Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmTÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ Th_thong-tin-1TÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ Th_gioi-tre-1TÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ Th_chia-se-1TÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 TÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ

Go down 
Tác giảThông điệp
kthoa




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 05/04/2012

TÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ Empty
Bài gửiTiêu đề: TÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ   TÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ EmptyWed Jun 27, 2012 7:15 am

TÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ

Giuse Phan Đức UV PÂH Miền Vinh Bắc

TÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ Tg_damiano

Cùng tất cả ACE PSTT Việt nam, dịp tập huấn quốc gia năm 2011 tại Học viện Phanxicô Thủ Đức, khi nói về Thánh giá tại nhà thờ thánh Đamianô nơi Cha thánh chúng ta đã nhận được lệnh truyền của Chúa, cha TU QG có hứa sẽ giải thích ý nghĩa của những hình vẽ trên thánh giá tại nhà thờ thánh Đamianô (gọi tắt là thánh giá Đamianô). Song có lẽ vì quá nhiều việc quan trọng hơn nên chúng ta chưa nhận được bài giải thích của cha. Vậy em cố gắng tìm kiếm sưu tầm qua Đức Mẹ TV. Nay qua báo HĐPS, xin được chia sẻ cùng ACE.

Thánh giá thánh Đamianô được vẽ vào khoảng thế kỷ 11-12, được tôn kính tại nhà nguyện thánh Đamianô tại Assisi nước Ý. Tại chính nhà nguyện này và chính trước thánh giá này vào mùa hè năm 1206, khi chàng trai Phanxicô đang cầu nguyện tha thiết trước thánh giá: “Ôi lạy Chúa chí tôn, xin xóa tan tăm tối trong linh hồn con. Ôi lạy Chúa xin ban cho con đức tin chân thật, niềm hy vọng chắc chắn, đức ái hoàn hảo, trí hiểu và suy luận để con có thể thực hiện lệnh truyền thánh thiện và đúng đắn của Ngài.” Bổng nhiên lúc đó mắt Chúa Giêsu trên thánh giá mở ra và một tiếng nói nhẹ nhàng vang lên: “Phanxicô hãy đi sửa nhà thờ của ta đang đổ nát.” Câu chuyện kỳ diệu ấy đã được thể hiện trong bức vẽ như ACE thấy ở đây. Đấy chính là diệu cảm để thánh Phanxicô được giác ngộ, được ơn đức tin, ơn hoán cải và quan trọng nhất là chính diệu cảm này đã thúc đẩy thánh Phanxicô thành lập Dòng AEHM mà chúng ta vẫn gọi là Dòng Phanxicô để giúp canh tân Hội thánh thời bấy giờ. Vì vậy tất cả các tu sĩ Dòng Phanxicô đặc biệt yêu mến thánh giá Đamianô này và coi đó như chính biểu tượng ơn gọi của mình. Một ơn gọi do chính Chúa ban cho để dấn thân phục vụ Hội thánh bằng sức mạnh của Chúa. Những hình được vẽ trên thánh giá Đamianô mang đầy ắp những chuyện kinh thánh:

1. Ấn tượng đầu tiên của thánh giá Đamianô là chính hình của Chúa Giêsu. Hình của Chúa Giêsu Kitô ở đây không phải là xác của một người chết, nhưng là thân thể của chính Chúa, một thân thể không bị hư nát và đang ở trong vinh quang sự sống đời đời. Thân thể này của Chúa được diễn tả như là chính nguồn mạch sự sống vinh quang phục sinh cho những ai cậy trông hy vọng nơi Ngài. Mắt Chúa Cứu Thế trong hình như đang nhìn thẳng vào chúng ta với dáng vẻ dịu dàng tha thiết đầy lòng trắc ẩn. Vì vậy ánh mắt ấy cũng toát lên sức mạnh của Đấng chiến thắng sự chết và tội lỗi. Khi nhìn kỷ bức hình, chúng ta thấy Chúa Giêsu Kitô không bị treo lên trên thập giá, nhưng đúng hơn là Ngài đang nâng cây thánh giá lên với Người. Người đang đứng với dáng vẻ thật vinh quang, tay Người không bị đóng đinh vào thánh giá nhưng đang vươn ra thật thanh thản như vừa nâng cây thánh giá lên vừa chúc lành cho chúng ta. Nói chung thánh giá này không diễn tả cái chết nhục nhã đau đớn của Chúa, nhưng diễn tả vẻ đẹp của sự sống và niềm thanh thản hạnh phúc trên thiên đàng.
2. Hình Chúa Giêsu lên trời ở phía trên cùng của thánh giá nổi bật trên nền màu đỏ và Ngài đang cầm thánh giá giờ đây đã trở thành dấu hiệu vinh quang chiến thắng. Rất đông đảo các thiên thần đang vui mừng chào đón Ngài về trời. Phía trên cùng thánh giá là bàn tay Chúa Cha đang ban phép lành. Ngay dưới chân Chúa Giêsu là hàng chữ Giêsu Nagiarét Vua dân Do thái.
3. Hai bên phía tay Chúa Giêsu có các Thiên thần với dáng vẻ đang khiếp sợ nhìn những vết thương nơi tay của Chúa. Cử chỉ bàn tay của các ngài như cho thấy các ngài đang nói chuyện với nhau về các biến cố cứu độ hồng phúc của Chúa .
4. Phía bên cạnh sườn phải của Chúa là hình Đức Trinh Nữ Maria và thánh Gioan tông đồ, khi ấy Chúa Giêsu đã nói với Đức Mẹ: Thưa Bà đây là con của Bà, rồi Ngài nói với Gioan: Đây là Mẹ của anh. (Ga 19, 26). Còn phía bên cạnh sườn trái của Chúa Giêsu là thánh nữ Maria Mađalena, bà Maria Clêopa và viên đại đội trưởng. Ông này đang cầm một miếng gỗ diễn tả việc ông giúp xây dựng hội đường. (Lc 7, 1 – 10. Còn cậu bé đứng sau lưng ông chính là con trai ông đã được Chúa Giêsu chửa lành cho khỏi bệnh. Ngoài ra còn có hai hình nhỏ nữa, ở phía bên phải Chúa là hình người lính Rôma tên là Longgino đang cầm ngọn giáo mà anh ta đã đâm thủng cạnh sườn Chúa và bên trái Chúa là người lính gác đền thờ, anh này cầm cây sậy có miếng bọt biển nhúng dấm chua đưa lên cho Chúa uống. Hình ảnh con gà kề bên chân trái Chúa gợi lại việc ông thánh Phêrô đã chối Chúa và sau đó đã ăn năn khóc lóc thảm thiết.
5. Hình các thánh ở phía dưới chân của Chúa: thực ra các hình này ở bản gốc đã bị hư không còn nhận ra được đó là các thánh nào, vì vậy người ta vẽ vào đó các vị thánh nổi tiếng của Dòng Phanxicô, đó là thánh Phanxicô, thánh Clara, thánh Antôn Padua và thánh Bônaventura như chúng ta thấy trong hình hiện nay.
Về Đầu Trang Go down
 
TÌM HIỂU Ý NGHĨA THÁNH GIÁ ĐAMIANÔ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: PHAN SINH TẠI THẾ :: LINH ĐẠO-
Chuyển đến