Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmTHÁNH ANTÔN GIẢNG Th_thong-tin-1THÁNH ANTÔN GIẢNG Th_gioi-tre-1THÁNH ANTÔN GIẢNG Th_chia-se-1THÁNH ANTÔN GIẢNG Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 THÁNH ANTÔN GIẢNG

Go down 
Tác giảThông điệp
kthoa




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 05/04/2012

THÁNH ANTÔN GIẢNG Empty
Bài gửiTiêu đề: THÁNH ANTÔN GIẢNG   THÁNH ANTÔN GIẢNG EmptyThu Jul 19, 2012 12:57 am

THÁNH ANTÔN GIẢNG

Clara d’Esposito

THÁNH ANTÔN GIẢNG St-antony-miracle4

Ngày nay, người giáo dân bình thường có bao nhiêu khả năng để quen với lời thuyết giảng ấn tượng của Thánh Antôn? Nếu người ta không muốn và cũng không thể đọc qua cho hết được tất cả các bài giảng của ngài – đúng ra các bài giảng này rất khó đối với những người không quen với lối thuyết giảng đó – đàng khác, người ta có thể biết ngài qua vô số các tuyển tập đã được in ra, nhất là trong dịp kỷ niệm Bách chu niên này. Tuy thế, nếu tách các bút tích của thánh Antôn ra khỏi đời sống ngài, nghĩa là ra khỏi chứng từ của thánh nhân trong thời của ngài, thì đó là một sai lầm.

Nói chung, có thể người ta bảo: “lời nói bay đi, chữ viết vẫn còn”, nhưng trong ngôn từ, nhất là khi ngôn từ được sử dụng trong giảng thuyết, thì vẫn còn đó một yếu tố liên quan tới con người, một ý muốn liên lụy tới người nghe, mà đó lại là những thứthường không thế gặp thấy được trong các bài viết. Và trong thực tế, khi một độc giả vào thời chúng ta, lần đầu tiên đối diện với các bài viết của thánh Antôn, sẽ không thể nào tránh khỏi cảm thấy lạnh lùng hoặc thất vọng. Điều gây ấn tượng tiêu cực trên người đọc là một thứ văn phong thuộc nền văn hóa của một thời đại khác. Việc cố gắng tìm cho ra sự gần gũi trong cách viết của một Phanxicô ít học nơi Antôn là một điều vô ích.

Điểu quá hiển nhiên là Antôn đã học trong các trường thần học vào thời của ngài. Do đó, ngài thường sử dụng những phương pháp vào thời ấy như: việc phân chia một hình ảnh hoặc một khái niệm ra thành ba, năm hoặc bảy phần, việc sử dụng nhiều giải thích mang tính ẩn dụ, thần bí và đạo đức. Có lẽ ngài là người đã kín múc lấy nhiều nhất từ lối hành văn “ngụ ngôn về muông thú” (bestiarii) và “gãy gọn” (lapidari) đang thịnh hành vào thời ấy, đây là lối hành vănđến từ các tập sách gán ghép những phẩm chất lạ thường cho hết thảy mọi yếu tố trong giới tự nhiên. Tuy nhiên, cũng từ nền văn hóa nói trên đã đưa tới điều quan trọng hơn: đó là một sự hiểu biết mênh mông và sâu sa về Kinh Thánh, cho phép ngài lang thang một cách vô cùng dễ dàng qua hết thảy mọi bản văn thánh, và thói quen chú giải một cách khắt khe và chính xác. Và đúng thế, vì phẩm chất đó mà Antôn đã được chỉ định để dạy dỗ và đã thành công trong việc làm cho Thánh Phanxicô thay đổi để đi tới chỗ cần phải cho phép anh em học thần học: “Tôi bằng lòng để anh dạy thánh khoa thần học cho anh em ...” (Thư gởi Thánh Antôn). Để có được một sự nhượng bộ như thế, ắt hẳn thánh Phanxicô phải rất chắc chắn về người anh em của ngài; ngài tin tưởng vào người anh em ấy không chỉ trên bình diện tri thức văn hóa, mà trên hết còn tin tưởng vào một con người thiêng liêng đạo đức. Thánh Phanxicô phải bảo đảm việc Antôn dạy anh em học tập sẽ không dẫn đưa anh em tới chỗ kiêu căng trong chuyện học tập hoặc trong các thứ trò chơi trí thức có hại cho tinh thần cầu nguyện. Đàng khác, việc đối đầu với các lạc giáo xuất hiện ngày càng nhiều, đến nỗi những người chỉ hiểu và sống Thánh Kinh một cách đơn sơ thì không đủ, nhưng cần thiết phải bảo vệ những con người đơn sơ ấy khỏi những lời giải thích hàm hồ của các lạc giáo, nhờ việc trưng dẫn sách thánh một cách chắc chắn, dựa trên một học thuyết có nền tảng rõ ràng.

Trong chuyện này, Antôn là một bậc thầy không ai đánh bại nổi và người ta tin là ngài đã tạo nên một bước ngoặt đối với anh em Phan sinh. Vì Antôn đang sống cái quá khứ thuộc về thánh Âu tinh của ngài, với một tâm hồn hoàn toàn đắm chìm trong cái hiện tại thuộc về thánh Phanxicô của ngài, nên bối cảnh văn hóa mạnh mẽ của ngài được nhìn nhận và đã có thể sản sinh ra những hoa trái kỳ diệu cho Hội Dòng. Ngài ý thức rõ ràng rằng: người ta không thực sự hiểu được các bản văn Kinh Thánh, nếu như không đích thân sống các bản văn đó; ngài biết rằng chữ “biết” trong Kinh Thánh ám chỉ sự hiểu biết bằng kinh nghiệm, nghĩa là một sự hiệp thông yêu thương mật thiết với chân lý mà người ta công bố. Vì lý do đó, chiêm ngưỡng là khát vọng ẩn tàng, là ngọn lửa bừng cháy trong nội tâm ngài đã mang lại sức mạnh cho lời ngài thuyết giảng, không phải theo nghĩa truyền thống là truyền đạt cho những người khác chân lý được gặp thấy trong việc cầu nguyện, nhưng theo nghĩa của thánh Phaolô và của trường phái Phan sinh là sự hiệp nhất chính mình với Đức Kitô, cho phép Đức Kitô lên tiếng thông qua nhà giảng thuyết: đó là “Không phải tôi sống, mà là Đức Kitô đang sống trong tôi”.

Đúng hơn, vượt qua những nét phác họa phiền phức bên ngoài như đã được đề cập ở trên, quả thực không quá khó trong việc bắt gặp được ở nơi Antôn các chủ đề rao giảng lớn theo trường phái Phan sinh với lòng say sưa trìu mến, như về chủ đề: Chúa Kitô, Đấng nghèo khó và chịu đóng đinh; về Tình yêu không được yêu lại (“Ôi, lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con phải làm gì cho Ngài đểđược có Ngài?” “Con hiến dâng cuộc sống của con và con sẽ tự hiến cho Ngài!”). Đôi khi thánh nhân đề cập tới Chúa Kitô tương tự như Thánh Phanxicô nói: “ Ôi, tình yêu Chúa Kitô làm cho mọi nỗi cay đắng trở thành ngọt ngào!”, hoặc như Thánh nữ Clara nói: “Chúng ta hãy chiêm ngưỡng Chúa chúng ta treo trên thánh giá, bị đinh nhọn đâm thâu. Ấy chính là sự sống của bạn đang treo lên trước mắt bạn, đến nỗi bạn có thể tự ngắm mình như trong một tấm gương”.

Nơi Antôn, niềm tin vào Chúa Cha đầy Lòng Thương xót, tâm tình nhạy bén và âu yếm mừng kính Đức Maria, việc tôn kính bí tích Thánh Thể như là trung tâm của hoàn vũ và như chiếc cầu nối liền trời với đất, đều mang đặc điểm Phan sinh. Một số lời khẳng định ngắn gọn cũng mang tính chất Phan sinh như: “Việc thấy và tin đều tương tự như nhau, vì tin bao nhiêu thì thấy bấy nhiêu”. Có ai lại không nhớ tới lời phát biểu ngắn gọn của thánh Phanxicô: đó là “Trước mặt Thiên Chúa, một người thế nào thì người ấy chỉ có thế không hơn”.

Và khi thánh nhân chọn đưa ra những thí dụ đến từ thế giới tự nhiên, thì lời lẽ của vị “Giám mục” trở nên ngọt ngào, sáng sủa và kiều diễm biết bao! Vả lại, lối hành văn “ngụ ngôn về muông thú” và “gãy gọn” vào thời Trung cổ không nói nhiều, song với một con người chiêm ngưỡng, là con của thánh Phanxicô, là người đã được học từ nơi bậc thầy của ngài, thì mọi vật lại đều mang tính biểu tượng. Tương tự như bài bình luận thú vị về những con ngọc trai với câu kết luận như sau: “Chỉ tâm hồn người nào thấm đậm cảnh tượng thiên đàng thì mới sản sinh ra được những hạt ngọc” hoặc về việc huấn luyện, trong đoạn văn dài và tươi đẹp nhất về những con chim sếu đang vỗ cánh lượn bay, được sánh ví với việc các tín hữu phải giúp đỡ lẫn nhau, thánh nhân nói: “Cũng thế, chúng ta cùng làm việc với nhau! Trên các tầng cao một đời sống thánh thiện, chúng ta chăm sóc lẫn nhau và chăm sóc những người khác, chúng ta hướng dẫn những người không biết đường ..., chúng ta kích thích kẻ lười biếng ..., khi đêm xuống chúng ta tỉnh thức cầu nguyện và chiêm ngưỡng, tương tự như những người lính canh của Thiên Chúa, và chúng ta rung chuông báo động ngay tức khắc, nếu như có một tội lỗi nào đang lẻn lỏi vào giữa chúng ta”.

Tuy nhiên, kẻ chiêm ngưỡng, người si mê những cánh hoa đồng nội, đã biết tới tình trạng bi thảm của nhân loại: đó là thân phận một kẻ hành khất không ai giúp đỡ trong kiếp nhân sinh mà nhờ trực giác thánh Phanxicô biết rất rõ và đã được diễn tả một cách tự nhiên qua lời ngắn gọn của ngài. “Hết thảy chúng ta đều là những kẻ bị ruồng bỏ, vì chúng ta bị xua đuổi khỏi nhan thánh Chúa, giống như những kẻ hành khất đã rời xa khỏi quê hương thiên đàng chúng ta”. Đó là lý do tại sao thánh Antôn lại dạy chúng ta quay về với Đức Maria, Đấng là Sao Biển: “Người nghèo bất hạnh bị chìm xuống đáy biển, xa cách tôn nhan Thiên Chúa, giữa những cơn bão tố liên hồi, bị cô lập trong vùng đất sự chết – chúng ta phải không ngừng kêu lên hai tiếng AVE MARIA!”. Con tim thánh Antôn ý thức và động lòng trắc ẩn đối với tiếng thổn thức âm thầm của cuộc sống; cũng như trí thông minh sáng suốt của ngài không bỏ qua những cách ứng xử vô lương tâm đang khống chế cái gọi là xã hội dân sự, những giáo dân và đôi khi cả những con người của Giáo hội, những cách ứng xử vô lương tâm đó đã góp phần làm tăng thêm quá nhiều những nỗi bất hạnh của người nghèo.

Lời giảng thuyết của ngài ắt hẳn phải rất ư là mãnh liệt, nếu như ngài được xem là “cái búa đối với các lạc giáo”. Và ngài đã sử dụng những ngôn từ rất gay gắt chống lại những con người bất trung trong Giáo hội và chống lại những vị mục tử đã không lo chăm sóc cho đoàn chiên của các ngài. Cuộc chiến của ngài chống lại thói cho vay nặng lãi thật vang lừng, đó là một thói tục mà giờ đây vẫn tồn tại như một thứ bệnh dịch nan y trong xã hội Ý. Chúng ta có thể hiểu rõ được sự giận dữ của ngài đối với thứ tội này, một thứ tội càng đánh mạnh vào những con người bất hạnh, nhất là đụng chạm tới “con tim nhân hậu” theo truyền thống Phan sinh nơi ngài: đó là những người nghèo và Bà chúa Nghèo.

Vì lý do đó, dân chúng cảm thấy gần gũi với ngài, thậm chí cho dù ngài là người rất ư học thức, và dân chúng tụ họp lại chung quanh ngài với lòng biết ơn, nhìn nhận ngài là một vị ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến. Thuộc tính đó – thuộc tính của một ngôn sứ - chỉ có thể được dân chúng tặng ban: chứ không phải là do các vị lãnh đạo phong tặng, cho dẫu có thể họ là bất kỳ ai đi nữa. Dân chúng cảm nhận được nơi ngài, cũng như nơi thánh Phanxicô, một tâm hồn tha thiết đi tìm kiếm sự thật và công lý: đó là sự hiện diện nhập thể và sống động các giá trị vĩnh cửu, là ý muốn và năng lực loan báo các giá trị vĩnh cửu đó một cách xác thực và rõ ràng cho những con người đang khát khao.

Để trở nên như một dấu chỉ tình yêu giữa vị ngôn sứ với dân ngài, nên Thiên Chúa đã ban xuống quà tặng tình thương của ngài: đó là ơn các phép lạ.

(CIOFS Bulletin, 1995, N. 3 – Chiều ofm chuyển ngữ)

Về Đầu Trang Go down
 
THÁNH ANTÔN GIẢNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cuộc đời Thánh Antôn
» THÁNH ANTÔN LÀM PHÉP LẠ
» THÁNH NỮ ELISABETH NƯỚC BỒ ĐÀO NHA
» THÁNH LU-Y IX, VUA NƯỚC PHÁP
» THÁNH NỮ ÊLISABÉT HUNGARI

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: THÔNG TIN :: PHỤNG VỤ - CÁC THÁNH-
Chuyển đến