Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmTHÁP POH NAGAR - NHA TRANG Th_thong-tin-1THÁP POH NAGAR - NHA TRANG Th_gioi-tre-1THÁP POH NAGAR - NHA TRANG Th_chia-se-1THÁP POH NAGAR - NHA TRANG Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 THÁP POH NAGAR - NHA TRANG

Go down 
Tác giảThông điệp
kthoa




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 05/04/2012

THÁP POH NAGAR - NHA TRANG Empty
Bài gửiTiêu đề: THÁP POH NAGAR - NHA TRANG   THÁP POH NAGAR - NHA TRANG EmptyThu May 31, 2012 9:50 am

ĐIỆN POH NAGAR
(THÁP BÀ NHA TRANG)


THÁP POH NAGAR - NHA TRANG 250px-Champa_Po_Nagar_Nha_Trang

Có lẽ sẽ sai lầm nếu khi đến Nha Trang mà người ta lại không tận dụng cơ hội để ghé thăm POH NAGAR, ít nữa là đối với những ai thích nhớ lại những chuyện thần thoại trong quá khứ gắn liền với các tảng đá cổ xưa.
POH NAGAR, nghĩa là Bà Mẹ của Thành phố, vốn là quần thể các đền đài Chiêm Thành, được xây dựng đứng trên một ngọn đồi phủ đầy cây cối nghiêng bóng xuống giòng sông Cái; và một vài giòng chữ khắc trên đền đài đó cho phép người ta nghĩ rằng: những ngọn tháp bằng gạch, được xây theo những phong cách khác biệt, đã được dựng lên vào khoảng từ giữa thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XII. Tại đây, dân chúng tôn kính Nữ Thần POH NAGAR, vị Nữ Thần mà người Việt gọi là Đấng THIÊN-Y-A-NA.
Những khai quật khảo cổ do ông Henry Parmentier tiến hành tại chỗ cho thấy rằng: thuở ấy, trước đó đã có tới 7 hoặc 8 ngôi đền. Nhưng hiện tại, chỉ còn lại 4 ngôi đền đứng vững trong tình trạng được bảo tồn khá tốt. Đối diện với các ngôi đền này, nơi khu vực đất thấp phía dưới, là hai hàng trụ cao bị gió xói mòn đã thấp xuống một nửa.
Điện thờ lớn phía bắc được dâng hiến cho Nữ Thần POH NAGAR. Điện thờ này cao 25 mét, được xem như một kiến trúc hoàn mỹ của nền văn minh Chiêm Thành, do Thừa tướng của vua Harivarman đệ nhất là Senapâti Pangro xây dựng. Sau này, tại đó, Thừa tướng Kri Malada Kauthara đã cho đặt một bức tượng bằng đá, phỏng theo hình ảnh của Bhagavati, là vị Nữ Thần của vùng đất Kauthara (Khánh Hòa).
Trên cửa ra vào có một bức phù điêu Thần Shiva. Thần Shiva đứng giữa hai nhạc công đang thổi sáo, một loại nhạc cụ được khoét bảy lỗ gọi là Sanaran. Thần Shiva có bốn cánh tay, đang nhảy múa, một chân đạp trên đầu con bò mộng Nandin. Căn phòng duy nhất với mái trần hình quả chuông bao trùm phía trong điện thờ. Các bức tường khá cao và trơ trụi vút lên khoảng không trên phần cột phía bên ngoài. Phía bên trong quay hướng về phía đối diện với cửa ra vào; và trên những vách tường ở hai bên hông, người ta bài trí những chiếc khám lọt sâu vào trong vách để làm nơi tiếp nhận các thứ lễ vật dâng cúng. Khói lam xanh nghi ngút tỏa bay lên từ nhang trầm làm cho căn phòng vốn đã không được thông thoáng lại càng thêm mờ tối. Chính giữa điện thờ là Nữ Thần của vùng đất Kauthara (Khánh Hòa) ngự trị trên ngai. Nữ Thần ngồi trên một bệ thờ. Dưới chân Nữ Thần là một phiến đá dùng để tẩy rửa. Trong thực tế, dựa theo những đường nét khắc họa của POH NAGAR thì Nữ Thần đại diện cho Nữ Thần Hạnh Phúc (Bhagavati), là một trong những hình thức của Umâ, là Cakti của Thần Shiva. Nữ Thần được trang điểm, mang những đồ trang sức sáng chói. Trên đầu đội một vương miện hình bông sen nở, lấp lánh châu báu, được trang trí với những sợi của bộ cánh chim công lốm đốm xà cừ.
Nữ Thần ngồi, khép chân lại trong tư thế Padma Asana. Nữ Thần có mười cánh tay: hai cánh tay trên cùng vươn thật dài xuống chạm đến đầu gối, lòng bàn tay mở ra như ban ơn và không vương chút gì nét sợ hãi; tám cánh tay còn lại mang thêm những vật dụng khác như: một con dao găm, một dĩa tròn, một mũi tên, một nanh voi rừng, một cái dĩa có khoét lỗ, một chiếc tù và, một cây lao, một cây cung. Nữ Thần vận quanh thân mình một chiếc váy và quấn trên đầu một chiếc khăn Mukata. Nữ Thần ngồi tựa lưng vào một chiếc ghế, được trang trí với những đường chỉ đắp nổi như những con lươn phóng ra từ miệng một mãnh thú trong thần thoại.
Theo tường thuật của sử sách thì vào năm 918, vua Chiêm Thành là Indravarman đệ tam đã dựng cho Nữ Thần Hạnh Phúc (Bhagavati) một bức tượng bằng vàng hay còn gọi là Mukalinga. Vì bức tượng đã bị những người Khơ-me lấy mất vào năm 965, nên vua Jaya Indravarman đệ nhất đã cho dựng một bức tượng bằng đá thay thế vào, bức tượng biểu hiện cho Umâ, như ngày nay vẫn còn được nhìn thấy.
Ngọn tháp ở vị trí trung tâm đã có từ thế kỷ XII nơi điện thờ lúc ban đầu. Đây là điện thờ được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, đã bị những tay cướp biển người Xiêm-la cướp phá vào năm 774. Những tay cướp biển đã đánh cắp bức tượng Nữ Thần và một chiếc Linga của Thần Kri Cambhu tại nơi này. Vào năm 784, vua Satyavarman đã cho dựng lại, vua cho đặt lại tại đây một bức tượng bằng vàng, điện thờ được hoàn tất vào thế kỷ thứ VIII do vua Jaya Indravarman đệ tam.
Ngọn tháp ở phía nam được xây dựng thẳng hàng với ngọn tháp hướng bắc và ngọn tháp nằm ở vị trí trung tâm. Trên vách tường hành lang nơi lối vào có ghi những giòng chữ tiếng Chiêm Thành. Trong điện thờ chỉ còn lưu lại một chiếc Linga không có bệ kê dưới chân. Dưới thời vua Harivarman đệ nhất (thế kỷ thứ IX), vị thần được biểu hiện ở đây là Thần Sandhaka hoặc Thần Shiva.
Ngọn tháp ở vị trí phía tây-bắc, cùng thời đại, mặc dù được trang hoàng nhiều hơn, nhưng kích thước khiêm tốn hơn. Trong điện thờ do Thừa tướng Senâpati Pangro xây dựng, nay chỉ còn lại một tấm bệ kê bên dưới, còn thần Ganesha thì đã biến mất.
Những ngọn tháp đứng ở phía tây và tây-nam, cùng thời đại với hai ngọn tháp nói trên, thì nay vết tích còn lại chỉ là một đống gạch đá chằng chịt gai góc.

(Ass. Des Amis de L’Institut Océanographique de NT)
(La description de Poh Nagar – Chiều ofm chuyển ngữ)

Về Đầu Trang Go down
 
THÁP POH NAGAR - NHA TRANG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: CHIA SẺ :: VĂN HÓA-
Chuyển đến