Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmDòng PSTTVN Th_thong-tin-1Dòng PSTTVN Th_gioi-tre-1Dòng PSTTVN Th_chia-se-1Dòng PSTTVN Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Dòng PSTTVN

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Dòng PSTTVN Empty
Bài gửiTiêu đề: Dòng PSTTVN   Dòng PSTTVN EmptyThu Jul 05, 2012 12:37 am

DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ VIỆT NAM
Dòng PSTTVN Images?q=tbn:ANd9GcRbEOUfRUXkireIwXTXl1I2FTwP2VSGP-dAvYUbFEiQ9f6dJQK-9GMrlEcwbQ

Tổng Hiến Chương Dòng Phan Sinh Tại Thế khẳng định: “Trong gia đình phan sinh, ngay từ đầu, Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế có một vị trí đặc biệt. Huynh đệ đoàn này gồm tất cả những Huynh đệ đoàn công giáo được liên kết với nhau một cách có hệ thống. Được Cha Thánh Linh thúc đẩy, các thành viên này tuyên khấn dấn thân sống Phúc âm theo cách thức của thánh Phanxicô, trong bậc sống tại thế của mình, bằng cách tuân giữ Luật Dòng được Hội Thánh phê chuẩn” (Tổng Hiến chương 1,3).
Góp mặt trong Kỷ Yếu mừng 75 năm lập Dòng Anh em Hèn mọn tại Việt Nam, xin được trình bày đôi nét về Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam như sau.
Trong cuốn sách “Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam, Lược Khảo Lịch Sử” của tác giả Antôn Maria Trần Phổ, tập 3, chương IV, khi bàn về Dòng Ba Tại Thế, tác giả đã mở đầu như sau: “Người Dòng Ba Phan Sinh Tại Thế đã xuất hiện ở Việt Nam từ những thời xa xưa. Có người Dòng Ba biệt lập, có người cùng nhau nhóm thành Huynh đệ đoàn. Có người Dòng Ba là giáo dân, cũng có các vị thừa sai, các vị linh mục, các vị cao cấp trong hàng giáo sĩ, mến yêu thánh Phanxicô và mặc áo Dòng của Người. Tất cả những tâm hồn hướng thiện muốn tận hiến trong Dòng Phan Sinh, nhưng vì hoàn cảnh không thể vào Dòng Nhất hoặc Dòng Nhì, nên đã vào Dòng Ba, theo linh đạo phan sinh, có luật Dòng Ba giúp phương tiện nên hoàn hảo”.
Sau đó tác giả cho biết: có thể nói rằng người Dòng Ba Tại Thế đầu tiên sống biệt lập là bà Minh Đức Vương Thái Phi (thế kỷ 17). Thứ đến Đức Giám mục Francisco Perez, Đại diện Tông tòa địa phận Đàng Trong từ năm 1691-1728, cũng là một người Dòng Ba Tại Thế sống biệt lập. Ngài muốn xin vào Dòng Nhất, nhưng vì ngài đã ở trong Hội Thừa Sai Paris, cho nên Dòng đề nghị ngài tốt nhất là gia nhập Dòng Ba cho tiện.
Sau đó là việc thành lập các Huynh đệ đoàn Dòng Ba Phan Sinh Tại Thế do Cha José Garcia chủ trương, như tại Họ đạo Chợ Quán và Cái Nhum.
Đầu thế kỷ 20, có Cha Ernest Hay, Dòng Ba đồng thời là thuộc Hội Thừa Sai Paris, sang Việt Nam năm 1889 để dạy học. Ngài cũng phổ biến Dòng Ba cho nhiều người.
Năm 1928, một anh em hèn mọn, Đức Cha Colomban Dreyer, được Tòa Thánh cử sang giữ chức Khâm mạng tại Đông Dương. Đây là cơ hội thuận tiện để thành lập Dòng Nhất, Dòng Nhì cũng như Dòng Phan Sinh Tại Viện ở Việt Nam, đồng thời cũng tăng cường cho Dòng Phan Sinh Tại Thế. Vì thế, năm 1929, cha Maurice Bertin dẫn phái đoàn 3 anh em hèn mọn sang Việt Nam lập Dòng Nhất.
Các Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế khác được thành lập: tại Hà Nội với cha Trịnh Như Khuê (sau là Hồng Y); tại Vinh, Nghệ An với cha Joseph Vermeulen Ofm.; tại Thanh Hóa với cha Leonard Ramon Ofm.; tại Thuận Nghĩa, Nghệ An với ông Gilbert Trần Đình Phúc; tại Huế với Đức Khâm mạng Colomban Dreyer Ofm. và ông JB. Tống Viết Toại; tại miền Nam với cha JB. Huỳnh Tịnh Hướng, Cha Sở Chợ Quán, và ông J. Lê Văn Đức. Các đoàn Dòng ba này sinh hoạt biệt lập. Đến năm 1954 Cha Benoit Trần Minh Phương Ofm. được cử lo cho Dòng Ba Tại Thế từ Quảng trị đến Bạc Liêu. Cha liên lạc với các đoàn cũ, thành lập các đoàn mới và chú trọng đến giới trẻ.
Ngày 2 và 3 tháng 10 năm 1956, Đại Hội Dòng Ba đầu tiên đã diễn ra tại Sài gòn: có 8 Huynh đệ đoàn tham dự là: Đakao, Tân Định, Gia Định, Thị Nghè, Cầu Kho, Thủ Thừa, Trà Vinh, Bà Rịa; các Huynh đệ đoàn ở xa như Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Mỹ Tho vắng mặt.
Sau cha Benoit Trần Minh Phương (1954-1957) là các cha Bernard Dương Liên Mỹ, Phanxicô Hoàng Trọng Tiến, Phêrô Đỗ Long Bộ, Augustin Nguyễn Trinh Phượng, cùng với sự cộng tác của nhiều cha khác như cha Agnellô Vũ Văn Đình, cha Jean-Marie Trần Văn Phán, cha Guy-Marie Nguyễn Hồng Giáo, cha Bonaventura Trần Văn Mân, cha Đamien Đoàn Văn Lữ, cha Bosco Nguyễn Văn Đình, cha Saviô Nguyễn Chí Chức …
Đến cuối tháng 4 năm 1975, toàn miền Nam Việt Nam có tất cả là 64 Huynh đệ đoàn địa phương và 2.244 đoàn viên, chia ra như sau:

Liên Đoàn Huế: 4 Huynh đệ đoàn với 159 đoàn viên
Liên Đoàn Đà Nẵng: 5 Huynh đệ đoàn với 164 đoàn viên
Miền Nha Trang: 15 Huynh đệ đoàn với 582 đoàn viên
Miền Sài Gòn: 34 Huynh đệ đoàn với 1.137 đoàn viên
Miền Cửu Long: 6 Huynh đệ đoàn với 202 đoàn viên

Biến cố tháng 4 năm 1975, nhiều Huynh đệ đoàn ngưng hoạt động hoặc hoạt động một cách âm thầm. Đến năm 1977 nhiều Huynh đệ đoàn ở miền Sài Gòn đã thích nghi với hoàn cảnh mới và đã sinh hoạt đều đặn lại. Tuy nhiên phải nói rằng đến năm 1983 sinh hoạt mới đều khắp các Huynh đệ đoàn trong cả nước.
Năm 1989, cha Boscô Nguyễn Văn Đình chính thức được bổ nhiệm làm Trợ úy Quốc gia cho Dòng Phan Sinh Tại Thế. Ngài đã cùng Ban Phục vụ Quốc gia củng cố lại Dòng Phan Sinh Tại Thế cho phù hợp với Luật và Tổng Hiến Chương mới (1978 và 1990).
Năm 1999, cha Irênê Nguyễn Thanh Minh được trao nhiệm vụ làm Trợ úy Quốc gia. Ngài tiếp nối công việc trợ giúp tinh thần để Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam vững bước vào thiên niên kỷ mới theo tinh thần của Tổng Tu nghị Madrid tháng 10 năm 1999 của toàn Dòng Phan Sinh Tại Thế.
Hiện nay, vào thời điểm của Tu nghị Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam khóa V (tháng 3 năm 2004), hiện trạng Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam như sau: tổng số đoàn viên phan sinh tại thế là 4.700, chia thành 11 Huynh đệ đoàn miền và 121 Huynh đệ đoàn địa phương chính thức cùng 28 Huynh đệ đoàn địa phương đang phát triển. Giới trẻ Phan Sinh có khoảng 1.500 em .
Dòng Phan Sinh Tại Thế ngày nay nhấn mạnh đến tính cách người tín hữu trưởng thành, trung thành với đoàn sủng phan sinh, sống giữa chợ đời, tích cực xây dựng Hội Thánh và dấn thân hoạt động tông đồ trong xã hội trần thế.
Tổng Tu nghị Dòng Phan Sinh Tại Thế tại Rôma năm 2002, với định hướng trở về nguồn, trở về với căn tính của mình, đã nói rất nhiều đến sự hiệp thông trong đại gia đình Phan Sinh. Tu nghị Dòng Phan Sinh Tại Thế Việt Nam (27-28/3/2004) cũng theo chiều hướng đó, đề ra hướng đi trong 3 năm tới của mình là “Hiệp thông trong yêu thương và đồng trách nhiệm”, không những trong nội bộ của mình, mà còn mở ra cho toàn gia đình phan sinh nữa. Ước gì tất cả chng ta cùng vui sống sự hiệp thông huynh đệ này, đặc biệt trong dịp Dòng Nhất mừng kỷ niệm 75 năm thành lập Dòng tại Việt Nam.

Đakao ngày 30 tháng 3 năm 2004
Nguyễn Thanh Minh Ofm.

Về Đầu Trang Go down
 
Dòng PSTTVN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» DÒNG BA TẠI THẾ
» Luật Dòng PSTT
» Tìm hiểu Dòng PSTT
» Dòng PSTT trên thế giới
» Giáo lý về Bản Luật Dòng PSTT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: PHAN SINH TẠI THẾ :: LỊCH SỬ-
Chuyển đến