Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmBài Thường Huấn số 3-2012 Th_thong-tin-1Bài Thường Huấn số 3-2012 Th_gioi-tre-1Bài Thường Huấn số 3-2012 Th_chia-se-1Bài Thường Huấn số 3-2012 Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Bài Thường Huấn số 3-2012

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Bài Thường Huấn số 3-2012 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài Thường Huấn số 3-2012   Bài Thường Huấn số 3-2012 EmptyWed Apr 18, 2012 12:25 am

THƯỜNG HUẤN Bài 3-2012
ĐƯỢC PHÚC ÂM HÓA ĐỂ RA ĐI PHÚC ÂM HÓA
THIÊN CHÚA THEO ĐẠO NÀO?
(Fr. Fernando Ventura OFMCap – ts Giuse OFM chuyển ngữ)


Anh Fernando Ventura OFMCap tiếp tục trình bày tài liệu học tập này trong dịp TTN 2011 tại Sao Paolo, Bra-xin. Trong bản văn này, Anh Fernando bắt đầu bằng cách đặt ra một số câu hỏi khiêu khích để xem thử chúng ta có ý niệm như thế nào về Thiên Chúa và về tôn giáo. Anh tiếp tục nhắc chúng ta nhớ rằng: Phúc âm thách thức chúng ta xây dựng một “ngôi nhà chung”, một nơi chốn mà cuối cùng “Tình yêu lại được yêu lại”. Anh Kết luận rằng, chúng ta chỉ có thể thiết lập được một mối tương quan với Thiên Chúa, một khi chúng ta biết sống tương quan với những người khác, và chúng ta phải đi từ chỗ mình là người có đạo đến chỗ mình là người có đức tin.

Thiên Chúa theo đạo nào? Thiên Chúa tin vào ai? Phải chăng Thiên Chúa chúng ta là một kẻ vô thần?
Chúng ta có một vị Thiên Chúa đặt niềm tin nơi chúng ta. Tôi là đạo của Thiên Chúa. Chúng ta là đạo của Thiên Chúa. Đây là một cú đá vào bụng, nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu. Những người Công giáo điên cuồng nghĩ rằng Thiên Chúa theo đạo Công giáo ... Những người Tin Lành lại nghĩ Thiên Chúa theo đạo Tin Lành ... Những người Hồi giáo lại nghĩ Thiên Chúa theo Hồi giáo ... Những người Do-thái lại nghĩ Thiên Chúa theo Do-thái giáo. Và đó là lý do khiến chúng ta đang chém giết nhau qua hàng thế kỷ. Đó là lý do khiến mọi tôn giáo đều vấy máu nơi tay... chẳng trừ một tôn giáo nào!

Một ngôi nhà chung
Đây là thách đố của Phúc âm, đây là thách đố của thánh Phanxicô: xây dựng một ngôi nhà chung ... một nơi mà cuối cùng “Tình yêu lại được yêu lại” ... một nơi mà chúng ta không sợ nói với nhau và biểu lộ cảm xúc của mình. Vì đôi khi ngôi nhà đó trở thành nhà mẹ chồng, nhà “bệnh” vì tất cả chúng ta đều chán sống với người khác. Và chẳng ai có thể chịu đựng chúng ta nổi!
Chúng ta hãy ý thức vị trí của chúng ta trong vũ trụ: là hành tinh thứ ba trong thái dương hệ ... Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất ... là một chấm nhỏ trong vũ trụ ... là một hạt cát. Nhưng chúng ta hiện hữu, chúng ta có chỗ đứng của chúng ta và chúng ta cần phải thay đổi quả đất mà chúng ta đang sống trên đó. Nhiệm vụ của chúng ta là tác động và khám phá ra tên gọi mới của trái đất là “liên đới” như kiểu nói của các nhà sinh thái, và “tình huynh đệ” như cách nói của các nhà đạo đức học.
Có một câu nói có thể làm cho cuộc sống nhiều người được biến đổi. Câu nào vậy? Có phải là câu “Tôi yêu bạn” chăng? Nghe thì dễ, song chẳng dễ chút nào. Tuy nhiên, rõ ràng là một chút đường thôi cũng có thể làm thay đổi mọi chuyện. Chúng ta thường sống giống như anh chàng Narcissus, một kẻ chỉ biết yêu bản thân. Cũng thế, nhiều người trên thế giới ... chỉ biết yêu mình, tôn giáo mình, các triết lý sống của mình, chứng loạn thần kinh của mình.

Tình trạng “lộn xộn” trong các huynh đệ đoàn chúng ta
Chúng ta tiếp tục đi tìm kiếm thiên đường, song chúng ta lại ở lỳ nơi chúng ta lẩn trốn. Chúng ta tiếp tục gặp cảnh “lộn xộn” trong các huynh đệ đoàn chúng ta, người này muốn nuốt sống người khác. Và trong các cộng đoàn chúng ta, chúng ta cũng đang hành động như vậy, thế mà chúng ta gọi đó là “huynh đệ đoàn”. Chúng ta chỉ biết yêu thương chính mình ở trong lịch sử mà chúng ta sống như những kẻ cô độc. Và rồi, có một điều quá đơn giản chúng ta lại chẳng nhận ra: trước mặt ông Mô-sê đang đứng trên núi Horeb, Thiên Chúa tự giới thiệu TA LÀ GIA-VÊ. Thiên Chúa nói với ông Mô-sê: “Ta là Đấng hằng hữu”. Ở đây, chúng ta cần chú ý tới ngữ pháp của câu nói đó. Trên hết, chúng ta phải chạm tới sự sống, chạm tới mọi giới hạn của đời sống tương quan. Thiên Chúa nói với quý anh chị: Ta cần có các con để có thể hiện hữu. Ở đây, động từ “là” được viết dưới dạng ngoại động từ. Ở đây, chúng ta thấy Thiên Chúa quay về với chúng ta. Ở đây, chúng ta khám phá ra ý nghĩa sâu sa của câu nói TA LÀ ... Khám phá đâu là căn nguyên tội lỗi chúng ta, nó bắt nguồn từ trong thâm tâm chúng ta chứ đâu phải bắt nguồn từ tội nguyên tổ. Bởi vì tôi nói thẳng vào mặt anh em mình: “Tôi hiện hữu,” còn bạn thì chết quách đi cho rồi! Thật sự là chúng ta quan niệm một cách sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta có thể phạm tội chống lại Thiên Chúa. Thật hão huyền! Thật sự thì chúng ta đang phạm tội đối với anh chị em mình. Nếu anh chị em không hiểu ra điều đó, thì anh chị em cũng sẽ không hiểu được điều này: anh chị em chỉ có thể tương giao với Thiên Chúa, một khi anh chị em biết tương giao với những người khác. Nếu không, thì mọi thứ khác chỉ là một thứ tôn giáo trống rỗng. Đó là một thứ rồ dại điên cuồng của những người cuồng dại, là những kẻ sống co rúm sợ sệt trước Thiên Chúa và sống với người khác như những chú gà bị nhốt trong trong trại gà. Thật đáng tiếc là cộng đoàn chúng ta có nhiều người như thế.

Tình trạng hôn nhân của Thiên Chúa
Chúng ta hãy suy nghĩ về những lời đầu tiên trong Kinh Thánh ... Từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã dựng nên trời đất; đất trống không; bóng tối bao trùm vực thẳm; và Thần Khí Chúa “bay là là” trên mặt nước. Đó là khởi nguyên. Đó là cách Thiên Chúa bắt đầu cuộc mạo hiểm.
Qua sách Sáng Thế, anh chị em có nghĩ rằng Thần Khí đã kết hôn không? Thần khí đơn độc. Người chưa kết hôn. Đó là câu đầu tiên trong Kinh Thánh. Bây giờ, chúng ta hãy mở cuốn sách cuối cùng trong Kinh Thánh, câu như cuối cùng trong sách Khải huyền (22, 17). “Thần Khí và Tân Nương nói xin Ngài ngự đến”. Lúc này thì Thần Khí “đã kết hôn”. Một Thiên Chúa đơn độc trong sách Sáng thế, cuối cùng đã kết hôn trong sách Khải huyền. Và Thiên Chúa đã kết hôn với ai? Với hết thảy tạo thành!
Trái ngược với “đa thê” là gì? Đó là sống một thân một mình! Chúng ta không có một vị Thiên Chúa đơn độc, nhưng là một vị Thiên Chúa đa thê ... một vị Thiên Chúa kết hôn với hết tất cả tạo thành ... với hết thảy mọi người, với hết thảy mọi nền văn hóa, tôn giáo, triết lý ... và nếu chúng ta không hiểu ra điều đó, thì chúng ta đã chẳng hiểu gì. Nếu chúng ta không hiểu ra điều đó, chúng ta sẽ vẫn tiếp tục sống bè chia phái. Chúng ta sẽ tiếp tục trở nên những tên khủng bố tôn giáo, có lẽ bất kể chúng ta là người Công giáo, bất kể chúng ta đã lãnh biết bao phép lành đi nữa. Đây là thời chúng ta đi từ chỗ mình là người có đạo tới chỗ mình là người có ĐỨC TIN.
Đây là một bước nhảy vọt. Chỉ có thánh Phanxicô mới nhảy một bước xa như thế. Chúng ta vẫn còn sợ phải suy tư. Chúng ta vẫn còn sợ mình sẽ hồ nghi. Chúng ta vẫn còn sợ phải đặt ra những câu hỏi. Chúng ta vẫn còn sợ đánh mất thế cân bằng của chúng ta. Và đó là lý do tại sao chúng ta không tiến bước nổi. Chúng ta không tiến bước vì chúng ta sợ đánh mất thế cân bằng của chúng ta. Sự tiến bước đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ thế cân bằng của chúng ta; chúng ta chỉ có thể di chuyển về phía trước, nếu chúng ta giữ thăng bằng trên chân này rồi trên chân kia. Sự mất cân bằng là điều kiện để tiến bộ. Đấy không phải là một sự mất cân bằng vô nghĩa, nhưng là một sự mất cân bằng mà thánh Phaolô đã đề cập tới khi ngài nói: “Tôi biết tôi tin vào ai”. Đây là điều kiện để lịch sử có thể tiến lên.

Một thiên đường trong tương lai
Khi chúng ta tiến về phía trước, có thể chúng ta lại mơ về nơi chốn của ân sủng, của tự do và của yêu thương. Chúng ta ở trong tình trạng “khao khát”. Từ thời Sáng thế đến nay, hoặc chúng ta ngóng về quá khứ, hoặc khao khát tương lai. Thiên đường, như được mô tả trong Kinh Thánh, không bao giờ có. Chúng ta không than khóc cho một thiên đường đã mất, nhưng đúng hơn chúng ta than khóc và gào xin một thiên đường trong tương lai. Chúng ta đang ở đây không phải ... để liếm nước mắt chúng ta, nhưng là để lau khô nước mắt của những người khác. Đây là phép lạ mà thế giới đang mong đợi.
Cách đây không lâu, người ta đã chạy theo hình ảnh Đức Mẹ khóc ra máu. Họ kêu gào khi mừng kính phép lạ này! Ôi những lũ người điên cuồng đáng ghi vào sử sách! Chúng ta đâu biết rằng: phép lạ trong thời đại chúng ta không phải là những hình ảnh làm bằng chất dẻo khóc ra chất keo, mà là phép lạ làm cho anh chị em chúng ta không còn phải khóc lóc nữa.
Hậu quả đó không gì khác hơn là cái chết ... và là cái chết giữa những ai? Ca-in và A-bel ... Ở đây là cảnh tượng xảy ra trong Kinh Thánh, giải thích cho mọi người về sự dữ trong thế gian ... qua từ ngữ ... qua danh xưng. Tên gọi Ca-in, theo nguyên ngữ Do-thái, có nghĩa là “chiếm hữu”, nghĩa là người có được mọi thứ, là người quan trọng nhất. Tên gọi A-bel, bắt nguồn từ chữ A-bal, nghĩa là người chẳng có gì ... là người không hề hiện hữu. Bây giờ, hãy xem ai đã giết ai. Kẻ tin rằng mình là người toàn năng đã giết chết kẻ chẳng là gì. Sau đó, hãy nghe xem cuộc đối thoại. Theo Kinh Thánh, TC đưa ra hai câu hỏi. “A-đam, ngươi ở đâu?” (St 3). Và câu TC hỏi Ca-in: “Ngươi đã làm gì em ngươi?” Ca-in trả lời hắn đâu phải là người giữ em mình. Người gìn giữ không chỉ là người chịu trách nhiệm. Người ấy còn có một ai đó bên cạnh và phải hướng dẫn – không phải vì người ấy bị bó buộc phải làm như thế, mà vì mối tương quan yêu thương với một con người. Đấy là duyên cớ mọi sự dữ trong thế gian: chẳng một ai cảm thấy mình có trách nhiệm gìn giữ AE của mình ... chẳng một ai cảm thấy mình phải sống thân tình với người khác. Vì lý do đó, chúng ta vẫn sống cô đơn.

Câu hỏi gợi ý suy nghĩ và thảo luận trong huynh đệ đoàn
1. Ludwig Feuerbach (1804 – 1872), một triết gia người Đức, đã phát biểu: Thiên Chúa là “một sự phóng chiếu ra bên ngoài cái bản chất bên trong của con người”. Anh chị nghĩ gì về câu phát biểu này, khi anh chị ý thức rằng con người đang đưa ra những lý lẽ để luận bàn hoặc thậm chí để chống lại hình ảnh “đích thực” của Thiên Chúa?
2. Chúng ta chỉ có thể sống tương quan với Thiên Chúa, một khi chúng ta biết sống tương quan với những người khác. AC có đồng ý với ý kiến đó không?
3. Khi Thiên Chúa “kết hôn với tạo thành, với hết thảy mọi người, với mọi nền văn hóa, tôn giáo, các triết lý ...” thì sẽ đưa tới những hậu quả nào? (nhất là đối với anh chị em Phan Sinh Tại Thế)?

Chia sẻ:
1. Người có đức tin là người tin rằng: Thiên Chúa là Cha và tất cả đều là anh chị em. Mỗi người biết mình có trách nhiệm đối với kẻ khác; biết tôn trọng, yêu thương, tiếp đón và phục vụ kẻ khác; biết chấp nhận sự khác biệt nơi mỗi người ... không bao giờ phân biệt đối xử, nói hành nói xấu, tìm cách triệt hạ người khác ...
2. Các Kitô hữu phải chịu chết, phải chịu đau khổ vì đạo thực ra chỉ là trả giá cho đức tin của các ngài. “Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi ĐGK tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” (1P 1, 6 – 7).

[b]
Về Đầu Trang Go down
 
Bài Thường Huấn số 3-2012
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bài Thường Huấn số 1-2012
» Bài Thường Huấn số 2-2012
» Thường huấn số 9 - 2012
» Bài Thường huấn số 4-2012
» Thường huấn số 10-2012

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: CHIA SẺ :: HUẤN LUYỆN-
Chuyển đến