Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmBài Thường Huấn số 2-2012 Th_thong-tin-1Bài Thường Huấn số 2-2012 Th_gioi-tre-1Bài Thường Huấn số 2-2012 Th_chia-se-1Bài Thường Huấn số 2-2012 Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Bài Thường Huấn số 2-2012

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Bài Thường Huấn số 2-2012 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài Thường Huấn số 2-2012   Bài Thường Huấn số 2-2012 EmptyThu Apr 19, 2012 1:01 am

BÀI THƯỜNG HUẤN 02 – 2012
ĐƯỢC PHÚC ÂM HÓA ĐỂ RA ĐI PHÚC ÂM HÓA

THỜI EM-MAU
(Fr. Fernando Ventura OFMCap – ts Giuse OFM chuyển ngữ)

TTN Dòng PSTT lần thứ XIII, được tổ chức tại Sao Paolo, Bra-xin, từ ngày 22 – 29.10.2011, đã chọn chủ đề “Được Phúc âm hóa để ra đi Phúc âm hóa”. Anh Fernando Ventura OFMCap là thuyết trình viên chính. Anh Fernando đã nói: “Đây là lúc chúng ta được nghe hàng ngàn hàng ngàn và hàng triệu anh chị em chúng ta đang tiến về Em-mau”. Qua những kinh nghiệm và các cuộc chu du vòng quanh thế giới của mình, anh biết rất rõ tình trạng toàn cầu. Trong bài này, anh giải thích tại sao đây lại là lúc chúng ta phải trở về Em-mau và tái khám phá kinh nghiệm của hai môn đệ trên đường Em-mau, và suy nghĩ về kinh nghiệm của hai môn đệ, khi họ rời bỏ trung tâm đức tin và đức cậy, mà đi ra vùng ngoại biên của sự thất vọng. Chúng tôi khuyến khích anh chị em hãy đọc, hãy học và thảo luận về nội dung bài Thường huấn Tháng hai này, cùng với các anh chị em trong huynh đệ đoàn.

Thời trở về Em-mau ...
Đây là lúc con người hôm nay kêu gào tìm kiếm câu trả lời. Đây là lúc họ kêu gào để được lắng nghe, thế mà chúng ta lại cứ nói, trong khi chúng ta cần phải lắng nghe. Lẽ ra chúng ta phải lắng nghe nỗi đau của con người, vậy mà chúng ta cứ tiếp tục áp đặt những học thuyết thần học, triết lý và chuyện thần học nhảm nhí mà chúng ta chất chồng trên đôi vai của người khác, trong khi chúng ta lại chẳng thể gánh vác, thậm chí động ngón tay. Đây là lúc trở về Em-mau. Đây là lúc tái khám phá kinh nghiệm của hai môn đệ đó: Họ rời bỏ trung tâm đức tin và đức cậy mà đi ra vùng biên, đi tới sự thất vọng. Niềm hy vọng của họ vẫn còn bị treo trên thập giá. Dường như tất cả đã mất hết ý nghĩa. “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel! Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi” (Lc 24, 21). Chúng tôi đang trở về Em-mau, chúng tôi đi ra vùng biên.

Thời lắng nghe ...
Có lẽ đó là thực tế của châu Mỹ La-tinh, điều mà người ta không thể nhìn thấy rõ hơn tại những nơi khác trên trái đất. Đây là thời lắng tai nghe hàng ngàn hàng ngàn, hàng triệu anh chị em chúng ta đang đi về Em-mau ... Bằng cách này hoặc cách khác, họ là những người đã đánh mất niềm hy vọng, niềm vui sống và đang đi ra vùng biên Em-mau. Đây là thời mà chúng ta được ban tặng để sống, để biến đổi và phục vụ, chứ không phải để trở thành những ông hoàng bà chúa. Để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Quả là một điều rất khó khăn. Đây là thời trở về với khoa sư phạm của Thiên Chúa, TẠI ĐÂY và LÚC NÀY.
Các nhân vật trong trình thuật “đi về Em-mau” là những ai? Có bao nhiêu người? Thưa có 3 nhân vật: đó là hai môn đệ và Chúa Giêsu. Chúa Giêsu làm gì ở đây? Đây là khoa sư phạm của Giáo hội ... thế mà chúng ta đang rời khá xa khoa sư phạm đó. Ngay giữa các nhóm của chúng ta, chúng ta vẫn còn tiếp tục thấy những người khôn lanh nhất đang tạo những mối liên hệ, để thực hiện ý định của mình, để kiếm tiền, để tạo ảnh hưởng chỗ này chỗ nọ ... Lạy Chúa, thực đáng hổ thẹn! Chuyện ấy có thật. Chuyện ấy đang tiếp diễn.

Chúa Giêsu làm gì?
Ở đây, Chúa Giêsu làm gì với hai môn đệ? Trước hết, Người nhìn. Nhưng, Người nhìn thấy gì? Người thấy hai môn đệ đi ngang trước mặt Người, họ đang ra khỏi trung tâm niềm hy vọng mà đi tới vùng biên của nỗi thất vọng. Hành động đầu tiên của Người là tìm xem cho biết chuyện gì đang xảy ra.
Trước tiên, chúng ta phải thi hành sứ vụ ngôn sứ. Ngôn sứ sống ... ngôn sứ không bịa chuyện ... và ngôn sứ không phỏng đoán bất cứ điều gì trong tương lai. Ngôn sứ là người nam hoặc người nữ đang sống với đôi chân bám chắc vào hiện tại. Và mỗi ngày đều nhắc họ nhớ lại lòng trung thành mà Thiên Chúa thể hiện trong quá khứ; ngôn sứ phải có khả năng khai mở những nguồn hy vọng cho tương lai. Bản chất của ngôn sứ là như thế ... mỗi ngày ông cử hành lòng trung thành mà Thiên Chúa thể hiện ngày hôm qua, và có thể reo hò mà loan báo rằng: trong tương lai Thiên Chúa sẽ tiếp tục trung tín. Ngôn sứ là như thế. Những người khác chỉ là những kẻ khua chân múa tay.
Trước hết, Người nhìn, rồi sau đó, Người đến gần (đây là bước thứ hai ... nhưng Người vẫn chưa nói một lời nào). Đoạn, Người cùng đi với họ. Người đã làm ba việc, nhưng Người vẫn chưa nói một lời nào hết. Người nhìn, đến gần và bước đi. Sau đó, Người làm gì? Đây là chìa khóa. Người hỏi: Các anh có chuyện gì vậy? Hãy để ý (Người bắt đầu) bằng kinh nghiệm của người khác. Người đến gần mà không tranh luận. Người muốn biết ‘anh em bị tổn thương ở đâu?’, ‘đâu là lý do làm anh em đau buồn?’, ‘Đâu là lý do khiến cho niềm hy vọng của anh em bị suy sụp?’. Và anh em đang đi ra vùng biên, đi tới thất vọng sao? Và anh chị hãy xem họ trả lời như thế nào ... ‘Lẽ nào ông lại ngớ ngẩn đến như vậy?’, ‘Chắc ông là người duy nhất không hay biết những chuyện đã xảy ra tại Giêrusalem?’. Chúa Giêsu nói với họ điều gì và vì sao ngài nói điều đó? Người nói gì? Chúng ta đang đứng trước một vấn đề mới, một nỗ lực mới, đó là cố gắng khởi đi từ kinh nghiệm của kẻ khác.
Bắt đầu gây dựng lại niềm hy vọng
Và chỉ khi đó, chỉ sau khi đã thực hiện 5 việc ấy (nhìn, đến gần, cùng đi, hỏi han, lắng nghe), các anh chị mới có thể bắt đầu nói ... các anh chị mới có thể bắt đầu gây dựng lại niềm hy vọng, xây dựng chiếc cầu nối giữa niềm hy vọng, được cắm neo trong lòng dân Israel, với sự hiện diện thâm sâu của vị TC đã hóa thành nhục thể trong lịch sử, là Đấng đã ‘quay trở lại’ với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô. Em-mau là thế đấy! Đây là thời của hôm nay; đây là khoa sư phạm của hôm nay. Đây là tác vụ cho ngày hôm nay: Một công tác phục vụ khiêm tốn. Tuy nhiên, chúng ta lại không thích phục vụ, mà chỉ thích dạy dỗ.
Em-mau là thế đấy! Đấy là việc thách đố xây dựng OIKOS (NGÔI NHÀ CHUNG). Nhưng đây lại là thời OIKONOMY 1 (KINH TẾ - hiểu theo nghĩa nguyên thủy là “kinh bang tế thế”, tức “trông việc nước, giúp việc người), vì nền kinh tế hiện nay dường như không ngóc đầu lên nổi. Một trong nhiều lý do khác, đó là vì chúng ta tiếp tục tin rằng kinh tế với tiền bạc là một, nhưng chúng không phải là một …. tuy nhiên, đó là một đề tài lần khác sẽ bàn.
Thách đố của chúng ta là phải xây dựng ngôi nhà chung, trong đó mọi người đều có chỗ chứ không bị loại trừ, không ai phải mang một dấu phân biệt nào trên trán mình, chỉ vì không giống người khác. Vị Thiên Chúa đã quay trở lại với thế giới, là một vị Thiên Chúa có thể tiếp nhận hết mọi người. Chính Người là Đấng nhìn thấy, đến gần, đang đồng hành và đang lắng nghe ..., không kể gì đến các chọn lựa chính trị, các chọn lựa tôn giáo, các chọn lựa phái tính hoặc khẩu vị ...

Câu hỏi gợi ý suy nghĩ và thảo luận trong huynh đệ đoàn
1. Đâu là ý nghĩa câu nói “đây là thời quay về Em-mau”?
2. Chúa Giêsu đã làm gì (hãy nhớ lại 5 việc) khi Người nhận ra tình cảnh buồn chán của hai môn đệ trên đường Em-mau? Làm sao chúng ta áp dụng những điều đó, khi cư xử với con người?
3. Trong tư cách là anh chị em PSTT, chúng ta phải làm gì (hoặc chúng ta phải trở nên như thế nào) để thực hiện ơn gọi và sứ vụ của chúng ta, là xây dựng một “ngôi nhà chung,” mà mọi người đều có chỗ, chứ không ai bị loại trừ?

Chia sẻ:
1. A/C biết ý nghĩa câu nói “đây là thời quay về Em-mau?
 Đây là lúc chúng ta phải kiểm điểm xem chúng ta đang sống như thế nào? Phải chăng chúng ta cũng đang sống trong hoảng sợ, thất vọng và buông xuôi theo dòng đời đưa đẩy, như bao người không có đức tin? Chúa Giêsu đã chết, Người đã không sống lại ... và thế là hết! Đức tin và Đức cậy của chúng ta đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, cho dẫu chúng ta vẫn thực hành một cách đều đặn, sốt sắng các bí tích và đôi khi cử hành rất là hoành tráng các nghi lễ phụng vụ và luôn miệng tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa Cứu độ, Đấng đã chết, đã sống lại và đang sống, đang đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường và trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Chúng ta đang ở trong đạo, trong Dòng, trong HĐĐ ... nhưng dường như Chúa Kitô lại không đang “ở trong, ở cùng, ở với” chúng ta, vì thực chất không có Người trong chúng ta (Kitô hữu hữu danh vô thực! Chiếc áo không làm nên thầy tu!).
 Đây là lúc chúng ta phải quan sát và phải nhận ra tình trạng hiện tại của thế giới và của rất nhiều anh chị em đang sống quanh ta: một thế giới thiếu vắng tình thương và dẫy đầy những mầm mống sự chết; quá nhiều người đang đau khổ và nghèo đói, sống không phương hướng, không hy vọng, không niềm vui, không tương lai ... Họ cần được sống và cần được biết Đức Kitô là Chúa Cứu độ, là nguồn hy vọng và nguồn sự sống. Đã tới lúc các Kitô hữu phải nhập cuộc, phải dấn thân, phải lên chương trình hành động cụ thể, phải phục vụ và phục vụ cách khiêm tốn, chứ không nói xuông ... (chứng tá đời sống, ưu tiên việc làm hơn lời nói).
 Như thế, “Quay về Em-mau” để nhìn lại xem chúng ta có sống mâu thuẫn giữa đức tin và đức ái? Giữa việc mến Chúa và yêu người? Giữa hành động và lời nói? Giữa tiêu cực phê phán và tích cực xây dựng? Giữa mơ ước và việc lên kế hoạch cụ thể để thực hiện ước mơ? Giữa thỏa hiệp với bất công và bắt tay thực hiện công lý? Giữa việc hoán cải và canh tân? Giữa mối bận tâm cho phần rỗi cá nhân và việc dấn thân cộng tác vào sứ vụ Phúc âm hóa thế giới? Giữa tích trữ và chia sẻ? Giữa thân thiết với người quyền lực, giàu có và lạnh lùng với người thấp kém, nghèo khổ? Giữa đạo trong nhà thờ và đạo trong cuộc sống? ...vv và vv. (Những câu nói đáng suy nghĩ: ‘Người Phan Sinh Tại Thế, thế mà cũng là Phan sinh!’; ‘Tin đạo, nhưng khoan hãy tin người có đạo!’).
2. A/C biết làm gì khởi đi từ kinh nghiệm của kẻ khác?
 Hãy để người nghèo nhìn xem chúng ta và cố gắng tìm hiểu cho biết xem họ nghĩ gì về chúng ta
 Hãy để người nghèo cảm thấy thoải mái, an tâm và vui mừng khi đến gần bên chúng ta
 Hãy để người nghèo được tự tin gia nhập nhóm, được cùng đi, cùng sống và làm việc cùng với chúng ta
 Hãy để người nghèo chia sẻ những vấn đề liên quan tới cuộc sống của họ và chất vấn những vấn đề liên quan tới cuộc sống chúng ta
 Hãy chú ý lắng nghe lời người nghèo nói và họ muốn chúng ta làm gì để đáp ứng lại điều họ chờ đợi, chứ không phải để nói và làm những điều chúng ta muốn.
3. A/C đã làm gì để xây dựng một “ngôi nhà chung”?
 Quyết tâm sống hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội (L 6)
 Thanh luyện cõi lòng khỏi mọi khát vọng chiếm hữu và thống trị (L 11)
 Đón nhận mọi người; sống bình đẳng và tạo điều kiện sống xứng hợp cho những người nghèo nhất (L 13)

(Đâu là những việc làm cụ thể của cá nhân và HĐĐ, để biến những khoản luật trên trở nên sống động trong cuộc sống của người PSTT và GTPS trong hoàn cảnh xã hội hôm nay?).

1. Oikonomy (economy) có nhiều nghĩa: quản lý nhà cửa, nhiệm cục (chẳng hạn như nhiệm cục cứu độ), kinh tế. Trong đoạn này, tác giả muốn nói đến ý nghĩa hay mục đích đầu tiên của hoạt động kinh tế là xây dựng ngôi nhà chung của nhân loại.
Về Đầu Trang Go down
 
Bài Thường Huấn số 2-2012
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bài Thường huấn số 5-2012
» Thường huấn 11-2012
» Thường huấn số 8 - 2012
» Bài Thường huấn số 6 - 2012
» Bài Thường huấn số 7 - 2012

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: CHIA SẺ :: HUẤN LUYỆN-
Chuyển đến