Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmPSTT & GTPS tại châu Phi Th_thong-tin-1PSTT & GTPS tại châu Phi Th_gioi-tre-1PSTT & GTPS tại châu Phi Th_chia-se-1PSTT & GTPS tại châu Phi Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 PSTT & GTPS tại châu Phi

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

PSTT & GTPS tại châu Phi Empty
Bài gửiTiêu đề: PSTT & GTPS tại châu Phi   PSTT & GTPS tại châu Phi EmptyWed May 30, 2012 9:55 am

PHAN SINH TẠI THẾ & GIỚI TRẺ PHAN SINH
TẠI CHÂU PHI

Br. Amanuel Mesgun Temelso, OFMCap
PSTT & GTPS tại châu Phi 6a00d83451c73369e2015436b7dcbe970c-pi

Giáo hội Công giáo và Tình hình xã hội-chính trị châu Phi

Châu Phi được Phúc âm hóa qua 3 giai đoạn: giai đoạn Phúc âm hóa đầu tiên trải dài từ thế kỷ I cho tới lúc đạo Hồi xuất hiện tại đây, giai đoạn hai vào khoảng giữa thế kỷ XV và XVI, và giai đoạn ba là giai đoạn Tin mừng được loan báo một cách có hệ thống vào thế kỷ XIX.

Thượng Hội đồng Giám mục châu Phi được cử hành vào tháng 04.1994 là một dấu chỉ cho thấy cội nguồn và sự trưởng thành của Giáo hội Công giáo tại vùng đất châu Phi. Thật vậy, trong Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Phi (Ecclesia in Africa), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên bố: “Hầu như trải qua hơn 2 thế kỷ, con số anh chị em Công giáo tại châu Phi đã phát triển một cách nhanh chóng, tự bản chất thực sự đó là một thành tựu không hề dựa trên bất kỳ một tiêu chuẩn nào. Đặc biệt, điều khẳng định là Giáo hội tại lục địa đã được củng cố, qua các yếu tố chẳng hạn như sự gia tăng nhanh nhạy số các giáo phận, sự tăng trưởng nơi hàng giáo sĩ tại địa phương, nơi các chủng sinh và các ứng sinh trong các Tu hội Đời sống Thánh hiến, sự trải rộng liên tục mạng lưới các giáo lý viên, điều mà tất cả mọi người đều biết là sự đóng góp của họ đã giúp cho Tin Mừng được rao giảng giữa dân tộc châu Phi. Cuối cùng, sự kiện nền tảng quan trọng là con số các Giám mục gốc bản địa, những người hiện nay đang thiết lập nên hàng Giáo phẩm tại lục địa, đang tăng cao tính theo phần trăm ... Cho dù anh chị em Công giáo chỉ đạt 14% so với dân số châu Phi, nhưng các cơ sở Công giáo trong lãnh vực sức khỏe lại đạt tới 17% so với hết thảy các cơ sở chăm lo sức khỏe trên khắp lục địa”. (Apostolic Exhortation Ecclesia in Africa, # 38).

Các Nghị phụ trong Thượng Hội đồng vào lúc ấy đã không che dấu, nhưng cho thấy thực tế một châu Phi đang đầy dẫy các vấn đề, vì hầu như toàn bộ các quốc gia đều ở trong tình trạng nghèo xơ xác, sự quản lý tồi tệ một cách thảm thương các nguồn tài nguyên khan hiếm, sự bất ổn trên bình diện chính trị và tình trạng xã hội mất phương hướng. Trước ngưỡng cửa năm 2000 tại châu Phi, theo những cuộc phân tích của các Nghị phụ Thượng Hội đồng, thì Kinh Thánh được sánh ví với hình ảnh một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô bị sa vào tay kẻ cướp và bị vứt bỏ thừa chết thiếu sống bên vệ đường.

Vào năm 2012, tình hình xã hội-chính trị dường như vẫn không được cải tiến, nhưng châu Phi vẫn là một lục địa của niềm hy vọng, vì châu Phi có một sự đa dạng lớn lao về các giá trị văn hóa và các phẩm chất vô giá về nhân văn, đó là những giá trị có thể cống hiến cho Giáo hội và cho nhân loại, chẳng hạn như một cảm thức sâu sa về tôn giáo, cảm thức về sự thiêng thánh, niềm xác tín vào sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng Sáng tạo và về một thế giới tâm linh, tình yêu gia đình, sự sống và trẻ em, sự kính trọng dành cho tình liên đới và cho đời sống cộng đồng cũng như đối với thiên nhiên.

Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, trong tông huấn hậu Thượng Hội đồng Africae Munus của ngài, một tông huấn hoàn toàn bám sát vào bối cảnh, cho dẫu ngài không im tiếng trước nhiều thách đố bi thảm mà châu Phi đang phải đối mặt trên nhiều lãnh vực (như về sức khỏe, chính trị, kinh tế, sinh thái, xã hội), song, ngài vẫn diễn tả một niềm tin tưởng sâu sa vào khả năng của anh chị em châu Phi: “Tâm hồn châu Phi là một kho tàng quý giá, nơi đó tôi thấy được một "lá phổi” tâm linh mênh mông đang hô hấp vì nhân loại, một nhân loại đang trong cơn khủng hoảng đức tin và hy vọng, nhờ sự phong phú vĩ đại và những nhu cầu về tâm linh của nhân loại nơi các con cái của châu Phi, nhờ nền văn hóa đầy màu sắc và mảnh đất của châu Phi, cũng như lớp đất vùi sâu bên dưới của châu Phi với những nguồn tài nguyên khổng lồ”. (http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20111119_africae-munus_en.html)

PSTT VÀ GTPS TẠI CHÂU PHI
THEO NHÓM NGÔN NGỮ

Điều rất quan trọng là phải ý thức tới tình hình xã hội-chính trị tại châu Phi, phải hiểu biết một cách sâu sa tình trạng hiện nay của Dòng Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi, vì chính trong hoàn cảnh Giáo hội và xã hội-chính trị đó, mà Dòng Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi đang tìm cách sống và làm chứng cho linh đạo Phan Sinh Tại Thế. Châu Phi dưới sự điều hành của Dòng PSTT được phân chia thành: châu Phi sử dụng tiếng Anh, châu Phi sử dụng tiếng Pháp và châu Phi nói tiếng Bồ-đào-nha. Do đó, việc cử đại diện vào trong Ban Chấp hành Dòng Phan Sinh Tại Thế được thực hiện bởi các vị đại diện thuộc 3 nhóm ngôn ngữ là: tiếng Anh, tiếng pháp và tiếng Bồ-đào-nha.

HĐĐ Chính thức = 12 HĐĐ đang phát triển = 18

PSTT châu Phi nói tiếng Bồ-đào-nha
1. Angola 1. Mozambique
2. Cape Verde
3. Guinea Bissau

PSTT châu Phi nói tiếng Pháp
2. Central African Republic
3. Chad
4. R. D. Congo (DRC)
5. Mauritius Islands
6. Madagascar 4. Benin
5. Burundi
6. Burkina Faso
7. Cameroon
8. Côte d'Ivoire
9. Congo Brazzaville
10. Rwanda
11. Togo


PSTT châu Phi nói tiếng Anh
7. Kenya
8. Malawi
9. South Africa
10. Tanzania
11. Zambia
12. Zimbabwe 12. Egypt
13. Eritrea
14. Ethiopia
15. Lesotho
16. Namibia
17. Nigeria
18. Uganda


Tôi nghĩ, lịch sử Dòng Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi cũng đã lâu đời giống như lịch sử sự hiện diện của Phan sinh tại châu Phi. Nói chung, Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi không chăm sóc hoặc đứng ra thành lập Giới Trẻ Phan Sinh. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do thiếu sự tổ chức dựa trên các cơ cấu mới của Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh. Đa số các Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế Quốc Gia tại châu Phi vẫn chưa đón nhận cách cấu trúc và tổ chức mới của Dòng Phan Sinh Tại Thế, mà các bản văn pháp quy phản ánh về Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh. Quan sát bảng thống kê của Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi, chúng ta thấy rằng: có nhiều huynh đệ đoàn đang phát triển hơn là các huynh đệ đoàn chính thức đã được thiết lập đúng theo giáo luật. Do đó, một cách tổng quát, đối với Dòng Phan Sinh Tại Thế, chỉ có thể nói như Giáo hội: “Châu Phi vẫn luôn là một lục địa của hy vọng”.

PSTT châu Phi nói tiếng Bồ-đào-nha

Dường như sự hiện diện của anh chị em Phan Sinh Tại Thế châu Phi nói tiếng Bồ-đào-nha là lâu đời nhất, vì việc loan báo Tin Mừng tại các quốc gia châu Phi sử dụng tiếng Bồ-đào-nha là từ thế kỷ XV hoặc thế kỷ XVI. Dường như tại các quốc gia như Angola, Mozambique, Guinea Bissau và Cape Verde, sự hiện diện của Dòng Phan Sinh Tại Thế đã kéo dài qua nhiều thế kỷ. Dòng Phan Sinh Tại Thế thuộc châu Phi nói tiếng Bồ-đào-nha, vào thời điểm này là đông nhất, có khoảng 16.000 thành viên. Cho dù chỉ giới hạn tại một ít quốc gia (4 nước), nhưng xem ra lại phát triển mạnh mẽ và cao nhất.

HĐĐ Chính thức = 1 HĐĐ đang phát triển = 3
1. Angola 1. Guinea Bissau
2. Mozambique
3. Cape Verde


PSTT châu Phi nói tiếng Pháp

Sự hiện diện của Dòng Phan Sinh Tại Thế tại các quốc gia nói tiếng Pháp, chẳng hạn như tại Benin, Togo, Burkina Faso, Bờ Biển Ngà, Cameroon (Tây Phi), Burundi và Rwanda, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Congo Brazzaville, DRC Congo (Trung Phi), Madagascar và Mauritius Islands (Đảo quốc châu Phi), bắt đầu với giai đoạn loan báo Tin Mừng lần thứ ba tại châu Phi từ thế kỷ XIX. Anh chị em PSTT nói tiếng Pháp tại châu Phi có khoảng 4.000 người.

Liên quan tới trình hình chung của Dòng Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi và nhất là tình hình hiện nay của khu vực Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi, trong bản báo cáo trước đây cho Tu nghị tại Brazil, Tổng Phục vụ đã nói: “Chúng tôi quan tâm một cách sâu sa tới tình hình Huynh đệ đoàn chính thức và đang phát triển tại châu Phi, nhất là tại vùng nói tiếng Pháp, là nơi hoàn toàn thiếu hẳn các nguồn tài nguyên, hầu như đang làm cho nhiều huynh đệ đoàn không thể nào phát triển một cách thích hợp được. Một thách đố quan trọng khác nữa là làm sao cho tình liên đới giữa chúng ta được trải rộng đến với Dòng nằm trong khu vực, mà ở đó các anh chị em chúng ta hoàn toàn sống cơ cực, đang khi đó tại phương tây, dẫu cho nền kinh tế bị khủng hoảng, nhiều anh chị em chúng ta vẫn sống dư đầy một cách nào đó, lại phàn nàn, khi chúng tôi xin anh chị em mỗi tháng giúp cho Dòng 10 đồng euro”.

HĐĐ Chính thức = 5 HĐĐ đang Phát triển = 8
1. Chad 1. Benin
2. Mauritius Islands 2. Burkina Faso
3. Madagascar 3. Burundi
4. R. D. Congo (DRC) 4. Cameroon
5. Central Africa 5. Côte d'Ivoire
6. Congo Brazzaville
7. Rwanda
8. Togo

PSTT châu Phi nói tiếng Anh

Công cuộc loan báo Tin Mừng nơi các quốc gia nói tiếng Anh tại châu Phi thì mới gần đây thôi, trừ ra tại Egypt, Ethiopia and Eritrea. Anh chị em Phan Sinh Tại Thế nói tiếng Anh tập trung tại vùng Đông Phi (Egypt, Eritrea, Ethiopia, Kenya, Uganda), vùng Tây Phi (Nigeria) và tại vùng Nam Phi (Nam Phi, Lesotho, Malawi, Zambia, và Zimbabwe). Anh chị em Phan Sinh Tại Thế nói tiếng Anh có khoảng 10.000 thành viên. Phan Sinh Tại Thế nói tiếng Anh tại châu Phi xem ra hoạt động hơn, vì trong những năm gần đây, anh chị em đã điều hành việc tổ chức và đã quy tụ lại được với nhau 5 lần. Đại hội đầu tiên và cuối cùng đã được tiến hành tại Zambia vào tháng 06 năm ngoái.
HĐĐ Chính thức = 6 HĐĐ đang Phát triển = 7
1. Kenya 1. Egypt
2. Malawi 2. Eritrea
3. Nam Phi 3. Ethiopia
4. Tanzania 4. Lesotho
5. Zambia 5. Namibia
6. Zimbabwe 6. Nigeria
7. Uganda

DỰ PHÓNG CHÂU PHI

Để tới gần được với anh chị em Tại Thế châu Phi và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc linh hoạt Dòng Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi, Ban Chấp hành Quốc tế Dòng Phan Sinh Tại Thế đã sáng kiến “Dự Phóng Châu Phi” trong cuộc họp thường niên đầu tiên của Ban Chấp hành vào năm 2010.

Tại cuộc họp đó, Ban Chấp hành Quốc tế Dòng Phan Sinh Tại Thế đã quyết định: “Thành lập nhóm hành động để phối hợp làm việc trong một dự phóng đặc biệt. Các anh chị gồm có: Anh Doug (người phối hợp hành động), các Chị Michèle, Lucy và Anh Amanuel sẽ là những thành viên trong nhóm. Giai đoạn đầu của dự phóng này là giai đoạn nhóm dự phóng sẽ làm cho mọi người và cho Ban Chấp hành Quốc tế có được một cảm thức nhạy bén. Dự phóng sẽ tập trung vào anh chị em Phan Sinh Tại Thế, các Trợ úy Phan sinh và Giới trẻ. Một khi dự phóng trở nên cụ thể hơn, thì có thể được đưa ra cho huynh đệ đoàn quốc gia. Nhóm sẽ để ý tới cơ hội cho xuất bản các bài viết đăng trên trang mạng, nhằm cung cấp thông tin về tình hình Dòng Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi”. (CIOFS Presidency Meeting, April 10-17, 2010, decision # 1004-38).

Trong cuộc họp thường niên lần thứ hai vào năm 2010, Anh Vincenzo Brocanelli, OFM, Tổng Cố vấn, đã làm cho cả cuộc hội thảo lẫn Ban Chấp hành Quốc tế Dòng Phan Sinh Tại Thế cảm động với chủ đề bao quát là “Hành động và phục vụ như thế nào để thiết lập Dòng Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi”. Trong giai đoạn nhạy cảm này, nhóm hành động đã tham khảo ý kiến một vài anh chị em tại thế gốc châu Phi là những người có thể soi sáng cho nhóm bằng những kinh nghiệm của họ. Trong giai đoạn hai để hành động, nhóm đã nhận ra rằng: để giúp đỡ các anh em tại thế ở châu Phi, điều cần thiết là phải “Hiểu biết và lắng nghe anh chị em và cùng với anh chị em lượng giá những gì họ yêu cầu”.

Trong một lá thư vào tháng 03.2010, Marie-Odile Blanty, OFS, đã góp ý: “Anh em chúng ta tại châu Phi ... đang sống trong một môi trường tại thế rất khác với môi trường chúng ta sống, trong hết mọi phương diện. Hệ quả là không thể lại đi xây dựng một dự phóng cho anh chị em tại châu Phi dựa trên cách suy nghĩ và hành động của chúng ta. Có thể chúng ta phải dùng tới ... những con người gặp gỡ trên các giao lộ, họ là những người biết cả các nền văn hóa của châu Phi lẫn của Tây phương, trong đó họ phải biết tới các tài liệu liên quan đến Giáo hội chúng ta và đến cả châu Phi. Đấy mới thực sự là công cuộc hội nhập văn hóa ...

Những người đó có thể là:
1. Những người giáo dân đã đi xa hoặc đã học tập ở nước ngoài,
2. Những anh em Dòng Nhất,
3. Trong nhiều trường hợp khác, chúng ta có thể dựa vào các Chị Em Clara Thanh bần và các Nữ tu Phan sinh thường hiện diện tại đó. Và với những người ‘như thế’, chúng ta phải quan tâm tới các đường lối huấn luyện, ưu tiên là việc sử dụng các phương thế huấn luyện giống nhau”.

Chỉ tại Đại hội Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh châu Phi lần thứ V mà “Dự Phóng Châu Phi” mới được trình bày nhắm trực tiếp đến các diễn viên, ấy là các anh chị em Phan Sinh Tại Thế châu Phi. (http://ciofs.org/doc/EN%20African%20Congress.htm.) Đại hội Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh lần thứ V đã diễn ra tại Lusaka (Zambia) từ ngày 01 – 07.6.2011, đã nhiệt liệt chấp nhận dự phóng và các quyết định được đề cập tới trong dự phóng, và trong số những công việc khác, dự phóng đã tự bày tỏ qua lời phát biểu sau đây:

“Đại hội nhất trí chúng ta cần phải lập một dự phóng tại châu Phi, nghĩa là một dự phóng nhằm:

• kiến tạo các cơ cấu và phối hợp tốt hơn nữa trong việc truyền thông giữa các huynh đệ đoàn quốc gia tại châu Phi,
• không ngừng yểm trợ cho các huynh đệ đoàn đang phát triển,
• củng cố những huynh đệ đoàn chính thức,
• ưu tiên đề cập tới việc huấn luyện,
• khai tâm và tăng cường công tác huấn luyện các phụ trách huấn luyện và việc chuẩn bị cho công tác huấn luyện khởi đầu.

Đại hội cũng tiến cử Nhóm Dự Phóng Châu Phi bao gồm các đại diện thuộc các vùng miền và các nhóm ngôn ngữ khác nhau tại châu Phi. Đến lượt, các vị đại diện đó sẽ chịu trách nhiêm trong việc phối hợp với nhau trong một sáng kiến nhằm gia tăng ngân quỹ để tài trợ cho dự phóng. Nhóm Dự phóng này cũng được gởi gắm cho việc xem xét khả năng tổ chức một Hội nghị mở rộng cho hết thảy mọi huynh đệ đoàn tại châu Phi” (sđd).

KẾT LUẬN

Dòng Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi, xét trên phương diện số lượng và phẩm chất, dường như rõ ràng đang trên đường hướng tới một tương lai sáng sủa. Chắc chắn, điều đó sẽ đòi hỏi phải có một sự linh hoạt và đồng hành hơn nữa đối với các huynh đệ đoàn đang phát triển. Chúng ta phải nhấn mạnh tới công tác huấn luyện và tổ chức của các huynh đệ đoàn đã được thiết lập cách chính thức tại châu Phi, hối thúc các thành viên trong Ban Chấp hành Quốc tế Dòng Phan Sinh Tại Thế phải dành nhiều thời gian và hy sinh nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, điều đó sẽ đảm bảo thu lượm được kết quả, vì như Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI đã phát biểu: lục địa châu Phi giống như “một ’lá phổi tâm linh’ cho nhân loại”, thì đối với Dòng Phan Sinh Tại Thế cũng sẽ giống như vậy thôi.

Theo thiển ý, có lẽ nên chỉ định một vị đại diện đặc biệt cho lục địa châu Phi, với ngôn ngữ truyền thông luôn luôn là phải sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Bồ-đào-nha. Điều đó không có nghĩa là vị cố vấn quốc tế nằm trong Ban Chấp hành phải là một người gốc châu Phi, vì có thể không dễ tìm ra được một người nào như thế. Chắc chắn “Dự Phóng Châu Phi” là một khởi đầu tốt, nhưng cần phải có một sự liên tục, một sự tăng tốc và sức sống hơn nữa, để theo đuổi các khát vọng đã được các anh chị em tại thế diễn tả trong nghị quyết của Đại hội ở Zambia.

Ở đây, chúng tôi không nói nhiều tới Giới Trẻ Phan Sinh tại châu Phi, vì không thấy Giới Trẻ Phan Sinh xuất hiện trên các bảng thống kê. Thật vậy, đó là điều hiếm khi được nhìn thấy và hầu như bị nhiều huynh đệ đoàn trong lục địa quên lãng, nhưng hy vọng với sự phát triển và củng cố của Dòng Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi, thì thực tế này có khả năng phát triển. Trong số các anh chị em Phan Sinh Tại Thế tại châu Phi cũng đã có một sự dấn thân mạnh mẽ đối với Giới Trẻ Phan Sinh. Thật vậy, trong các quyết định của Đại hội châu Phi trước đây tại Zambia, chúng ta đọc thấy câu: “Chúng tôi cam kết cổ võ Giới Trẻ Phan Sinh trong hết thảy mọi huynh đệ đoàn quốc gia tại châu Phi, và cam kết giúp đỡ và đồng hành với Giới Trẻ Phan Sinh trên hành trình của các bạn, sao cho các bạn có thể được tổ chức tốt hơn, được huấn luyện tốt hơn và có được người đại diện trong mọi cấp như ở cấp địa phương, miền, quốc gia và quốc tế. Chúng tôi cũng ủng hộ lời đề nghị của vị đại biểu Giới Trẻ Phan Sinh là tổ chức một Đại hội Giới Trẻ Phan Sinh cho châu Phi vào thời điểm thích hợp nhất trong tương lai” (sđd).

(Koinonia số 73. 2012-1. – Chiều ofm lược dịch)
Về Đầu Trang Go down
 
PSTT & GTPS tại châu Phi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: PHAN SINH TẠI THẾ :: LỊCH SỬ-
Chuyển đến