Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmTỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN Th_thong-tin-1TỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN Th_gioi-tre-1TỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN Th_chia-se-1TỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 TỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN

Go down 
Tác giảThông điệp
kthoa




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 05/04/2012

TỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN Empty
Bài gửiTiêu đề: TỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN   TỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN EmptyMon Aug 20, 2012 7:38 am

TỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN

TỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN Nguyentruongxuanl_dzy-49468e4bc75ea

Mỗi khi bước vào tháng Sáu, hầu hết người Kitô hữu đều nghĩ đến ngay đến tháng kính Thánh Tâm. Nói rõ hơn là kính trái tim đầy tình yêu thương của Chúa Giêsu Kitô. Một số hình ảnh minh họa, hoặc tranh tượng Kitô giáo diễn tả rõ nét hơn bằng một trái tim đỏ máu với vòng gai bao quanh bừng bừng rực lửa trong vùng ánh sáng chói ngời bên ngoài ngực áo của Chúa Giêsu. Thậm chí có hình ảnh diễn tả CGS chỉ tay vào trái tim lộ bên ngoài lồng ngực của mình nữa. Vì sao lại là hình ảnh trái tim mà không là một biểu tượng khác? Đơn giản là vì trong cơ quan nội tạng của con người chỉ có trái tim mới diễn tả được tình yêu mà thôi. Nói cách khác là lòng nhân từ đáng được tôn vinh và trân trọng. Nhưng muốn biết lòng nhân ấy được thể hiện thế nào, phải là một quá trình tìm hiểu và cảm nghiệm. Tình yêu của Chúa Giêsu bắt nguồn từ Thiên Chúa có thể nói là tổ phụ của chữ Nhân. Trong tháng Sáu, Giáo hội cũng mời gọi ta suy niệm và tôn thờ Thánh Tâm và sâu xa hơn, cũng là tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tìm hiểu tình yêu ấy trao ban thế nào, để từ đó chúng ta biết cách trao lại cho Chúa và cho nhau tình yêu thương mà chúng ta nhận từ Thiên Chúa.

THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG
Nếu có thời gian đọc lại Kinh Thánh Cựu Ước, bạn sẽ thấy tình yêu của Thiên Chúa biểu lộ rất rõ qua nhiều hình ảnh khác nhau. Từ lúc khai thiên lập địa, tạo dựng đất trời và muôn loài trong đó để cho con người hưởng dùng, đến khi con người sa ngã rồi phản nghịch. Từ việc chọn một dân riêng để yêu thương và cứu thoát, đến nỗi đau khi bị chính dân tộc ấy phản bội. Trong sách Đệ Nhị Luật cho thấy Thiên Chúa đã chọn dân Israel vì tình yêu (Đnl 7, 6-11) và đã yêu thương cha ông và dòng dõi họ (Đnl 10, 12-22). Dù bị phản bội nhưng Thiên Chúa vẫn một mực yêu thương dân Người. Sách Isaia diễn tả việc cho dân bị lưu đày trở về là bằng chứng hùng hồn nhất của tình yêu Thiên Chúa dành cho Israel (Is 40, 1…41, 20). Tình yêu ấy có khi được thể hiện bằng hình ảnh mẹ hiền âu yếm con thơ (Isaia 66, 10-21). Sách Edêkien diễn tả tình yêu ấy như chồng đối với vợ, Thiên Chúa yêu thương chở che dân Israel từ thuở ban đầu (Ed 16, 1-14). Thậm chí trong sách Hôsê, diễn tả tình yêu ấy bằng hình ảnh người chồng rộng lượng luôn nhiều phen thứ tha và sau hết, lại tái hôn với người vợ bất trung lăng loàn (Hs 2, 16-25). Dù biểu lộ lòng nhân từ cách nào đi nữa, Thiên Chúa cũng chỉ nhận được sự đáp trả bằng hai từ bất trung. Với tình yêu bao la đầy khoan dung, Người hứa yêu thương trở lại sau khi dân Israel hoán cải (Hs14, 1-10) và còn hứa ban hạnh phúc (Dcr 8, 1-Cool. Nhưng dân Người vẫn chứng nào tật nấy. Rồi cuối cùng, với tình yêu vô bờ bến ấy, Thiên Chúa đã làm một việc độc nhất vô nhị để đem lại sự sống mới cho thế gian, là ban chính Con Một của mình (Ga 3, 16 -18). Tình yêu của Thiên Chúa quả thực cao vời, vĩ đại biết bao!

ĐỨC KITÔ YÊU THƯƠNG
Lòng yêu thương của Đức Kitô diễn tả qua sự vâng phục Thiên Chúa là Cha như Thánh Phaolô đã tóm lược một cách chân thành và đúng mực về căn tính của Người: “Đức Kitô vốn dĩ lả Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2, 6-Cool.
Tình yêu của Đức Kitô đối với Thiên Chúa không những thật hoàn hảo mà còn mang tính vâng phục, khiêm hạ như một người tôi trung. Ba mươi ba năm mặc lấy thân xác của loài người, qua hành động, lời nói, việc làm, Người đã thực hiện trọn vẹn sứ vụ yêu thương để giới thiệu cho loài người biết Thiên Chúa là Đấng yêu thương. Đức Kitô làm người, sống với con người, nếm trải qua tất cả những gì con người có, ngoại trừ thói hư tật xấu, tội lỗi. Trong ba năm công khai rao giảng, với tấm lòng nhân hậu như Thiên Chúa Cha, Đức Kitô đã biến sự đau khổ tột cùng của người bệnh hoạn tật nguyền thành niềm vui vô tận của người được chữa lành. Người đã chuyển đổi sự tuyệt vọng, đớn đau thành hạnh phúc chứa chan qua việc làm cho người chết sống lại, qua vụ phán xử một cách khôn ngoan với người phụ nữ ngoại tình… Ngoài ra, Người cũng đã từng cho hàng ngàn người no nê đến độ dư thừa thức ăn sau những bài giảng đầy tính thuyết phục. Quả thực, những gì Đức Kitô nói và hành động khi còn ở nơi dương thế là nhằm kêu gọi mọi người thực hiện sứ điệp yêu thương mà Thiên Chúa muốn gửi gắm để tạo thành một vương quốc tình yêu không hận thù chia rẻ và để được hưởng phúc trong vương quốc ấy.
Vì sống với con người nên Đức Kitô đã thấu hiểu những gì là nhu cầu, là thiết yếu, là nỗi đau, là ước muốn của con người, do đó Người đã đáp ứng, xoa dịu, chữa lành, tha thứ và dạy bảo bằng tấm lòng nhân hậu để con người có thể sống theo đường hướng của Thiên Chúa mà hoàn thiện chính mình. Muốn làm được điều đó, Đức Kitô phải trải qua nhiều đau khổ và phiền muộn vì sự bất tuân và chống đối của hầu hết mọi người. Nhưng với trái tim nóng bỏng yêu thương, với tấm lòng vị tha cao cả, Người đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục sẵn sàng để trao ban tình yêu cho con người.

NGƯỜI PHAN SINH YÊU THƯƠNG
Là những người chọn theo con đường Thánh Phanxicô đã đi, người Phan Sinh luôn học cách sống Phúc Âm để đạt tới Đức Ái một cách trọn hảo. Luật Dòng và Tổng Hiến Chương hỗ trợ rất nhiều trong việc thực hiện nếp sống này, tức là sống có lòng nhân ái như Đức Kitô. Giới trẻ Phan Sinh thì có 16 Điều Tâm Niệm để làm phương châm sống. Lý thuyết thì ai cũng biết như thế, nhưng thực hành đôi khi cũng có những lúc phải dở khóc dở cười vì lỗi đức ái. Vấn đề xảy ra thường là do thiếu sự cảm thông. Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường hay nhìn những hiện tượng bên ngoài mà xét đoán sự việc theo cách suy nghĩ chủ quan của mình. Thí dụ một lời nói xúc phạm, một hành động bất kính gây bực bội, một lối xử sự khiếm nhã… đều bị quy cho là hành động khó tha thứ. Tất cả đều có nguyên nhân của nó. Có thể người gây lỗi ấy vừa mới bị mất việc, mất người thân, gặp một rủi ro, hoặc là nạn nhân của một vụ hiểu lầm nào đó. Cũng có thể trong tâm hồn người ấy đang mang một vấn đề khó xử, một mất mát, hoặc một nỗi đau thầm kín. Thiết tưởng chúng ta nên nhìn sự việc theo góc độ sâu hơn và xa hơn để khám phá ra những gì còn chất chứa trong tâm hồn họ để cảm thông và tha thứ cho họ như chính mình đã được Chúa thứ tha. Nếu sự đồng cảm và tôn trọng xuất hiện ngày càng nhiều hơn thì cuộc sống sẽ bớt nặng nề, khó chịu hơn; đồng thời cái xấu sẽ không có cơ hội để xuất hiện nữa.
Trong bài giảng tại thánh lễ phong Chân phước Đức cố GH Gioan Phaolô II, ĐGH Bênêđictô XVI đã nói: “Lòng Chúa Thương Xót nghĩa là giới hạn sự dữ”. Thật vậy, nếu mọi việc làm, lời nói, ý tưởng của chúng ta đều mang lòng thương xót của Chúa, là tổ phụ của chữ Nhân thì việc thực thi chữ Nhân của chúng ta sẽ dễ dàng và nhẹ nhàng biết bao! Lòng nhân ái càng hiện diện tỏ tường thì cái xấu, cái ác, sự dữ càng bị che khuất và không có cơ hội lộ diện. Đây cũng là lúc Thiên Chúa ngự trị trong đời ta một cách gần gủi nhất. Với lòng trí hạn hẹp của con người, chúng ta không biết đáp trả thế nào cho cân xứng với khối tình cao cả của Thiên Chúa. Thiết tưởng Chúa chỉ cần tấm lòng trung thành của ta hướng về Người và cố gắng thực thi ý muốn tốt lành của Người, đấy cũng là cách ta đáp ơn Người. Mong rằng mỗi người chúng ta, mỗi ngày một chút luôn biết cách sống sao cho xứng danh con cái của Chúa, là tổ phụ của chữ Nhân.
Xin mượn bài thơ tình cờ gặp trên Internet để thay lời kết :
Một chút thôi! Một chút bé nhỏ trong đời mà làm cho đời thêm tươi mới.
Một chút bước chân có thể đạt đến hàng dặm.
Một chút cơn gió nhẹ hợp thành cơn bão lớn.
Một chút những phút giây nên xoay vần năm tháng.
Một chút những phút thứ tha rộn vui và lắng đọng.
Một chút hy vọng tin yêu sáng ngập lòng.
Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn lớn lao.
Một chút ký ức, kỷ niệm có thể hữu ích cho nhiều năm sau.
Một chút việc làm của yêu thương, cho thế giới những nụ cười hân hoan.
Một chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt.
Một chút ánh sáng từ ngọn nến có thể làm cho đêm không còn tối nữa.
Một chút những giấc mơ có thể dẫn đường cho những công việc vĩ đại.
Một chút khát vọng chiến thắng có thể mang đến thành công.
Một chút kiên trì mỗi ngày, đường đến thành công ngắn lại và tương lai vững chắc.
Một chút khiêm tốn thôi sẽ tăng thêm bạn hữu và bớt đi kẻ thù.
Một chút những điều nhỏ bé ấy, kỳ diệu thay có thể mang đến niềm hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống của chúng ta.
Chỉ một chút, một chút xíu thôi….
Elisabeth Thu Vang, PTHL/UVQT/GTPS/VN
(06/2011)

CÂU HỎI THẢO LUẬN
1/ Bạn cảm nhận thế nào về tình yêu của Thiên Chúa và Đức Kitô?
2/ Bạn rút ra bài học nào từ hai cách yêu thương ấy? Xin chia sẻ.

Về Đầu Trang Go down
 
TỔ PHỤ CỦA CHỮ NHÂN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CẢM NHẬN VỀ KHÓA TẬP HUẤN LIÊN MIỀN ĐÀ NẴNG - HUẾ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: GIỚI TRẺ :: VĂN HÓA - CHIA SẺ-
Chuyển đến