Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmGTPS - Brazil 2011 Th_thong-tin-1GTPS - Brazil 2011 Th_gioi-tre-1GTPS - Brazil 2011 Th_chia-se-1GTPS - Brazil 2011 Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 GTPS - Brazil 2011

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

GTPS - Brazil 2011 Empty
Bài gửiTiêu đề: GTPS - Brazil 2011   GTPS - Brazil 2011 EmptySun Apr 22, 2012 11:12 am

GIỚI TRẺ PHAN SINH NGÀY NAY
TTN Dòng PSTT lần thứ XIII
Sao Paolo, ngày 28.10.2011
Ana Fruk, Cố vấn BCH GTPS


1. GTPS NHƯ MỘT LỜI ĐÁP TRẢ CÁC THÁCH ĐỐ TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA
Khi tôi đang chuẩn bị viết bản báo cáo này, tôi nghĩ đâu là những vấn đề quan trọng nhất đối với Giới Trẻ Phan Sinh ngày nay. Trong lúc đọc các bản văn khác để chuẩn bị, tôi bắt gặp những lời Chân phước ĐGH Gioan Phaolô II đã nói trong buổi canh thức Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào năm 1998 và những lời đó cũng diễn tả cho thấy một lời kêu gọi rất rõ ràng đối với Giới Trẻ Phan Sinh: “Do đó, chúng tôi thấy cấp bách cần phải có một sự loan báo mạnh mẽ, một nền huấn luyện chuyên sâu và vững chắc cho các Kitô hữu. Ngày nay rất cần tới những Kitô hữu chín chắn, ý thức về căn tính của họ trong bí tích Thánh tẩy, về ơn gọi và sứ vụ truyền giáo của họ trong Giáo hội và trong thế giới! Một nhu cầu to lớn là cần tới những cộng đồng Kitô hữu sống động! Và ở đây là các phong trào và các cộng đoàn Giáo hội mới: các phong trào và các cộng đoàn Giáo hội mới là lời đáp trả lại thách đố nguy cấp đó vào lúc kết thúc ngàn năm, mà Chúa Thánh Thần đã ban tặng. Các bạn là lời đáp trả mà Thiên Chúa đã quan phòng”.
Ghi nhớ câu nói cuối cùng đó: “Các bạn là lời đáp trả mà Thiên Chúa đã quan phòng”, tôi nghĩ tới trách nhiệm các bạn trẻ Phan sinh phải có đối với Giáo hội và xã hội mà chúng ta đang sống trong đó. Đọc lại những tài liệu khác trong Dòng Phan Sinh Tại Thế liên quan tới Giới Trẻ Phan Sinh, tôi thấy sứ điệp này cũng đã được Dòng Phan Sinh Tại Thế công nhận. Đó là lý do tại sao trong những năm qua, người ta lưu tâm tới Giới Trẻ Phan Sinh và sự phát triển của Giới Trẻ Phan Sinh. Ở đây, tôi muốn nói chút ít về một vài vấn đề liên quan tới Giới Trẻ Phan Sinh, là điều gần như trùng hợp với các Kết luận của Tổng Tu nghị lần trước đã được tổ chức tại Hungary – đó là huấn luyện, sự hiện diện trong thế giới, truyền thông và các huynh đệ đoàn đang phát triển.

2. VIỆC HUẤN LUYỆN GIÚP CHÚNG TÔI XÂY DỰNG NƯỚC CHÚA
Giới Trẻ Phan Sinh hiện diện tại nhiều quốc gia nhưng rất ư là đa dạng, nghĩa là ít có sự đồng nhất. Hoàn cảnh xã hội-văn hóa xác định thế nào là trẻ, đâu là những trách nhiệm mà người trẻ có thể đảm nhận và đâu là kiểu cách huấn luyện và hành động được mở ra cho người trẻ. Trong tài liệu chuẩn bị Tổng Tu nghị, có một đoạn rất gợi ý liên quan tới điểm mà tôi thấy giống như một trong những mục đích của việc huấn luyện Giới Trẻ Phan Sinh: đó là “(...) can đảm mở ra những nẻo đường mới nhằm đáp trả lại các điều kiện và hoàn cảnh đổi thay mà Giáo hội phải đối mặt trong lời kêu gọi loan báo và sống Tin Mừng hôm nay. (...) Việc đó kêu gọi chúng ta dấn thân đối thoại với thế giới này, không phải bằng cách giam mình trong các cộng đồng và các cơ cấu chúng ta, nhưng là chấp nhận thách thức dự phần vào các thực tế đó, như thế để nói và làm chứng trong các lãnh vực đó, từ bên trong. Đây là hình thức tử đạo của người Kitô hữu trong thế giới ngày nay ...”. Các anh chị có thể mường tượng nổi tiềm lực mà Giới Trẻ Phan Sinh có được và qua Giới Trẻ Phan Sinh, mà Gia đình Phan sinh cũng như Giáo hội có được hay không?
Tôi muốn chia sẻ với các anh chị một vài suy tư về Giới Trẻ Phan Sinh ngày nay, nhất là liên quan tới việc huấn luyện phải cống hiến cho Giới Trẻ Phan Sinh, sao cho có thể chu toàn công tác mà Giới Trẻ Phan Sinh đã được Đức Gioan Phaolô II mời gọi. Một số ý tưởng căn bản về Giới Trẻ Phan Sinh có thể được khai triển bằng cách suy tư dựa trên Bản Luật của Dòng Phan Sinh Tại Thế, đối với Giới Trẻ Phan Sinh, Luật đó phải là một tài liệu gợi hứng, một tài liệu của óc sáng tạo và tinh thần đồng trách nhiệm.
Đây là lối sống mà Dòng Phan Sinh Tại Thế “phải sẵn sàng chia sẻ ... với những người trẻ cảm thấy được Thánh Phanxicô Átxidi lôi cuốn” . Đức Gioan Phaolô II đã nói với Giới Trẻ Phan Sinh Ý rằng: ơn gọi được đề nghị đó là một “hành trình làm cho các bạn mang sắc thái đặc biệt là những người trẻ Phan sinh; hành trình đó giúp các bạn trở nên những người trưởng thành trong đức tin, trở thành những tông đồ trong cộng đồng Hội Thánh và cư xử trong xã hội như những con người có trách nhiệm, có khả năng dũng cảm đảm nhận vai trò mà Thiên Chúa quan phòng kêu gọi các bạn lãnh nhận” .
Trong cuộc hội kiến dành cho Giới Trẻ Phan Sinh Ý vào tháng 05.1998, nhân dịp kỷ niệm 50 năm sinh nhật Giới Trẻ Phan Sinh Ý, ĐGH đã nhấn mạnh: “Tự bản chất, Giới Trẻ Phan Sinh là một ơn gọi lớn lên trong tình huynh đệ” . Thật vậy, thể thức sống mà Luật Dòng Phan Sinh Tại Thế cống hiến là một lời mời gọi sống Phúc âm như Thánh Phanxicô đã sống, nghĩa là trong tình huynh đệ - là “cộng đồng yêu thương và môi trường đặc sủng, trong đó cảm thức về Hội Thánh và ơn gọi Kitô hữu và Phan sinh được phát triển” .
Bản Luật là một tài liệu gợi hứng sống Phúc âm như thánh Phanxicô đã sống, mà như ĐGH nhắc nhớ chúng ta, không được quên rằng: “mỗi người được đích danh kêu gọi cộng tác một cách đặc biệt vào việc làm cho Nước Chúa ngự đến. Không được để cho bất cứ nén bạc nào, dù cho có nhỏ bé thế nào đi nữa, bị chôn dấu hoặc bị hao mòn” . Không thể mường tượng Giới Trẻ Phan Sinh mà lại tách biệt khỏi Phan Sinh Tại Thế, cũng giống như thật khó mà nghĩ Phan Sinh Tại Thế lại dửng dưng với Giới Trẻ Phan Sinh. Tất cả các huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế phải cảm thấy nhu cầu cần chia sẻ kinh nghiệm họ sống Phúc âm với những người trẻ, là những người “tạo nên một tiềm lực phi thường và một thách đố vĩ đại đối với tương lai của Giáo hội” . Tương lai và sức sáng tạo của Giáo hội và của Dòng Phan Sinh Tại Thế sẽ sống động, khi Giáo hội và Dòng Phan Sinh Tại Thế nói với nền văn hóa hiện nay của giới trẻ, tuy nhất thời và đổi thay - thật vậy, nhưng lại cũng rất có khả năng đem lại một sự đóng góp.
Dòng Phan Sinh Tại Thế phải giới thiệu cho người trẻ lối sống Phan sinh và giúp các bạn trẻ đạt tới sự chín chắn trong ơn gọi của họ và trong dự phóng đời sống huynh đệ, với niềm vui như Chúa Giêsu đã nhìn người thanh niên trẻ trung trong Tin Mừng (x. Mc 10, 21). Dòng Phan Sinh Tại Thế phải giúp các bạn trẻ khám phá những chân trời mới và lớn lên “trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người đời” (Lc 2, 52). Các huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế phải xem các thành viên Giới Trẻ Phan Sinh không chỉ là những chủ thể thụ động trong ơn gọi của họ, mà còn là những chủ thể tích cực. Các Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế phải kiến tạo một tinh thần tiếp đón nồng hậu vào trong đời sống huynh đệ đoàn và cho phép giới trẻ được dấn thân và tham dự vào các buổi gặp gỡ và các hoạt động của mình.
Dòng Phan Sinh Tại Thế phải quảng đại cống hiến nhiều sự lựa chọn cho Giới Trẻ Phan Sinh. Đừng quên rằng Chúa mới thực sự là Đấng kêu gọi. Giới Trẻ Phan Sinh không phải là nhà trẻ của Dòng Phan Sinh Tại Thế, để từ đó Dòng sẽ đem các thành viên cấy trồng vào khi Dòng cảm thấy có ích lợi cho huynh đệ đoàn. Đó là cái nhìn nông cạn và đầu óc khép kín. Trái lại, Dòng Phan Sinh Tại Thế phải nhìn Giới Trẻ Phan Sinh như là một thửa vườn có thể canh tác và với sự tin tưởng, đem gieo vào trong đó những hạt giống của nhiều bậc sống Kitô hữu như: đời sống gia đình, đời sống thánh hiến, đời sống linh mục, Dòng Phan Sinh Tại Thế, các Tu hội Đời và nhiều cách thức cũng như hình thức khác trong đó Gia đình Phan sinh diễn tả cùng một đoàn sủng của Cha chung Chí ái.
Dòng Phan Sinh Tại Thế phải đi từ lý thuyết tới chỗ cung cấp những kinh nghiệm hữu hiệu, ngõ hầu cống hiến các cơ hội để Giới Trẻ Phan Sinh được trưởng thành trên bình diện nhân bản, Kitô giáo và Phan sinh. Như Tông thư Novo Millennio Ineunte nói, chúng tôi tin rằng: “Nếu Đức Kitô được giới thiệu cho những người trẻ, thực sự như con người của Ngài, thì những người trẻ sẽ cảm nghiệm được Ngài như là một câu trả lời làm cho họ xác tín và họ có thể đón nhận sứ điệp của Ngài, thậm chí sứ điệp đó có đòi hỏi và mang dấu ấn của Thập giá” .
Dùng căn tính Dòng Phan Sinh Tại Thế như khởi điểm, Bản Luật cống hiến cho Giới Trẻ Phan Sinh một phạm vi hiện diện và một sứ vụ rộng lớn: là xây dựng một thế giới huynh đệ và mang tính Phúc âm hơn (Điều 14), cổ võ nhân phẩm (Điều 14), cổ võ công lý, với những chọn lựa hài hòa với niềm tin của họ (Điều 15), làm việc như một sự nối dài bàn tay sáng tạo của Thiên Chúa (Điều 16), thách đố các giá trị gia đình (Điều 17), tương quan với toàn thể vũ trụ và tôn trọng đối với những điều thiện hảo trong tạo thành (Điều 18), xây dựng hòa bình ngang qua việc đối thoại, yêu thương và tha thứ (Điều 19).
Những thách đố đề cập trên đây rõ ràng hàm chứa những điều khác nữa: thế giới chính trị, thực tế xã hội, tài chính, văn hóa, nghệ thuật và khoa học, nghiên cứu, truyền thông xã hội và đau khổ. Các vị Tổng phục vụ Dòng I và Dòng III tin vào điều đó, như các vị nói trong lá thư “Ơn gọi và Sứ vụ của người Tín hữu Giáo dân Phan sinh trong Giáo hội và trong Thế giới” (1989) của các vị rằng: Dòng Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh sẽ có thể sử dụng, để phục vụ một cách hiệu quả và sáng tạo hơn, gia sản thiêng liêng và văn hóa mà họ có và cùng lúc sử dụng các nguồn tài nguyên đã được truyền thống Phan sinh cống hiến.
Nếu các bạn trẻ Phan sinh thực hiện sứ vụ sáng tạo và đòi hỏi đã được Luật Dòng Phan Sinh Tại Thế giới thiệu cho họ, thì họ sẽ cần phải được huấn luyện rất nhiều. Đó phải là một nền huấn luyện toàn diện và vững chắc: trên bình diện nhân bản, Kitô giáo và Phan sinh. Huấn luyện là một trong những ưu tiên của Dòng Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh. Nếu việc huấn luyện đạt tới cơ sở các huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh, thì những bạn trẻ Phan sinh sẽ được đào tạo có khả năng để hiến thân, để lấy những quyết định đúng đắn và đưa ra được một chứng từ Kitô hữu và Phan sinh. Trong đó, hội đồng Giới Trẻ Phan Sinh nắm một vai trò quan trọng, cùng với linh hoạt viên huynh đệ và vị Trợ úy .
Nhìn chung, Gia đình Phan sinh và nhất là Dòng Phan Sinh Tại Thế, có nhiều cơ hội để liên hệ với giới trẻ hôm nay. Trước hết, có được điều đó là vì con người của Thánh Phanxicô thành Átxidi, đời sống và linh đạo của ngài; thứ hai là nhờ trái tim của Bản Luật Dòng Phan Sinh Tại Thế, một Bản Luật hòa nhịp đập với con tim của giới trẻ là những người đang đi tìm tình huynh đệ, công lý, sự hài hòa với tạo thành, hòa bình, sinh thái ...vv, luôn luôn học tập sống và hành động nơi con người Đức Kitô, khao khát trở nên chứng nhân cho Người bằng đời sống và lời nói ; thứ ba, Giới Trẻ Phan Sinh đặt kỳ vọng nơi Dòng Phan Sinh Tại Thế để “thấy được sức sống và sự lan tỏa của các huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh” .
Điều đó đòi hỏi nỗ lực về phía Dòng Phan Sinh Tại Thế, nỗ lực mà Tổng Hiến Chương mô tả như là việc đồng hành với “giới trẻ trên hành trình trưởng thành về phương diện nhân bản và thiêng liêng của họ, qua những hoạt động và nội dung có phương hướng” . Việc đồng hành bao gồm việc cổ võ ơn gọi và tôn trọng sự sống, đang lúc đồng thời tôn trọng cá tính của người trẻ. Trong khi đồng hành, người ta phải chú ý sâu sát tới tư duy, cảm xúc và ý nghĩ của con người, cũng như phải trở nên một người biết sẵn sàng lắng nghe. Người ta phải biết cách chăm sóc hạt giống, tưới tắm cho hạt giống cũng như bảo vệ hạt giống khỏi nắng nóng, sao cho hạt giống khỏi phải hứng chịu quá nhiều nước hoặc bị quá nhiều nắng mặt trời làm cho ngột ngạt.
Người đồng hành, thường cũng là “linh hoạt viên huynh đệ” , phải trở nên một người bạn đường. Đang khi người ấy đồng hành người Phan sinh trẻ, người ấy cũng được lớn lên. Người ấy đồng hóa với giới trẻ, nhưng cùng lúc cũng biết rõ các vai trò tương ứng của họ. Huynh đệ đoàn cũng như Linh hoạt viên Huynh đệ phải thường xuyên gặp gỡ, không chỉ với Giới Trẻ Phan Sinh, mà cũng còn với người này người nọ để lượng giá sự tiến bộ đã được thực hiện.

3. ĐƯỜNG HƯỚNG LINH HOẠT HUYNH ĐỆ ĐOÀN
Bây giờ, tôi sẽ nói ngắn gọn tới tài liệu Đường Hướng Linh Hoạt Huynh Đệ Đoàn đã được Ủy ban Giới Trẻ Phan Sinh soạn thảo và đã được Ban Chấp hành phê chuẩn, ngõ hầu trợ giúp tất cả những ai cần một số chỉ dẫn xoay quanh công tác Linh hoạt huynh đệ đoàn.
Vào năm 2007, các thành viên Giới Trẻ Phan Sinh đã họp nhau tại Barcelona, để lần đầu tiên thảo luận kinh nghiệm của họ về các Linh hoạt viên Huynh đệ trong Dòng Phan Sinh Tại Thế và chia sẻ ý tưởng về việc linh hoạt huynh đệ đoàn. Các thành viên đồng ý về những đặc tính lý tưởng của một Linh hoạt viên Huynh đệ và phát biểu một số khía cạnh tích cực của việc linh hoạt huynh đệ đoàn, nhưng cũng cảnh báo về những tình huống có thể gây ra khó khăn trong mối tương quan với Dòng Phan Sinh Tại Thế. Tất cả những điều đó đều được hàm chứa trong tài liệu mà lúc này tôi đang giới thiệu cho quý anh chị, với tất cả mọi người vì tôn trọng công việc do các thành viên Giới Trẻ Phan Sinh đã thực hiện, nhằm trả lời cho yêu cầu của các đại biểu trong Tổng Tu nghị lần thứ XII tại Hungary là soạn thảo dụng cụ thích hợp nhằm giúp các Linh hoạt viên Huynh đệ chu toàn tốt hơn công tác phục vụ của họ.
Yêu cầu cần phải làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc linh hoạt huynh đệ đoàn trở nên một điều hiển nhiên, là do một vài vấn đề như: một số nhóm Giới Trẻ Phan Sinh đã phát triển mà không có liên hệ gì với Dòng Phan Sinh Tại Thế, trong khi các nhóm đó lại được phát sinh trong khuôn khổ Dòng Phan Sinh Tại Thế có thể hoặc là trải nghiệm những khủng hoảng về căn tính, hoặc hiểu sai vị thế và vai trò của họ trong Dòng Phan Sinh Tại Thế hoặc trong Giới Trẻ Phan Sinh, lý do vì thiếu sự huấn luyện tương thích và/hoặc thiếu sự linh hoạt thích hợp.
Tài liệu Đướng hướng Linh Hoạt Huynh Đệ Đoàn mà giờ đây tôi giới thiệu cho quý anh chị được căn cứ trên một số tài liệu liên quan tới Giới Trẻ Phan Sinh (Luật Phan Sinh Tại Thế số 24, Tổng hiến Chương các số 96 – 97, tài liệu Giới Trẻ Phan Sinh: Nẻo đường ơn gọi Phan sinh, các Quyết định của Đại hội Giới Trẻ Phan Sinh lần thứ I tại Barcelona năm 2007, tài liệu Tháp nhập các thành viên Giới Trẻ Phan Sinh vào Dòng Phan Sinh Tại Thế). Tài liệu này nói với các Linh hoạt viên Huynh đệ và với các Hội đồng cả Phan Sinh Tại Thế lẫn Giới Trẻ Phan Sinh ở mọi cấp, nhằm cung cấp đường hướng để bảo đảm một sự linh hoạt huynh đệ hữu hiệu cho Giới Trẻ Phan Sinh. Mục đích chính của tài liệu là cung cấp sự hướng dẫn và điều hành đối với vai trò của Linh hoạt viên Huynh đệ, là người cần phải đảm bảo một sự linh hoạt huynh đệ vững chắc và hữu hiệu cho Giới Trẻ Phan Sinh.
Tài liệu Đường Hướng gồm có 7 chương, được phân chia theo trật tự sau: (1) Phần Giới thiệu, (2) Việc Linh hoạt Huynh đệ đoàn, (3) Linh hoạt viên Huynh đệ, (4) Tương quan với Giới Trẻ Phan Sinh, (5) Tương quan với Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế, (6) Tương quan với Trợ úy, (7) Phần Kết luận. Phần dẫn nhập trong mỗi chương đều có một trích dẫn rút ra từ các tài liệu khác nhau liên quan tới Giới Trẻ Phan Sinh, nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được khai triển trong mỗi chương.
Khi chúng tôi viết về công tác linh hoạt huynh đệ đoàn, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một câu trả lời cho câu hỏi: “Linh hoạt huynh đệ đoàn nghĩa là gì và ai có trách nhiệm linh hoạt huynh đệ đoàn?”. Chương tiếp theo bàn tới con người của Linh hoạt viên Huynh đệ - vai trò và công việc, các đặc điểm của anh/chị đó, công tác phục vụ của anh/chị đó ở các cấp khác nhau (nhấn mạnh ở cấp địa phương) và việc anh/chị đó là do Hội đồng Dòng Phan Sinh Tại Thế chỉ định.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh công tác phục vụ của Linh hoạt viên huynh đệ trong mối tương quan với Hội đồng Giới Trẻ Phan Sinh, với Hội đồng Dòng Phan Sinh Tại Thế và vị Trợ úy. Trong huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh, vai trò của anh/chị ấy là nâng đỡ, hướng dẫn và khuyến khích giới trẻ để chính họ tự khám phá ra ơn gọi của chính họ và diễn biến hành động tốt nhất, nơi mà các hoạt động và các chương trình đều liên quan đến nhau. Trong Dòng Phan Sinh Tại Thế, Linh hoạt viên Huynh đệ có thể giúp anh chị em hiểu Giới Trẻ Phan Sinh là gì và tiếp đón các thành viên Giới Trẻ Phan Sinh gia nhập huynh đệ đoàn. Trong chương cuối, mối tương quan với Trợ úy phải là một tương quan tích cực, vì việc đó sẽ làm cho công tác linh hoạt giới trẻ càng hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, không được lẫn lộn công việc phục vụ của Linh hoạt viên Huynh đệ với công việc phục vụ của vị Trợ úy. Hai bên dù bổ túc cho nhau, nhưng đều có những vai trò khác biệt sẽ được đề cập một cách chi tiết hơn trong các đường hướng.
Việc trở thành một Linh hoạt viên Huynh đệ là một quà tặng và là một đặc ân. Việc đó đòi hỏi phải hiến thân, kiên trì và chia sẻ trách nhiệm, đem lại kết quả là cùng nhau làm cho Giới Trẻ Phan Sinh, Dòng Phan Sinh Tại Thế và Gia đình Phan sinh được phong phú, vì tất cả đều chu toàn sứ vụ chung của mình trong Giáo hội và trong xã hội. Việc làm chứng cho các thành viên Giới Trẻ Phan Sinh và giúp họ thể hiện ơn gọi của chính họ trong bối cảnh Dòng Phan Sinh Tại Thế cũng là một dấu chỉ cho thấy sức sống trong các huynh đệ đoàn chúng ta.
Tất cả những điều được nói ở trên là lý do tại sao tôi muốn quý anh chị đọc tài liệu này và phân phát tài liệu này đến cho các Linh hoạt viên Huynh đệ trong các huynh đệ đoàn của quý anh chị. Xin quý anh chị vui lòng nhập tâm điều Tổng hiến Chương yêu cầu quý anh chị - là nhìn thấy “sức sống và sự tỏa lan các huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh, cũng như đồng hành với giới trẻ trên hành trình trưởng thành về mặt nhân bản và thiêng liêng” .

4. TÌNH HÌNH GIỚI TRẺ PHAN SINH HIỆN NAY
4.1. Dữ liệu về GTPS trên thế giới
Vì Dòng Phan Sinh Tại Thế có trách nhiệm về sự phát triển của Giới Trẻ Phan Sinh, như tôi vừa nói, nên tôi sẽ trình bày cho quý anh chị thấy đâu là những việc quý anh chị/ chúng tôi đã làm cho tới bây giờ cùng với sự giúp đỡ của các vị Trợ úy, trong 63 năm qua. Giới Trẻ Phan Sinh có chừng 49.000 thành viên và hiện diện trong 66 huynh đệ đoàn quốc gia, trong đó có 35 huynh đệ đoàn chính thức và 31 huynh đệ đoàn đang phát triển. Tại một vài quốc gia khác, một số nhóm giới trẻ quan tâm tới nền huấn luyện Giới Trẻ Phan Sinh, nhưng mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, vì thế chúng ta sẽ thấy được điều gì xảy đến với sự kiện này trong những năm tới. Tiếc thay, tôi phải nói rằng: Giới Trẻ Phan Sinh cũng gặp các vấn đề tương tự như các vấn đề của Phan Sinh Tại Thế liên quan tới việc trả lời cho các cuộc nghiên cứu chung. Đó là lý do tại sao các dữ liệu tôi đang trình bày trong Tu nghị này có lẽ không tương ứng với tình hình thực tế. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc này cho tới kỳ Tu nghị kế tiếp, để hoàn tất các dữ liệu còn thiếu. Vậy, ghi nhớ vấn đề này bằng cách thu lượm thông tin đến từ các huynh đệ đoàn quốc gia, bởi lẽ các dữ liệu được trình bày không được đầy đủ, nên tôi xin phép chỉ cho quý anh chị thấy bản đồ các huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh trên thế giới. Như quý anh chị có thể thấy, trách nhiệm của chúng ta tuy nhiều, nhưng tiềm năng cũng nhiều.
4.2. Nhóm Điều hợp viên GTPS
Để có thể điều hợp hết mọi huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh đó, Ban Chấp hành Quốc tế Dòng Phan Sinh Tại Thế đã thiết lập Nhóm Điều hợp viên Giới Trẻ Phan Sinh vào năm 2008. Nhóm đầu tiên đã hoàn thành xong nhiệm kỳ, nhóm thứ hai vừa mới bắt đầu và sẽ còn kéo dài cho tới năm 2014. Tôi đã nói họ gồm những ai, tuy nhiên cũng đáng để nhắc lại tên họ một lần nữa.
Nhóm Điều hợp viên Giới Trẻ Phan Sinh có trách nhiệm thực hiện những hành động cụ thể do Ban Chấp hành Quốc tế Dòng Phan Sinh Tại Thế quyết định, nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết và để giữ sự truyền thông đều đặn với các huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh quốc gia. Để làm việc đó, điều quan trọng là các huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh quốc gia chỉ định một đại diện, người này sẽ đóng vai ủy viên quốc tế trong quốc gia của họ, sao cho anh/chị ấy có thể là sự kết nối giữa huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh quốc gia với Nhóm Điều hợp viên. Ngoài việc đó ra, các cố vấn Giới Trẻ Phan Sinh quốc tế còn là những thành viên trong Ban Chấp hành Quốc tế Dòng Phan Sinh Tại Thế. Họ cũng có những quyền lợi và các trách nhiệm giống như bất cứ một người nào trong quý anh chị, và đặc biệt là các trách nhiệm được trao ban cho họ trong Nhóm Điều hợp viên và trong các huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh tại khu vực của họ.
4.3. Thách đố
4.3.1. Truyền thông

Mặc dù Giới Trẻ Phan Sinh gồm những người trẻ, có đặc điểm là nhu cầu cần được nối kết với những người khác thông qua các phương tiện truyền thông, các mạng lưới xã hội ...vv. Giới Trẻ Phan Sinh cũng gặp các vấn đề trong việc truyền thông, ít nhiều vì những lý do giống như Phan Sinh Tại Thế (thiếu phương tiện và khả năng, tình hình (chính trị) khó khăn tại quốc gia họ, thiếu sự quan tâm, thiếu trách nhiệm ...vv). Ngày nay, một khối lượng lớn truyền thông qua không gian ảo, nghĩa là mạng lưới điện toán. Nếu chúng ta muốn bước nhanh, chúng ta phải sử dụng công cụ này để loan báo Tin Mừng cho thế hệ trẻ – đây cũng là một trong những thách đố của chúng tôi. Đó là lý do chúng tôi đang xây dựng một trang Giới Trẻ Phan Sinh trong trang mạng của Ban Chấp hành Quốc tế Phan Sinh Tại Thế và tôi hy vọng trang Giới Trẻ Phan Sinh này sẽ sớm hoàn thành cho mọi người sẵn sàng sử dụng. Ở đây, chúng tôi có ý tải lên những chất liệu và các tài liệu liên quan tới Giới Trẻ Phan Sinh, các tin tức liên quan tới các sự kiện của Gia đình Phan sinh và nhất là các cuộc quy tụ và các dự phóng của Giới Trẻ Phan Sinh, cũng như những cuộc tiếp xúc, các bản văn và những thứ khác có thể là mối quan tâm của người trẻ hôm nay.
4.3.2. Biết tới các tài liệu về GTPS
Tôi không biết có bao nhiêu người trong các anh chị đã đọc các tài liệu về Giới Trẻ Phan Sinh. Các tài liệu đó không “chỉ là hơn một tài liệu hoặc giai đoạn cuối của một hành trình, nhưng là một dụng cụ cốt thiết và năng động giúp chúng ta phác họa căn tính chúng ta và xây dựng một cách tiệm tiến đời sống và ơn gọi của chúng ta là những người Phan sinh” (như anh Giacomo Bini, nguyên Tổng Phục vụ OFM đã nói) . Trong các tài liệu đó, chúng tôi bắt gặp nhiều đường hướng và sự khích lệ về cách phải sống trong một huynh đệ đoàn như thế nào và cách thức để giúp các thành viên Giới Trẻ Phan Sinh được lớn lên thành những người chín chắn và tìm thấy được ơn gọi của họ trong cuộc đời.
Như vị Tổng Phục vụ tiền nhiệm đã viết gởi đi trong các tài liệu đầu tiên: “các tài liệu này không có ý thảo luận một cách thấu đáo chủ đề liên quan tới Giới Trẻ Phan Sinh”, con đường phát triển và các phương pháp huấn luyện thích hợp của Giới Trẻ Phan Sinh. Thật vậy, chúng tôi phải để không gian cho những điều chỉnh cần thiết phù hợp với các thực tế cụ thể của từng Huynh đệ đoàn Quốc gia, trong khi tính đến những sự khác biệt lớn lao trong các hoàn cảnh môi trường, xã hội-văn hóa, kinh tế và Giáo hội, là nơi Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh đang sống .
Điều cốt thiết là phải biết các tài liệu đó được căn cứ không chỉ trên bình diện lý thuyết, nhưng tiên quyết còn trên bình diện kinh nghiệm của nhiều thành viên Giới Trẻ Phan Sinh và Phan Sinh Tại Thế. Đây là nẻo đường mà Thánh Phanxicô và Thánh nữ Clara đã sáng tạo ra các Bản Luật của các ngài. Trước tiên là kinh nghiệm sống, rồi chỉ sau khi đã sống, các ngài mới viết ra điều đó ra trong một Bản Luật.
Các kinh nghiệm sống đó đã dẫn tới các tài liệu liên hệ tới Giới Trẻ Phan Sinh:
1) Luật Dòng PSTT (được xem như một tài liệu gợi hứng cho GTPS)
2) Tổng hiến Chương Dòng Phan Sinh Tại Thế (nhất là điều 96 và 97)
3) Giới Trẻ Phan Sinh: Nẻo đường Ơn gọi Phan sinh
4) Chương trình huấn luyện trong Giới Trẻ Phan Sinh
5) Phác thảo Nội Quy Giới Trẻ Phan Sinh
6) Điều lệ Giới Trẻ Phan Sinh Quốc tế
7) Các Quyết định của Đại hội Quốc tế Giới Trẻ Phan Sinh lần thứ I
Cool Việc Tháp nhập các thành viên Giới Trẻ Phan Sinh vào Dòng PSTT
9) Đường hướng Linh hoạt Huynh đệ đoàn.

Việc hiểu biết các tài liệu này là một khía cạnh rất quan trọng cho công tác huấn luyện chúng tôi, nhưng cũng là cho việc huấn luyện các huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh.
5. KẾT LUẬN
Với báo cáo này, tôi muốn cùng với quý anh chị suy tư xem chúng ta biết gì về Giới Trẻ Phan Sinh ngày nay, Giới Trẻ Phan Sinh là gì và đâu là mối tương quan của Dòng Phan Sinh Tại Thế đối với Giới Trẻ Phan Sinh. Điều này có lẽ chỉ ra cho chúng ta thấy một số khó khăn mà cả hai huynh đệ đoàn đều có thể gặp phải, chẳng hạn như: (1) hiểu không đầy đủ về căn tính Giới Trẻ Phan Sinh và những điểm đặc thù của Giới Trẻ Phan Sinh, (2) các khó khăn trong mối tương quan giữa Giới Trẻ Phan Sinh với Dòng Phan Sinh Tại Thế, (3) tầm quan trọng của việc cùng lúc thuộc về Dòng Phan Sinh Tại Thế và huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh (điều này bản báo cáo không đề cập, song vấn đề được nói tới trong các tài liệu mà tôi đã nhắc tới), (4) truyền thông. Đó là những thách đố chính mà hết thảy chúng tôi phải làm việc nữa để hoàn thành trọn vẹn đoàn sủng Phan sinh.
Để kết luận bài trình bày này, tôi sẽ dùng những lời ĐGH Bênêđíctô XVI đã viết trong Cuốn Giáo lý dành cho Giới trẻ (Youcat), như một lời khuyến khích những người trẻ can đảm dấn thân vào điều đã được giao phó cho họ: “Nhiệt thành, không trễ nải, lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa” (Rm 12, 11). Khi Israel ở vào thời điểm tối tăm nhất trong lịch sử dân tộc họ, Thiên Chúa đã kêu gọi, không phải là một cá nhân vĩ đại và nổi tiếng, song là một thanh niên trẻ tên là Giêrêmia đến giúp họ; Giêrêmia cảm thấy ông đã được giao cho một sứ vụ quá to lớn: “Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng! Con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói” (Jer 1, 6). Nhưng Thiên Chúa đã không để Ngài bị can gián: “Đừng nói ngươi còn trẻ! Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói” (Jer 1, 7) .

(www.ciofs.org – ts Giuse OFM chuyển ngữ)
Về Đầu Trang Go down
 
GTPS - Brazil 2011
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các QĐ/TTN Brazil 2011
» TLCB TTN Brazil 2011
» Công tác Trợ úy GTPS
» GTPS - Barcelona 2007
» PSTT & GTPS tại châu Phi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: GIỚI TRẺ :: HUẤN LUYỆN-
Chuyển đến