ngài đã triển khai một nền thần học và linh đạo dựa trên kinh nghiệm của ngài về các Kitô hữu là thân thể Đức Kitô và ngài đã nói trong 1Cr 12, 27: “Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận”. Trong cuộc đời Phanxicô, có chăng một kinh nghiệm đã định hình cách thức ngài suy nghĩ về Chúa? Chắc chắn là có, rõ ràng là khi chúng ta đọc Di chúc của ngài. Trước khi qua đời, thánh nhân đã nhắc lại cái biến cố như thể đã định hình cho đời sống của ngài là việc ngài gặp gỡ một người phung cùi. Ngài đã diễn tả biến cố đó không lâu trước lúc qua đời và trong suy tư tiếp theo đây, chúng ta sẽ thấy biến cố đó đã ảnh hưởng như thế nào tới Phanxicô.

2. Gặp gỡ người phung

Trong Di chúc của ngài, Phanxicô phát biểu rằng: việc nhìn thấy những người phung làm cho ngài cảm thấy ghê tởm. Nhưng một ngày nọ, khi đang dong duổi bên ngoài thành Átxidi, ngài đã gặp một người phung đang đi trên đường. Đối mặt với người phung, Phanxicô đã cảm nghiệm một thách đố của ân sủng. Ngài nhận ra rằng: mình phản ứng với người phung thế nào thì mình cũng phản ứng với chính Đức Kitô thể ấy, vì nơi người phung, ngài cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa. Kinh nghiệm của ngài tương tự kinh nghiệm của Thánh Phaolô trên Đường Đamát. Phanxicô có thể dễ dàng chào đón người phung, có lẽ tặng anh ta tiền và cầu mong cho anh ta khỏe mạnh là được rồi, mà thậm chí chẳng cần phải xuống ngựa. Nhưng Phanxicô cảm thấy làm như vậy là chưa đủ. Thay vào đó, ngài đã xuống khỏi lưng ngựa và ôm hôn người phung. Trong Di chúc của mình, Phanxicô đã nói về biến cố này như sau: “Điều trước kia đối với tôi là ghê tởm đã trở thành ngọt ngào cho tôi trong tâm hồn cũng như ngoài thể xác. Sau đó, tôi chờ đợi ít lâu và ra khỏi thế gian”. Để lượng giá cho được ý nghĩa của biến cố này, chúng ta phải nhớ rằng: Phanxicô là một người trẻ, một công dân có học tại Átxidi. Thân phụ ngài là một nhà buôn vải và Phanxicô đã từng chu du với thân phụ mình qua Pháp để mua bán vải vóc. Ngài nuôi tham vọng công danh và được giới trẻ Átxidi suy tôn. Chúng ta có thể đoán chừng: vì thân phụ ngài là một nhà buôn vải, nên Phanxicô cũng áo quần sang trọng. Thực sự, một người phung hẳn trái ngược lại với Phanxicô. Người phung là một kẻ không có một chỗ đứng trong xã hội, không được phép đi vào thành phố và tham vọng của anh ta hoặc của cô ta hoàn toàn bị ngáng trở vì bệnh tật. Thật vậy, chính nơi người phung mà Phanxicô đã cảm nghiệm được Chúa và kinh nghiệm ấy đã tạo một ảnh hưởng lớn lao trên cuộc đời ngài. Trong phần suy tư tiếp theo, chúng ta có thể thấy kinh nghiệm đó đã trở thành căn bản linh đạo của Phanxicô như thế nào.

3. Một linh đạo nghèo khó

Những ý nghĩ nào đã xuyên qua tâm trí Phanxicô, khi ngài nhớ lại cuộc gặp gỡ giữa ngài với người phung? Thứ nhứt, ngài cảm thấy vô cùng bối rối. Nơi người phung, ngài đã cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa là Đấng vô tội, Đấng toàn thiện và là Thiên Chúa. Thật vậy, nơi người phung, Chúa dã mặc lấy vẻ bên ngoài xấu xí, dị dạng và bị xua đuổi. Đàng khác, Phanxicô cũng bối rối trước việc ngài, một con người tội lỗi, lại ăn mặc bảnh bao, được tôn trọng, được tôn vinh và nhiều tham vọng. Phải chăng ngài không nên sống và ăn vận cách nào đó, để phản ánh rõ hơn cái tâm trạng mà ngài đã cảm nhận được khi đối diện với người phung? Sau nữa, Phanxicô muốn nói rằng: Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta như thế nào thì cũng chỉ thế thôi không hơn. Bằng cách đó, Phanxicô bắt đầu suy diễn cuộc gặp gỡ giữa ngài với người phung thành một lý tưởng hoặc một linh đạo về nghèo khó. Thứ hai, ngài nhận ra rằng: kể từ khi Chúa gặp gỡ ngài trong hình ảnh một con người mắc bệnh phung, thì rõ ràng là Chúa đã không gán bất cứ tầm quan trọng nào cho một người, chỉ vì cái địa vị của người ấy có trong xã hội. Trong xã hội, người phung chẳng có một vị trí nào và người ấy không được phép đi vào thành phố. Phanxicô là một công dân trẻ nổi tiếng trong thành Átxidi, với một tương lai thực hấp dẫn trước mắt. Phanxicô bắt đầu cảm thấy rằng: ngài phải sống như một con người không quan trọng đối với xã hội và vì thế, ngài đã từ bỏ địa vị xã hội của mình và lấy một bước thứ hai là hướng đến việc sống một đời nghèo khó. Thứ ba, Phanxicô đã tìm thấy đâu mới là nơi ngài sẽ gặp được vị ngọt ngào đích thực trong đời sống: “Điều trước kia đối với tôi là ghê tởm đã trở thành ngọt ngào cho tôi trong tâm hồn cũng như ngoài thể xác”. Cùng với Thánh Phaolô, Phanxicô đã học để nhìn thấy mọi sự đều là mất mát, vì giá trị trổi vượt là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi (Pl 3, Cool. Đây là bước thứ ba để Phanxicô hướng tới Bà Chúa Nghèo.

(Pax et Bonum – Chiều ofm chuyển ngữ)
Về Đầu Trang Go down
 
Linh đạo Phan sinh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THƯƠNG LẮM PHAN SINH ƠI
» Gia đình Phan sinh
» THƯ GỞI GIỚI TRẺ PHAN SINH 10-2012
» NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN
» TUYÊN KHẤN LUẬT DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: PHAN SINH TẠI THẾ :: LINH ĐẠO-
Chuyển đến