Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmMỘT KINH NGHIỆM CỦA DÒNG PSTT Th_thong-tin-1MỘT KINH NGHIỆM CỦA DÒNG PSTT Th_gioi-tre-1MỘT KINH NGHIỆM CỦA DÒNG PSTT Th_chia-se-1MỘT KINH NGHIỆM CỦA DÒNG PSTT Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 MỘT KINH NGHIỆM CỦA DÒNG PSTT

Go down 
Tác giảThông điệp
kthoa




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 05/04/2012

MỘT KINH NGHIỆM CỦA DÒNG PSTT Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT KINH NGHIỆM CỦA DÒNG PSTT   MỘT KINH NGHIỆM CỦA DÒNG PSTT EmptySat Sep 01, 2012 7:32 am

MỘT KINH NGHIỆM CỦA DÒNG PSTT
TỪ CAMEROON TỚI ETHIOPIA


Caroline Banlanjo và Irênê Tangwa là hai người Phan Sinh Tại Thế đã khấn Dòng, thành viên thuộc Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế thánh Antôn Pađôva tại Shisong, Cameroon. Hai người đã đi du lịch tới Ethiopia theo lời mời của Anh Angelo Pagano, Phó Giám hạt Hạt dòng Anh em hèn mọn nhánh Lúp vuông Đức Maria Kidane Meheret tại Ethiopia. Lời mời này có hai mục đích: để họ chia sẻ kinh nghiệm của mình với hai phụ nữ trẻ là Anna và Francesca. Đây là hai phụ nữ dưới sự hướng dẫn của Anh Angelo Antolini, cha xứ Embecho, tìm cách sống đời sống thánh hiến; và để khơi dậy kinh nghiệm Dòng Phan Sinh Tại Thế nơi những vùng đất mới tại xứ sở này.

Sau đây là tóm tắt những gì Caroline và Irênê kể cho chúng ta nghe về cuộc mạo hiểm lạ lùng mà họ đã trải nghiệm:

Ấn tượng mạnh đầu tiên về ngôi làng Embecho đã xảy ra vào lúc họ tham dự phụng vụ ngày lễ Chúa Giáng Sinh, khi ấy họ có được những khám phá đầu tiên và hết sức thú vị. Tuy nhiên sự gắn bó và dấn thân với người dân Ethiopia bắt đầu, khi Caroline Banlanjo và Irênê Tangwa gặp những cư dân nghèo ngay tại những nơi họ trú ngụ. Dân chúng tiếp đón hai người theo truyền thống hiếu khách của người Ethiopia; nhưng khó khăn thì nhiều, chẳng hạn như phải tập làm quen với thức ăn địa phương và một số phong tục liên quan tới cách ứng xử và những giá trị truyền thống, vừa mới mẻ vừa lạ lẫm đối với Caroline và Irênê. Hai người được ơn linh ứng Chầu Thánh Thể hằng ngày để tìm được sức mạnh tinh thần cần thiết cho mỗi ngày. Khi những kitô hữu địa phương thấy cách hai người Chầu Thánh Thể mỗi ngày trong căn nhà nguyện mới do Anh Angelo dành đặc biệt cho việc Chầu Thánh Thể, họ thốt lên: “Bây giờ chúng tôi mới hiểu điều Anh Angelo đã nói với chúng tôi!”. Do đó, chứng từ khiêm tốn này đã làm cho dân chúng lại quan tâm tới việc Chầu Thánh Thể, đặc biệt trong năm được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II dành để tôn kính bí tích Thánh Thể!

Đối với Caroline và Irênê, dường như một số chuyện thực vừa xót xa, vừa kỳ lạ và hai người đã phải lấy hết can đảm để:

• ghé thăm những nơi ăn ở tồi tàn, người và súc vật chia sẻ với nhau, côn trùng và đủ mọi thứ nhớp nhúa quấy rầy; rồi trà hoặc cà phê được mang tới và uống ngay tại chỗ, đầy những ruồi nhặng, lại còn ăn những miếng bánh mì đen trong khi mấy con bò đang sáp tới gần và cố gắng vui vẻ dùng tay mà ăn bốc.
• quan sát những người trẻ 17 hoặc 18 tuổi, đứng trần truồng như nhộng, chúng đau đớn vì phải chịu cắt bì và cũng được nghe nói tới những kinh nghiệm thực sự gây sốc về chuyện các em gái đã phải trải qua cái tục lệ đau đớn ấy, ngay trước hoặc sau nghi thức đám cưới theo truyền thống;
• quan sát những đám người tại những khu chợ địa phương, đủ mọi thứ hàng hóa được bày ra trên đất đầy bụi bặm, đủ các thứ mùi và cả những mùi nồng nặc bốc lên theo không khí trong khi bên này bên nọ,những người bán hàng đang cãi nhau loạn xạ;
• xót xa nhìn những đứa con trai chưa được cắt bì đang ở trần, 10 tuổi hoặc trẻ hơn, nhảy lên nhảy xuống, tò mò theo dõi hai bà láng giềng, rất vui vẻ và đơn sơ, có lẽ vì chúng vẫn còn vô tội và chẳng hề xấu hổ, khi đứng trần truồng trước mặt những người khác.

Quay về lại Addis Ababa là nơi ăn ở của những nhà truyền giáo Dòng Phan Sinh Tại Thế Ethopia còn lưu lại. Các nhà truyền giáo này nghiêm túc gắn bó với công việc nhận nuôi trẻ mồ côi của Anh Maurizio Golino. Không ai có thể tưởng tượng ra nổi số lượng gia tăng quá nhiều các trẻ mồ côi do cha mẹ chúng bị giết chết vì chiến tranh, vì nạn đói cũng như sự thiếu thốn, và đặc biệt hiện nay là vì bệnh Aids. Được nghe một số trẻ mồ côi kể lại những câu chuyện về cái chết của cha mẹ chúng, thậm chí phải lấy làm kinh ngạc vì một số đứa trong bọn trẻ lại thoát được số phận khủng khiếp đó. Một số người mẹ đã chết khi sinh con, vì những khó khăn do tục lệ cắt bì gây ra. Một số trẻ sơ sinh bị ném ra ngoài đường hoặc được bỏ vào trong bọc kín, vẫn còn sống, đã được các cha xứ lượm về và đưa tới Trung tâm tiếp nhận.

Tất cả những kinh nghiệm đề cập trên đây thậm chí thực sự càng khiến cho Caroline và Irene quan tâm tới đời sống thường ngày của dân chúng trong các sinh hoạt đa dạng khác đã được tổ chức tại một vài địa điểm; những kinh nghiệm đó đã giúp họ hiểu não trạng của người dân và học được cách truyền đạt thích hợp các giá trị Phan Sinh Tại Thế cho các anh chị em mới,họ là những người thấy mình đang sống trong một bối cảnh phúc âm hóa sơ đẳng như thế.

Nhiều lời bình luận đến từ những người tham gia vào các cuộc họp Phan Sinh Tại Thế và chia sẻ một cách nào đó với nhau về những kinh nghiệm này, anh chị em cho thấy rằng: hai người Phan Sinh Tại Thế Caroline Banlanjo và Irênê Tangawa đã đến đúng thời điểm, thời điểm đòi hỏi phải gieo vãi hạt giống. Sở dĩ như thế, vì Ethiopia là một khu vực phúc âm hóa sơ khởi và người dân suy nghĩ trong đầu rằng “nhà thờ là nơi chỉ dành cho các linh mục và các tu sĩ”: khi những người Phan Sinh Tại Thế trong tương lai được huấn luyện, họ có thể thực hiện vai trò của người giáo dân tại một trong các nhà thờ địa phương và làm chứng Phúc âm theo cách sống của họ, với những chiều kích Kitô giáo và Phan sinh. Người dân có một cảm giác trống rỗng nào đó, có thể là do thiếu cơ hội cải tiến nhân phẩm và đời sống Kitô hữu của họ. Điều này có thể được lấp đầy, nếu như bước đầu họ biết sống yêu thương, vui vẻ chào đón và tiếp nhận linh đạo Phan Sinh Tại Thế dành cho người giáo dân Kitô hữu.

Một số nhận xét liên quan tới nhân phẩm như sau:

• một điểm quan trọng là thói quen con cái đã lập gia đình mà vẫn cứ sống chung với cha mẹ. Phong tục này được hiểu và được nhìn nhận như là một cách diễn tả tình yêu, nhưng nhìn từ một quan điểm khác, việc sống chung đó tạo nên một sự thiếu quan tâm và lười biếng trong việc tìm cách thay đổi đời sống và tình trạng ăn ở của con cái đã có gia đình riêng. Kiểu họ sống như thế có thể được cải tiến, nếu như mỗi cặp vợ chồng đều có nhà riêng cho đôi bạn và cho con cái. Việclàm này cũng cổ võ cho phẩm giá và cho sự hiệp nhất trong gia đình.
• Điểm thứ hai là tục lệ cắt bì đối với người nữ. Hành động đau đớn khủng khiếp này gây chấn thương lớn đối với người nữ. Hơn nữa, tục lệ đó còn gây nên những hậu quả về tâm lý đối với các bà mẹ và con cái.
• Điểm thứ ba là sinh hoạt nông nghiệp tại vùng Nam Ethiopia là công việc độc quyền của đàn ông, duy trì gia đình họ với việc sản xuất trên vùng đất màu mỡ, trong khi phụ nữ chỉ tập trung vào các sinh hoạt nội trợ, lương thực lệ thuộc vào ông chồng. Nếu một khi người chồng qua đời, mối nguy là phải đối mặt với những thời điểm thiếu thốn khủng khiếp.

Hạt giống đã được nẩy mầm, nghĩa là linh đạo Phan Sinh Tại Thế đã bắt đầu. Lúc này, mầm cây cần tới không khí, ánh sáng, mặt trời và phân bón. Đây là công tác của các trợ úy Dòng Phan Sinh Tại Thế tại nhiều khu vực khác nhau, các ngài có thể mang lại sự trợ giúp và hướng dẫn về tinh thần, vì bước đầu con đường còn bấp bênh và khó khăn, nếu không được hướng dẫn cho tốt. Cũng có thể khởi sự những khóa huấn luyện và tiến hành các lãnh vực dành cho những thành viên trong Phan Sinh Tại Thế, mời gọi người giáo dân có tinh thần trách nhiệm và các thành viên trong các huynh đệ đoàn thuộc những quốc gia khác, để anh chị em có thể đóng góp vào sự phát triển toàn diện của anh chị em tại vùng Nam Ethiopia.

(theo www.ciofs.org – ts Giuse ofm chuyển ngữ)
Về Đầu Trang Go down
 
MỘT KINH NGHIỆM CỦA DÒNG PSTT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tìm hiểu Dòng PSTT
» Luật Dòng PSTT
» Dòng PSTT trên thế giới
» DÒNG PSTT TRÊN THẾ GIỚI
» Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: CHIA SẺ :: HOẠT ĐỘNG-
Chuyển đến