Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmVÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT Th_thong-tin-1VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT Th_gioi-tre-1VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT Th_chia-se-1VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT

Go down 
Tác giảThông điệp
kthoa




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 05/04/2012

VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT Empty
Bài gửiTiêu đề: VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT   VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT EmptyMon Aug 20, 2012 7:26 am

VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT

VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT Attachment

Chúng ta đã sắp kết thúc mùa Phục sinh nhưng câu hỏi vì sao Đức Giêsu chết xem ra vẫn chưa được trả lời hết. Thông thường, nếu hỏi người công giáo nào với câu hỏi này thì đều nhận được câu trả lời: ừ thì bởi Đức Giêsu yêu thương ta, thế thôi. Câu trả lời không sai nhưng thiết nghĩ cần bổ sung thêm một số chi tiết cụ thể hơn.

I. Cuộc xung đột của Đức Giêsu và người đương thời
1. Đức Giêsu với lề luật
Xung đột nhất giữa Đức Giêsu và các nhà chức trách tôn giáo lúc bấy giờ là thái độ của Người đối với lề luật. Đối với người Do Thái, lề luật là con đường duy nhất đưa người ta đến với Thiên Chúa. Ấy thế mà Đức Giêsu lại dám giảng dạy rất tự do, lên án cả tính vụ luật của các kinh sư (Mt 15, 10-20 vấn đề thanh sạch và ô uế; chữa bệnh ngày Sabat…). Rõ là Đức Giêsu đã tước quyền giải thích luật của các kinh sư, cũng có nghĩa Ngài tước quyền tôn giáo của các ông.
2. Đức Giêsu và trọng tâm tôn giáo
Đối với người Do Thái việc dâng của lễ trong đền thờ là trọng tâm tôn giáo; trong khi đó, Đức Giêsu lại cho rằng đức tin đối với Thiên Chúa và đức mến đối với tha nhân là điều cao trong trên hết. Việc Ngài đuổi các con buôn ra khỏi Đền Thờ (Mt 21, 10-17) bị các kinh sư cho rằng đó là sự đe dọa đáng sợ đến quyền hành của các ông và còn là xúc phạm đến tôn giáo-đền thờ. Nói chung, giới lãnh đạo cảm thấy thái độ, lời nói và phép lạ Đức Giêsu làm đang phá đổ tận gốc rễ tôn giáo cổ kính của dân Do Thái.
3. Đức Giêsu với dân chúng
Theo thánh Luca, dân chúng có thiện cảm với Đức Giêsu. Tuy nhiên, dần dần họ thấy Đức Giêsu không đáp ứng được chờ đợi và đòi hỏi của họ. Họ nghĩ rằng Đức Giêsu, với tư cách là con Vua Davit sẽ đứng lên lãnh đạo dân chúng đánh đuổi quân La-mã, giải phóng họ. Đức Giêsu không chấp nhận quan điểm đó. Người không làm phép lạ để nắm lấy quyền chính trị. Bởi đó, Đức Giêsu đã làm dân chúng thất vọng. Chúng ta không lạ gì khi thấy dân chúng có thái độ trở mặt như Tin Mừng tường thuật trong Lễ Lá.
4. Đức Giêsu với giới lãnh đạo và sự an ninh xã hội
Sứ điệp Đức Giêsu rao giảng chính yếu về Nước trời, xây dựng một xã hội huynh đệ và bình đẳng vì tất cả có cùng một Cha Trên Trời, điều này được người dân đương thời ngưỡng mộ và mau mắn đón nhận. Cũng kể từ đó, uy tín của Ngài càng ngày càng trổi vượt hơn so với các vị chức trách tôn giáo và xã hội lúc bấy giờ. Thêm vào đó, sau biến cố Đức Giêsu đuổi con buôn ra khỏi Đền thờ, các ông nghĩ rằng nó sẽ tạo dịp dân chúng nổi loạn và điều đó sẽ dẫn tới hậu họa là đế quốc Rôma sẽ đến đàn áp đẫm máu. Đối với họ, Đức Giêsu là mối nguy đáng sợ hơn hết, họ muốn sớm khử trừ mối nguy mang tên Giêsu: “thà một người chết thay cho toàn dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11, 50). Bởi đó chúng ta có thể hiểu vì sao họ bắt Đức Giêsu vào ban đêm và vội vàng đưa ra xét xử để tránh dân chúng bạo động.

II. Kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa
Nhiều trích dẫn trong Kinh Thánh giúp chúng ta trả lời câu hỏi vì sao Đức Giêsu chết.
1. “Vì Chúng Ta”
Vì chúng ta có nghĩa là: vì phần phúc của chúng ta; do chúng ta gây ra; thay thế cho chúng ta.
Gl 2, 20:“Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.”
Rm 5, 8: “Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội nhân”
Rm 8, 32: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng từ, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta.”
Mc 10, 45:“Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
Lc 22, 19: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em”
2. “Vì tội lỗi Chúng Ta”
Đức Kitô chết “vì tội lỗi chúng ta” là một khẳng định lâu đời nhất trong Tin Mừng.
Gl 1,4:“Để cứu chúng ta thoát khỏi cõi đời xấu xa hiện tại, Đức Giê-su Ki-tô đã tự hiến vì tội lỗi chúng ta, theo ý muốn của Thiên Chúa là Cha chúng ta”
1 Cr 15,3:“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh”
1 Pr 3,18:“Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi -Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa.”
3. “Vì phần rỗi Chúng Ta”
Tiếng “vì” ở đây có nghĩa là ‘’bởi nguyên nhân’’ và đồng thời là để “giải phóng chúng ta”
Dt 5,8-9 :“Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và …, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người.”
Ý tưởng về phúc cứu độ còn được diễn tả trong
Ga 6, 51:“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
Một số chiều hướng tu đức quan niệm “Vì phần rỗi Chúng Ta, Vì tội lỗi Chúng Ta, Vì Chúng Ta” với chủ trương đề cao đau khổ và cam chịu. Trong khi đó, Đức Giêsu không cam chịu cái chết của Người nhưng đã đón nhận một cách tự do để thực hiện kế hoạch yêu thương của Chúa Cha dành cho nhân loại. Người là Đấng đã sống CHO Chúa Cha và CHO chúng ta.
Vì sao có đau khổ vẫn là câu hỏi làm khắc khoải con người từ bao đời. Cái chết do biết bao đau khổ gây nên cho Đức Giêsu là câu trả lời giúp cho con người thấy được ý nghĩa của nó. Đức Giêsu đã đi qua đau khổ; Người đã sống sự khổ đau, Người đã tạo cho nó một ý nghĩa bằng cách chấp nhận nó một cách tự do vì người khác, trong tinh thần phục vụ và liên đới với Thiên Chúa Cha và với loài người. Chính khi sống sự đau khổ như thế để đi đến tận cùng là cái chết, Đức Giêsu đã được Chúa Cha ưng thuận và ban cho Người sống lại: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu … và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa.” (Pl 2, 8-11)
Tu sĩ Phêrô Trần Ngọc Phú, OFM

CÂU HỎI THẢO LUẬN
1/ Theo bạn, điều quan trọng của Mùa Chay là gì? Bạn có những quyết tâm cụ thể nào để sống điều quan trọng đó?
2/ Xin nêu lên cho mình hay nhóm mình một số việc làm cụ thể để sống Mùa Chay năm nay.

Về Đầu Trang Go down
 
VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VÌ SAO ĐỨC GIÊSU CHẾT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: GIỚI TRẺ :: VĂN HÓA - CHIA SẺ-
Chuyển đến