Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếm... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ... Th_thong-tin-1... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ... Th_gioi-tre-1... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ... Th_chia-se-1... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ... Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 ... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ...

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ... Empty
Bài gửiTiêu đề: ... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ...   ... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ... EmptyMon May 28, 2012 5:15 am

CÓ THỂ LÀM GÌ
ĐỂ LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI PSTT HÔM NAY
CÓ Ý NGHĨA HƠN ĐỐI VỚI ANH CHỊ EM?
Rosita Colombo Prosdocimi, OFS


... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ... Clip_image001_1

DẪN NHẬP

Bối cảnh hiện nay

Không lúc nào thuận tiện hơn lúc này để chính chúng ta tự đặt cho mình câu hỏi được nêu ra trên đây.

• Thật vậy, chúng ta đang kỷ niệm 800 năm sinh nhật phong trào Phan sinh, một quà tặng của Chúa Quan Phòng đã được Thánh Phanxicô và Thánh Clara gợi lên, cho Giáo hội và cho nhân loại. Đây là một thách đố đối với hết mọi người Phan sinh, tu sĩ cũng như giáo dân, và một lần nữa chúng ta tự hỏi phải chăng đời sống chúng ta thực sự tiếp tục trở nên một sự nối tiếp Phúc âm trong thế giới ngày nay?
• Chúng ta đang cử hành năm thứ hai lễ mừng sinh nhật Thánh nữ Êlisabeth Hungary, bổn mạng Dòng Phan Sinh Tại Thế, mẫu gương khiêm nhường và bác ái, mẫu gương của lòng yêu mến và cứu giúp người nghèo; tấm gương của thánh nữ vẫn còn phổ biến đối với người Phan sinh hôm nay.
• 30 năm đã trôi qua kể từ ngày Bản Luật Dòng Phan Sinh Tại Thế được chuẩn nhận. Thực vậy, vào ngày 24.06.1978, Đức Phaolô VI đã chấp nhận Bản Luật mới của chúng ta, thực sự là một “bản tóm tắt” Phúc âm của Chúa Giêsu, thấm đượm tinh thần Thánh Phanxicô, là quy luật và đời sống đối với anh chị em tại thế (cfr. Luật DPSTT 4). Khác với những Bản Luật trước đó, đầy dẫy những chỉ thị và các lời khuyên, Bản Luật mới này kêu gọi chúng ta phải sáng tạo, sống Phúc âm Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo chân Thánh Phanxicô và Thánh Clara thành Átxidi, với sự tự do đích thực và thích hợp của con cái Thiên Chúa.

Một cái nhìn “hướng nội”

Huynh đệ đoàn là gia đình

Tôi tin rằng đây là thời điểm quan trọng để chúng ta tự hỏi phải chăng chúng ta đang thực sự tiếp tục là một sự tiếp nối Phúc âm cho thế giới ngày nay, cho Giáo hội và xã hội trong thời đại chúng ta. Tôi đặt câu hỏi này, phát xuất từ viễn ảnh một người Phan Sinh Tại Thế, từ thực tế khu vực phía Nam vùng châu Mỹ La-tinh.
Tôi đã ở trong Dòng hơn 40 năm. Tôi đã khám phá ra Thánh Phanxicô từ lúc nhỏ, nhờ việc đọc những cuốn sách trong tủ sách gia đình tôi.
Cảm ơn anh Irênê, thầy dạy tiếng Anh của tôi, là một người trung gian, một người Phan Sinh Tại Thế, tôi đã ưng thuận sống linh đạo này từ lúc 23 tuổi, và vẫn còn trung thành. Bất chấp những yếu đuối của con người và những trở ngại, tôi không bao giờ hoài nghi về chọn lựa của mình.
Huynh đệ đoàn tại thế của tôi là nơi tôi đã và vẫn còn muốn sống đức tin, và tiếp tục khám phá vẻ đẹp chứa đựng trong đoàn sủng của Vị Sáng Lập.
Ý nghĩ đã được củng cố qua nhiều năm cho tới bây giờ vẫn còn tồn tại, đó là các Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế là những nhóm bao gồm các phụ nữ đạo đức cầu nguyện với chuỗi Mân Côi. Và đó là điều vẫn luôn đáng mừng và có thể được sử dụng để nâng đỡ những ai muốn nâng cao hoạt động cầu nguyện, tuy nhiên điều đó không phải là một thực tế trong tất cả mọi Huynh đệ đoàn. Nơi Huynh đệ đoàn Đức Bà Ân sủng của tôi tại Buenos Aires thì không giống như thế. Người ta luôn luôn đổi mới: có những bạn trẻ, người trung niên và người cao tuổi. Giới Trẻ Phan Sinh thường đồng hành với chúng tôi. Tôi tin rằng trong tâm trí những người đã tuyên khấn nhiều năm trước đó và đang tham dự vào các buổi họp không phải là không có một dấu chỉ đặc biệt.
Tôi nghĩ có lẽ nhược điểm lớn nhất của chúng tôi là chúng tôi đã không tỏ mình ra như là một Huynh đệ đoàn, trong lúc lại đầy dẫy quá nhiều những chứng từ riêng lẻ: từ cô giáo viên trẻ là người làm chứng trong lớp học và trong cuộc sống, và vị Phục vụ hiện tại của chúng tôi là một luật sư trẻ và có năng lực, cho tới người thư ký ngân hàng đã có một gia đình tốt đẹp, anh trung thực làm công việc của anh và đồng thời gieo rắc sự bình an, mỗi khi giữa các bạn đồng nghiệp của anh xảy ra những cuộc xung đột; hoặc một chị có giọng nữ cao xướng lên những bài thơ được Thánh Phanxicô và Thánh Clara gợi hứng, đi kèm theo một suy tư Phúc âm (trong các chương trình truyền thanh cũng như cho các thành viên thuộc ca đoàn Manobianca dễ thương trong đó có chị ta). Cũng có một anh lớn tuổi, anh đang sống tại một nhà nghỉ cách xa ... nhưng vẫn tham dự các buổi họp và linh hoạt đức tin cho các đồng bạn của anh. Rất nhiều người mang dấu ấn của Thánh Phanxicô và Thánh Clara!
Đàng khác, chúng tôi phải biết: có thể sẽ là lừa dối và lầm lẫn khi nghĩ rằng toàn thể nhóm đều là những người tốt, nhờ con đường thiêng liêng mà nhóm có thể đạt tới sự hài hòa hoàn hảo. Giữa chúng tôi, người tốt người bệnh đều có cả và vì thế có thể chúng tôi vẫn phạm những lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng là chấp nhận chuyện đó và bắt đầu làm lại, và một lần nữa chọn lại điều tốt, chọn Chúa Giêsu và Phúc âm của Người.
Qua hơn 40 năm, kể từ khi tôi tham dự các buổi họp trong Huynh đệ đoàn, tôi đã thấy những vị bề trên, các linh mục quản xứ, các trợ úy, các anh em ghé đến thăm ... họ là anh em chúng tôi, và các nữ tu Phan sinh và các Chị Clara Thanh bần, cùng với những người Phan Sinh Tại Thế chúng tôi, mọi người làm cho Thánh Phanxicô và Thánh Clara hiện diện trong Giáo hội. Trong khi bình thường các anh, các chị lưu lại vài năm, rồi chuyển đi, còn chúng tôi những người Phan Sinh Tại Thế, chúng tôi tiếp tục ở lại, hiện diện tại các giáo xứ và trung thành với ơn gọi chúng tôi.
Vì thế, nhiều người trong chúng tôi phải nhận ra nhược điểm của mình là chúng tôi đã hiện diện một cách đều đều trong đời sống của giáo xứ tiếp nhận chúng tôi. Hầu như cuộc sống của tất cả mọi người chúng tôi còn có khoảng cách và khó gắn kết. Một sự hiện diện liên tục mới có thể khuấy động lên được những ơn gọi mới và đưa tới sự hiệp thông hỗ tương sống động với các tu sĩ.
Chung chung các anh em trợ úy chúng tôi bận bịu và không có thời gian đến tham dự các cuộc họp với chúng tôi. Cuộc sống hôm nay quá phức tạp. Thời gian trôi qua, chúng tôi đã quen với điều đó: chúng tôi chuẩn bị các buổi họp theo nhóm đã được chỉ định trước, chúng tôi làm cho các buổi họp có thể trở nên vui vẻ, làm sao để không thiếu việc cầu nguyện, suy tư và chia sẻ đời sống giữa anh chị em. Chúng tôi vui mừng nếu như anh Trợ úy có thể tới, bằng không thì chúng tôi tự tổ chức. Trải qua nhiều năm, chúng tôi đã học được nhiều điều.
Khi chúng tôi được gặp gỡ các linh mục, các anh em và các nữ tu đến chia sẻ phần nào cuộc hành trình với chúng tôi, thì đó thực sự là một ngày hội.
Nhiều anh em đánh giá cao sự hiện diện của các anh chị em Phan Sinh Tại Thế. Khi nào có thời gian thì các anh đồng hành với chúng tôi và chúng tôi chấp nhận như thế. Tuy nhiên, chẳng có gì làm chúng tôi buồn: khi chúng tôi nhận thấy có một sự dửng dưng hoặc không quan tâm tới chúng tôi, chúng tôi lấy làm tiếc vì chúng ta là anh chị em với nhau. Tất cả chúng tôi đều cùng được nghe một lời kêu gọi. Đều có cùng một khởi điểm là tình yêu và sự ngưỡng mộ đối với Thánh Phanxicô và Thánh Clara. Một số người trong chúng tôi tầm thường, một số khác sẽ sáng chói hơn, nhưng tất cả chúng tôi đều cùng nhau sống trọn vẹn đoàn sủng và cùng nhau đi tới một cùng đích là Nước Cha, và ôm lấy Chúa Giêsu, Đức Maria, Thánh Phanxicô và Thánh Clara. Một người Phan Sinh Tại Thế khiêm nhường hoặc một nhóm Giới Trẻ Phan Sinh nhiệt thành có thể giúp cho một anh em hoặc một nữ tu hoặc một chị Clara Thanh bần khám phá và nâng đỡ ơn gọi của người ấy.
Một trong những bằng chứng để lại dấu ấn trong cuộc sống của tôi trong tư cách là một người Phan Sinh Tại Thế là bằng chứng về một đôi vợ chồng Phan Sinh Tại Thế mà chúng tôi đã cùng sống với họ trong một thời gian: đó là anh Silvio và chị Salette, thuộc Dòng Phan Sinh Tại Thế tại Rio di Janeiro. Họ đã chia sẻ hầu hết những của cải tinh thần và thậm chí vật chất của họ với anh em và với Dòng Phan Sinh Tại Thế tại Brasil.
Chị Salette, một con người đáng yêu, đơn sơ và vui tươi, thường vui đùa với con cái của tôi, khi chúng còn nhỏ và chơi với chúng, trong khi chúng tôi nói về “những điều hệ trọng”. Chúng tôi nói về chuyện gì? Nói về Dòng Phan Sinh Tại Thế. Đôi khi một anh em đồng hành với chúng tôi. Anh Ismael, chồng tôi, lúc đó là Trợ úy Quốc gia Phan Sinh Tại Thế (Argentina), với nhiệt tình và nghị lực đổi mới của mình, anh đã có những đóng góp, rủi thay anh lại mất sớm. Những người khác đã thu góp lại di sản của anh, làm cho thực tại Phan Sinh Tại Thế được tăng lên.
Anh Silvio, viên chức cao cấp trong ngân hàng Brasil, đã đóng góp kinh nghiệm, sự trong sáng và chất hài hước của mình; anh thường nói: “Tại sao một số anh em tỏ ra không thích những người tại thế?” Phải chăng vì anh em không tiếp cận họ và không muốn tìm biết và đón nhận họ như những người anh chị em? Phải chăng anh em không hiểu rằng, không giống như anh em, chúng tôi là những cặp vợ chồng ăn ở chung với nhau và sinh con đẻ cái?
Ba đứa con của tôi, từ khi còn nhỏ, chúng đã tham dự các buổi họp, sống thân thiện với anh em và các nữ tu. Con cái của tôi ra sao? Chúng có những điểm mạnh và điểm yếu, giống như bất cứ đứa trẻ nào, chúng không phải là “thánh”, nhưng chúng là những con người tốt, lương thiện và nhạy bén, có những sở thích và những mơ ước đơn sơ, biết tôn trọng, yêu mến thiên nhiên ... Tôi có thể nói rằng chúng có một dấu ấn Phan sinh.
Tôi muốn làm vang vọng lại những lời các Giám mục châu Mỹ La-tinh nói (Aperacida, Brasil, điều 118 – 2007):
“Trong cung lòng của một gia đình, con người khám phá ra những động cơ và cách thức qua đó mình thuộc về gia đình của Thiên Chúa. Từ gia đình, chúng ta đón nhận sự sống, kinh nghiệm đầu tiên về yêu thương và đức tin. Kho tàng lớn lao nhất trong việc giáo dục đức tin cho con cái hệ tại kinh nghiệm tiếp nhận, gìn giữ, cử hành, truyền đạt và làm chứng cho đức tin của gia đình. Các bậc cha mẹ phải luôn luôn làm mới lại ý thức về niềm hạnh phúc và trách nhiệm không thể chối bỏ của họ trong việc huấn luyện toàn diện cho con cái của họ”.

Một cái nhìn “hướng ngoại”

Bối cảnh là tương lai

Nếu chúng ta theo dõi tin tức truyền hình mỗi ngày, đọc báo chí hằng ngày, lướt internet, nghe đài hoặc đơn giản dạo bộ ngoài phố và quan sát thực tế thế giới của chúng ta hiện nay, chúng ta không thể không quan tâm tới quang cảnh đang hiện ra trước mắt chúng ta: đó là có quá nhiều đau khổ và bất công, quá nhiều bạo lực, quá nhiều những cuộc xung đột vũ trang, quá nhiều những cái chết vô nghĩa ...
Chúng ta lấy làm tiếc về tất cả những chuyện đó, nhưng chúng ta không nên mất can đảm. Chọn lựa phải rõ ràng: lấy sự thiện chiến đấu chống lại mọi sự dữ đó (cfr. Luật DPSTT 6). Luôn có một con đường để theo: đó là đồng hành và lắng nghe nhiều người chung quanh chúng ta đang trĩu nặng gánh cô đơn, đang mang vác thập giá là sự bất công, đang thiếu vắng niềm hy vọng và có quá nhiều sự dữ trong thời đại chúng ta. Chúng ta tìm thấy gợi hứng trong Luật Dòng chúng ta: “Là sứ giả của niềm vui hoàn hảo, anh chị em hãy ra sức mang niềm vui và niềm hy vọng đến cho người khác trong mọi hoàn cảnh” (Luật DPSTT 19).
Trong việc đó, chúng ta, những người Phan Sinh Tại Thế phải biết tự phê như khởi điểm của chúng ta và phải tự hỏi: chúng ta có bị tê liệt và trì trệ trong việc đối mặt với tình trạng các vụ việc đó không? Đúng hơn tại sao chúng ta không nghĩ rằng thế giới luôn là đối tượng để thay đổi và tự hỏi chúng ta có thể đóng góp được gì để mang lại những sự đồi thay tích cực? Chúng ta phải tìm cho ra cách thức tốt nhất để tự nói với mình và nói với thực tại thế giới rằng: nhờ đức tin, vẫn có thể có một con đường sống khác; rằng: nếu chúng ta không điều hòa các tham vọng của chúng ta, nếu chúng ta không thay đổi thái độ của chúng ta và phát kiến một thế giới bình đẳng và đạo đức hơn, nơi mà công ích phải được đặt trước tư lợi, thì vẫn còn đó sự đói khát, sự bất công và nguy cơ thực sự của việc cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự trưởng thành thiêng liêng của chúng ta không thể tách lìa khỏi trách nhiệm của chúng ta về mặt xã hội và sinh thái.
800 năm trước, Thánh Phanxicô đã trực giác về mối tương quan chặt chẽ giữa hết thảy vạn vật. Từ một con giun tầm thường đến vẻ huy hoàng của mặt trời, đối với ngài tất cả đều có một lý do để tôn trọng và ngưỡng mộ. Ngài đã nhìn thấy trong mọi hiện hữu, sinh động hoặc bất động, sự hiện diện của Thiên Chúa. Thái độ này khiến ngài trở nên một người ân cần và yêu mến mọi sinh vật cũng như mọi sự vật (cfr. Luật DPSTT 18).
Ngày nay, nhờ khoa học, chúng ta có thể khám phá những vật to lớn và nhỏ bé cấu thành vũ trụ. Nếu chúng ta nhìn chúng bằng đức tin, chúng ta sẽ khám phá ra quyền lực sáng tạo của Thiên Chúa. Từ vũ trụ mênh mông đang trải rộng cho tới các tổ chức vi mô có thể được nhìn thấy qua kính hiển vi. Chúng ta cũng biết rằng trong cuộc tiến hóa lâu dài của vũ trụ, con người là một “hơi thở” thần linh và chỉ là một phân tử trong một chu kỳ của vũ trụ kéo dài tới 15 triệu năm.
Điều đó khiến chúng ta cảm thấy mình rất bé nhỏ. Điều đó sẽ triệt hạ sự kiêu hãnh nơi chúng ta ...
Tôi tự hỏi: với vị trí khiêm tốn của mình trong tư cách là một người Phan Sinh Tại Thế, tôi có thể làm gì để cải tiến thế giới này, hầu như bị cạn kiệt qua việc sử dụng và lạm dụng sai trái, mà chúng ta đã gây ra cho tạo thành là tài sản của chúng ta?
Tôi tin rằng chúng ta phải cư xử cho có tự do và trách nhiệm: từ một hành vi nhỏ là đóng một vòi nước nhỏ giọt và phung phí tài sản hiếm hoi và quý báu là nước uống, cho tới việc tham gia vào các hành động và các phong trào cổ võ việc chăm sóc hành tinh và tố cáo những sự lạm dụng.
Luật Dòng chúng ta khuyến khích chúng ta tham gia vào “việc cổ võ công lý” (Luật PSTT 15). Nếu như càng ngày càng có nhiều người Phan sinh hiện diện trong các hiệp hội tại địa phương hoặc rập theo khuôn các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, để cổ võ cho sự sống con người, cho sức khỏe và giáo dục, và giúp nâng cao ý thức trong việc chăm sóc hành tinh, thì đó là điều tốt.
6 năm trước đây, trong cơn khủng hoảng kinh tế, tôi đã có dịp cộng tác vào việc thiết lập và cổ võ các khu vườn tại gia đình, tại hai khu phố khiêm tốn ở La Matanza, thuộc tỉnh Buenos Aires.
Mọi việc đều được vị linh mục tại những khu phố này và một nhóm các phụ nữ nhiệt thành ngưỡng mộ Thánh Phanxicô đứng ra tổ chức. Đó là một kinh nghiệm thực tiễn thật dễ thương, và hôm nay vẫn nhìn thấy được những kết quả. Các bàn ăn khiêm tốn của dân chúng sau giờ làm việc đã có thể được bày biện với rau xanh tươi mát; người ta say mê những khoảnh vườn của họ, và họ bắt đầu trao đổi kinh nghiệm với nhau và nói chuyện với những người hàng xóm láng giềng của họ, thậm chị họ chia sẻ rau xanh và cây cỏ với nhau. Họ tụ họp với nhau nơi nhà nguyện trong khu phố và tổ chức một cuộc thi đua vui vẻ, để xem thử ai là người trồng được trái ớt hoặc quả cà chua bự nhất hoặc trái bí đỏ nặng nhất!
Đối với tôi, một người sống nơi thành phố, kinh nghiệm được đặt chân tới những khu phố này là rất có ích lợi; tôi đã học tập để hiểu biết và yêu thương những người dân đơn sơ đó. Lúc ấy, tôi đã cảm thấy lối sống của mình càng ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn.
Tôi xác tín rằng: cuộc sống chúng tôi càng ngày càng trở nên một tiếng nói hùng biện hơn, khi chúng tôi trung thành với việc cầu nguyện, khi chúng tôi hiện diện vào những thời điểm cần thiết, khi chúng tôi có thể lắng nghe, hiểu biết và yêu mến. Và điều đó có nghĩa là dấn thân “xây dựng một thế giới huynh đệ và Phúc âm hơn” (Luật PSTT 14). Chẳng sao nếu người tại thế chúng ta là số ít, nếu người ta không nhìn thấy chúng ta. Chúng ta hãy để cho mình được tràn đầy Thánh Thần và bắt chước Đức Maria “tận hiến”, “tin cậy” và liên lỉ “cầu nguyện” (cfr. Luật PSTT 9). Mẹ sẽ là người hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta.
Để kết luận, tôi xin để cho lời cầu nguyện tuyệt đẹp của Đức Gioan Phaolô II với Thánh Phanxicô được vang lên:

Thưa thánh Phanxicô,
ngài đã đưa Chúa Kitô đến gần với thời đại của ngài,
xin giúp chúng con mang Chúa Kitô đến cho thời đại chúng con,
vào những thời điểm khó khăn và nguy kịch.
Ngài luôn là một người nhân hậu,
không bao giờ quên giúp đỡ những ai tìm đến với ngài.
Xin hãy giúp chúng con cảm thấy vui mừng
được trở thành những đầy tớ của Thiên Chúa,
để có thể trở nên ánh sáng cho mọi nơi
nên ngọn đuốc của hy vọng và niềm tin,
của lạc quan và niềm vui,
của sự thiện và tình thương
.

Về tác giả:

Chị Rosita Colombo Prosdocimi học ngôn ngữ và nghệ thuật. Chị công tác trong tư cách là một giáo viên và người phiên dịch phim truyện. Khi 23 tuổi, bị lôi cuốn bởi đời sống lưu động của Thánh Phanxicô thành Átxidi, chị đã vào Dòng Phan Sinh Tại Thế. Chị kết hôn với một giáo viên và có 3 người con. Cùng với người chồng, chị đã trang trí nhà thờ Đức Bà Ân sủng bằng những bức tượng chạm nổi theo phong cách Venetia. Trong Huynh đệ đoàn của mình, chị là Thư ký, là Người huấn luyện và Phục vụ. Hiện nay, dù đã nghỉ hưu, nhưng chị vẫn tham gia vào một phòng thu nghệ thuật. Trung thành với ơn gọi Phan sinh, chị cộng tác trong nhiều dự án về sinh thái và giúp thăng tiến con người và xã hội.

(Konoinia số 58 – 01.09.2008. ts Giuse chuyển ngữ)
Về Đầu Trang Go down
 
... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: PHAN SINH TẠI THẾ :: LINH ĐẠO-
Chuyển đến