Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmThánh Giá chữ TAU Th_thong-tin-1Thánh Giá chữ TAU Th_gioi-tre-1Thánh Giá chữ TAU Th_chia-se-1Thánh Giá chữ TAU Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Thánh Giá chữ TAU

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Thánh Giá chữ TAU Empty
Bài gửiTiêu đề: Thánh Giá chữ TAU   Thánh Giá chữ TAU EmptySat May 05, 2012 9:48 am

THÁNH GIÁ CHỮ TAU (TÔ)
THEO TRUYỀN THỐNG PHAN SINH

Thánh Giá chữ TAU Francisbrn

Tương tự nhiều nền văn hóa cổ xưa khác, theo thời gian người Do Thái cũng dần dà khai triển một thần học hoặc một sự diễn giải tâm linh thích hợp, để bổ túc cho từng mẫu tự trong bảng chữ cái của họ.
Vì sách Kinh Thánh của người Do Thái, và hơn nữa bảng chữ cái của người Do Thái hầu như đã không được chính thức mã hóa cho tới 200 năm sau ngày Chúa Kitô giáng sinh, đôi khi hình thức của nhiều mẫu tự đã được thay đổi tùy theo các vùng miền nơi người Do Thái sinh sống, vào thời dân Ít-ra-en hoặc vào thời lưu đày: như tại một số nơi bên ngoài lãnh thổ Ít-ra-en, thường là trong thế giới nói tiếng Hy Lạp.
Theo ý kiến chúng tôi, mẫu tự cuối cùng trong bảng chữ cái của người Do Thái trình bày sự hoàn thành toàn bộ Lời Thiên Chúa mạc khải. Chữ này được gọi là chữ TAU (hoặc TAW, người Do Thái phát âm là “TAV”), đồng thời có thể được viết là:  X + T. Khi sứ ngôn Ê-dê-ki-en (9, 4) sử dụng hình tượng của mẫu tự cuối trong bảng chữ cái, ngài khen ngợi Dân Ít-ra-en vẫn trung thành với Thiên Chúa cho đến tận cùng, nhìn nhận họ như “được đóng ấn” một cách biểu tượng qua dấu chữ TAU (Tô) trên trán, trong tư cách là dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn cho tới cuối đời. Những ai vẫn trung thành được gọi là số sót của Ít-ra-en. Họ thường là những người nghèo và đơn sơ, có lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa, thậm chí cho dù họ không hiểu được cuộc chiến đấu trong cuộc đời mình.
Mặc dù mẫu tự cuối trong tiếng Do Thái hiện thời () không còn mang hình dạng dấu thập giá, như được mô tả theo nhiều sự thay đổi đã nói ở trên, thì các nhà viết văn Kitô giáo thời đầu, khi chú giải Kinh Thánh, đã sử dụng bản dịch tiếng Hy Lạp gọi là “Bản Bảy Mươi”. Trong bản dịch Hy Lạp sách Kinh Thánh của người Do Thái (các Kitô hữu gọi là sách “Cựu Ước”) chữ TAU được viết giống như một chữ T.
Sau đó, dĩ nhiên đối với các Kitô hữu, chữ T đã xuất hiện để trình bày thập giá của Chúa Kitô như là sự hoàn thành các lời hứa Cựu Ước. Thập giá như được hình dung trước nơi mẫu tự cuối trong bảng chữ cái của người Do Thái, trình bày phương tiện mà nhờ đó, Chúa Kitô đã hủy bỏ sự bất tuân phục của Ađam cũ và trở nên Đấng Cứu Độ chúng ta trong tư cách là “Ađam mới”.
Thời Trung Cổ, cộng đoàn tu trì của Thánh Antôn ẩn tu mà Thánh Phanxicô có biết tới, đã rất quan tâm tới việc chăm sóc những người phung cùi. Những người phung cùi đó đã sử dụng thánh giá Chúa Kitô có hình dáng giống như chữ T trong tiếng Hy Lạp như một thứ bùa để tránh bệnh dịch và các thứ bệnh ngoài da khác. Trong những năm đầu sau khi hoán cải, Phanxicô đã làm việc với các vị tu sĩ này tại khu vực thành phố Átxidi và có lẽ ngài là một khách trọ thường xuyên tại nhà tế bần của họ, ở gần nhà nguyện Thánh Gioan Lateranô ở Rôma. Phanxicô thường nói tới cuộc gặp gỡ Đức Kitô cải trang dưới hình dạng một người phung cùi vào thời điểm ngài hoán cải. Không nghi ngờ gì nữa, cuối cùng Phanxicô đã chấp nhận dùng chữ T như dấu hiệu riêng hoặc như chữ ký của ngài, thánh nhân đã nối kết hình tượng cổ xưa diễn tả lòng trung thành suốt đời lại làm một với cuộc thương khó của Chúa Kitô, đi kèm với dấu hiệu đó là lệnh truyền phục vụ những người rốt hết, những người phung cùi trong thời đại của ngài.
Thậm chí hình chữ TAU đặc biệt còn được củng cố, khi Đức Giáo hoàng Innocent III kêu gọi một cuộc cải cách lớn lao trong Giáo hội Công giáo Rôma vào năm 1215, Thánh Phanxicô đã nghe tin Đức Giáo hoàng mở Công đồng Latêranô IV, với lời khích lệ giống như Ngôn sứ Ê-dê-ki-en trong Cựu Ước: “Chúng ta được kêu gọi canh tân đời sống, đứng trước sự hiện diện của Thiên Chúa trong tư cách là dân công chính. Thiên Chúa sẽ nhận biết chúng ta nhờ dấu chữ TAU (T) được ghi trên trán”. Hình ảnh biểu tượng đó, cũng đã được Đức Giáo hoàng này sử dụng, ngài chính là vị Giáo hoàng mà vỏn vẹn trong 5 năm trước đó đã tín nhiệm vào cộng đoàn mới mẻ của Phanxicô, một cộng đoàn đã ngay tức khắc hồ hởi đáp lại tiếng gọi cải cách của ngài. Giang rộng cánh tay ra, Phanxicô thường nói với các anh em của ngài rằng: chiếc áo dòng họ mặc cũng mang hình chữ TAU (T), nghĩa là họ được kêu gọi trở nên “ những cây thánh giá” đi động, là hình ảnh của một vị Thiên Chúa động lòng trắc ẩn và là mẫu gương của lòng trung thành cho đến ngày họ chết.
Ngày nay, những người đi theo Phanxicô, giáo dân hoặc tu sĩ, mang cây thánh giá hình chữ TAU, như một dấu hiệu bên ngoài, một “dấu ấn” cho sự dấn thân của họ, một sự tưởng nhớ đến cuộc chiến thắng của Đức Kitô trên tội lỗi nhờ tình yêu tự hiến mỗi ngày. Dấu chỉ sự đối nghịch đã trở thành dấu chỉ của niềm hy vọng, một bằng chứng về lòng trung thành trong đời sống chúng ta cho đến giây phút cuối đời.

(theo www.ofm.org – ts Giuse ofm chuyển ngữ)
Về Đầu Trang Go down
 
Thánh Giá chữ TAU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THÁNH HÓA ĐỜI TÔI
» CHÚA THÁNH THẦN VÀ TỰ DO
» Kính thờ Thánh Thể
» BƯỚC THEO CHA THÁNH
» Niềm vui của Thánh Phanxicô (1)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: CHIA SẺ :: SUY TƯ - CHIA SẺ-
Chuyển đến