Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmNHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN Th_thong-tin-1NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN Th_gioi-tre-1NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN Th_chia-se-1NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN

Go down 
Tác giảThông điệp
kthoa




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 05/04/2012

NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN   NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN EmptySat Jun 02, 2012 7:19 am

NHỮNG PHẨM CHẤT
CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN

De Emanuela Nunzio

NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN Images?q=tbn:ANd9GcR3dmiWfBAnJ6m19JAhnLtU7nHN8Ekfh26dNMKL1ifupVCqyysz0g
Suy nghĩ về những ơn ban mà các người lãnh đạo phải có, để “linh hoạt và hướng dẫn” các huynh đệ đoàn, chúng tôi nhận thấy rằng: điều cần thiết là họ cũng phải trau dồi những phẩm chất khác nữa.

Phẩm chất thứ nhất và có lẽ quan trọng nhất, đó là tính quả quyết, dũng cảm trong điều mình xác tín và có ý chí để thực hiện. Trong con người chúng ta, tình cảm thì yếu ớt, tính khí thì dễ thay đổi: một buổi sáng, khi thức dậy, chúng ta cảm thấy hồ hởi, nhưng lúc khác thì lại rầu rĩ. Khi thành công thì phấn khởi, nhưng lúc gặp trở ngại lại đâm ra chán ngán. Bất cứ ai có trách nhiệm hướng dẫn người khác phải có khả năng kiểm soát những nỗi hoài nghi và tâm trạng bất an đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, người ấy cũng không được nản chí. Người ấy không bao giờ để cho sự buồn chán và nỗi sợ hãi làm cho mình bị khuất phục, chỉ tập trung làm thế nào để vượt thắng và giúp người khác cũng thắng vượt cho được những buồn chán và sợ hãi đó.

Phẩm chất cốt yếu thứ hai là vì việc lãnh đạo huynh đệ đoàn không bao giờ là công việc của một cá nhân, nhưng là của một nhóm. Chính huynh đệ đoàn được thành lập bởi nhiều con người, với những hoàn cảnh bản thân và gia đình rất khác biệt và mức độ xác tín dấn thân vào đời sống tông đồ và huynh đệ cũng khác biệt. Những sáng kiến chúng ta đề ra liên hệ tới các anh chị em đó, làm xáo trộn chương trình của họ, mở ra những viễn tượng mới và những nỗi lo lắng trong tâm trí họ. Con người thường sợ cái mới và cái chưa biết!

Một linh hoạt viên phải có khả năng chịu đựng sự hoài nghi và sợ hãi, và đôi khi cả tâm lý thất bại về phía những người chung quanh và những người mình xin họ giúp đỡ và cộng tác. Người ấy sẽ được nghe nói sáng kiến đã đề ra là bất khả thi, đường lối đã chỉ dẫn là không thực tiễn. Người ấy được khuyên là hãy từ bỏ hoặc ít nữa là triển hạn. Theo nghĩa đen, để trở thành một linh hoạt viên, người ấy phải có khả năng, bằng lý luận của mình, chứng minh rằng có thể vượt qua được những sự chống đối. Và tiếp đến là: trấn an, khuyến khích và lôi kéo kẻ do dự, với nhiệt huyết của một người xác tín sâu sa rằng: có bán đi mọi thứ để chiếm cho bằng được “kho tàng chôn dấu” thì cũng đáng.

Phẩm chất thứ ba, thoạt nhìn có vẻ tương phản với hai phẩm chất kia, đó là sự mềm dẻo, uyển chuyển. Điều quan trọng là phải ghi nhớ mục đích tổng quát, dự án căn bản. Nhưng các phương tiện và cách thức đạt tới mục đích phải thay đổi bao lâu mà tình hình đang còn tiến triển. Nếu công việc tỏ ra quá nặng nề, thì thu bớt dự án lại. Nếu dự án thực hiện quá lớn, thì nên tìm kiếm thêm các cộng tác viên bên ngoài, các đồng minh. Nếu không thể đạt được tất cả các mục tiêu, thì phải tạo ra những cơ hội khác. Nếu chi phí quá cao, thì phải tìm kiếm các phương tiện tài trợ khác.

Khi quan hệ với những cộng tác viên cũng cần phải uyển chuyển. Không phải tất cả mọi người đều kiên trì từ lúc bắt đầu cho tới khi đạt được mục tiêu. Linh hoạt viên phải sẵn sàng khích lệ và giúp họ kiên nhẫn, nhưng nửa chừng cũng có thể thay thế họ bằng những người khác.

Phẩm chất thứ bốn là khả năng hiểu được người khác – những phẩm chất và tiềm năng của họ, nhưng cũng những giới hạn và điểm yếu của họ. Chú ý đừng để những dáng vẻ bên ngoài làm cho mình bị mê hoặc như: ăn nói lưu loát, dễ sôi nổi, trực giác tốt. Tuy nhiên, thường những người thinh lặng và khiêm tốn mới phục vụ cống hiến liên tục, bền bỉ dấn thân và cộng tác một cách xác tín.

Nói cách khác, điều cần thiết là phải sử dụng đúng người, đúng việc và đúng thời điểm, yêu cầu mỗi một anh chị làm những gì người ấy có thể làm mà không đòi hỏi hơn. Tránh để cho bất cứ người nào có cảm tưởng là mình độc quyền hoặc bị gạt ra bên ngoài.

(Cf. CIOFS Bulletin số 3. 1997 – Chiều ofm chuyển ngữ)

Về Đầu Trang Go down
 
NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT LINH HOẠT VIÊN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Linh hoạt viên HĐĐ
» Linh đạo Phan sinh
» Ai tín: Lm Antôn Phạm Đình Phùng
» Ai tín: Linh mục Martinô Trần Văn Đoàn
» Những giọt nước mắt sám hối

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: PHAN SINH TẠI THẾ :: LINH ĐẠO-
Chuyển đến