Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmCam kết và Trách nhiệm Th_thong-tin-1Cam kết và Trách nhiệm Th_gioi-tre-1Cam kết và Trách nhiệm Th_chia-se-1Cam kết và Trách nhiệm Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Cam kết và Trách nhiệm

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Cam kết và Trách nhiệm Empty
Bài gửiTiêu đề: Cam kết và Trách nhiệm   Cam kết và Trách nhiệm EmptyMon May 28, 2012 2:55 am

CAM KẾT VÀ TRÁCH NHIỆM
Emanuela De Nunzio, OFS


Cam kết và Trách nhiệm Jesus+fed+5000

Theo những cách diễn tả khác nhau, sự cam kết và trách nhiệm của người giáo dân Công giáo là cố gắng trình bày cho thời đại hôm nay, hơn lúc nào hết, trong những chiều kích cụ thể của đời sống hàng ngày (gia đình, tình thương, công việc và giải trí), khuôn mặt của một Giáo hội thân thiện và truyền giáo: là sự biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho nhân loại, giúp con người có được đức tin và niềm hy vọng trong cuộc sống, được trở nên khả giác, nếu cần bằng bất cứ những phương tiện nào. Nói cách khác, đó là chúng ta để cho mình được biến đổi một cách sâu sa hơn, ngõ hầu trở nên những người tham dự vào đời sống và sứ vụ của Giáo hội, và vì lý do đó, có khả năng yêu mến và hướng dẫn cơ cấu xã hội của chúng ta theo một cảm thức Kitô giáo.
Tôi tin rằng đối với chúng ta là những người Phan Sinh Tại Thế, con đường này đã được phác họa trong Bản Luật của chúng ta, được nói tới nơi điều 6: [i]“Được mai táng và sống lại với Đức Kitô trong bí tích Thánh tẩy; anh chị em được kết hợp mật thiết hơn nữa với Đức Kitô nhờ lời tuyên khấn. Do đó, anh chị em cố gắng trở nên chứng nhân và khí cụ thực hiện sứ mạng của Hội Thánh giữa loài người, bằng cách dùng đời sống và lời nói loan báo Đức Kitô”[/i].
Từ chỉ thị của Bản Luật đã đưa tới ba sự cam kết, kèm theo trách nhiệm tương thích, đó là: việc chiêm niệm, làm chứng và truyền giáo.

Phải chăng chiêm niệm không phải là nhìn cuộc sống với cặp mắt của Đức Kitô, biến đổi con người, sự vật và các hành vi hằng ngày trở thành một mối tương quan thập giá với “con đường tiến tới sự thánh thiện” một cách mê say?
Phải chăng việc làm chứng, có lẽ không phải là góp phần vào việc xây dựng một “thế giới huynh đệ và công bình”, với tình yêu lây lan nhờ lời Chúa Kitô, được chuyển thông đến cho mọi người qua sự kiên nhẫn, đối thoại, lắng nghe và hiểu biết?
Và phải chăng sứ vụ truyền giáo không phải là mỗi ngày trở nên những người thợ của Chúa Kitô, mang “lửa nhiệt tình Phúc âm” vào trong sân trường mênh mông của lịch sử?

Cam kết đầu tiên: đó là không ngừng đối thoại với Thiên Chúa

“Như Đức Giêsu là Đấng thờ phượng Chúa Cha cách đích thực, anh chị em hãy làm cho việc cầu nguyện và chiêm niệm trở nên linh hồn cho đời sống và hành động của mình”. Điều này trong Bản Luật ( L PSTT 8, 1) là khởi điểm cho từng suy tư về căn tính của chúng ta.
Đây là khởi điểm, vì nếu như không có việc cầu nguyện linh hoạt, huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế không có lý do để hiện hữu: huynh đệ đoàn cũng chỉ là một nhóm xã hội dành cho những người cùng chia sẻ một mối quan tâm, hoặc một nhóm từ thiện cộng tác với nhau trong công việc nhằm phục vụ bất kỳ một loại nhu cầu nào.
Chính việc cầu nguyện cho phép chúng ta ý thức sự hiện diện phong phú của Chúa. Khi không ngừng đối thoại với Thiên Chúa, chúng ta đưa Người vào trong lịch sử, trong thực tại, trong đau khổ của chúng ta, trong hạnh phúc của chúng ta và niềm hy vọng của thế giới. Đây là đặc điểm của chúng ta: cảm thấy mình được chìm sâu trong cuộc đối thoại không ngừng này, cuộc đối thoại tiếp tục lấy Thiên Chúa làm trung tâm và giữ chúng ta thường xuyên được hiệp nhất với Người. Không phải vì bản thân được mãn nguyện, cảm thấy được bảo đảm là Người sẽ đáp trả lại chúng ta, nhưng đúng hơn vì khi Chúa ban chính Người cho chúng ta, thì chúng ta chia sẻ Người, chúng ta biểu lộ Người, chúng ta mang Người tới với tha nhân.

Từ cầu nguyện đến chứng từ bác ái

Hoa trái từ việc cầu nguyện thờ phượng hướng tới Thiên Chúa là sự đòi hỏi của tình bác ái huynh đệ, hối thúc chúng ta cởi mở ra với tha nhân và tìm mọi cách thức và mọi phương tiện để làm điều thiện cho họ.
Qua cầu nguyện, được đến chiêm ngưỡng nét mặt Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy nhu cầu và sự thôi thúc khám phá ra khuôn mặt của Người trên những khuôn mặt đau khổ, bị tàn phá và biến dạng của rất nhiều người trong anh chị em chúng ta. Và như thế, cử chỉ phục vụ, yêu thương, bác ái, chia sẻ, lo lắng, theo Phúc âm biến nên một người Samaritanô nhân hậu đối với rất nhiều anh chị em nằm sóng soài bên ngoài các khu phố của chúng ta, bên rìa lịch sử chúng ta, vì không ai muốn cho họ những quyền công dân tương xứng của họ, trong tư cách là con cái Thiên Chúa.
Chúng ta đọc trong Phúc âm (Ga 6, 9 – 18): Chúa Giêsu lo lắng không chỉ cái đói của đám đông, nhưng Người cũng xin một người trẻ có năm chiếc bánh nướng và hai con cá cộng tác. Và qua sự cộng tác này biểu lộ lời cam kết xây dựng vương quốc Thiên Chúa của người kitô hữu, điều đó không chỉ là trong tương lai sau này. Hơn nữa, nếu có thể được, thực là quý đối với những người Phan Sinh Tại Thế được kêu gọi “giảm bớt nhu cầu cá nhân để có thể chia sẻ của cải tinh thần và vật chất với anh chị em mình nhiều hơn, nhất là với những người thiếu thốn hơn cả” (THC 15, 3).

Loan báo hồng ân của Thiên Chúa

Sau khi cầu nguyện chiêm ngưỡng, thờ phượng, tạ ơn, khẩn nài và can thiệp; sau khi lòng bác ái biến thành việc phục vụ, quan tâm, ân cần dấn thân giúp đỡ những kẻ ở xa, những người cô đơn, lạ lẫm: mức thứ ba của lời cam kết đối với người Phan Sinh Tại Thế là sứ vụ truyền giáo: ra đi mặc lấy vinh quang của Chúa Phục Sinh và sự phong phú của Lời mà Người ban cho Giáo hội.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta còn nhớ diễn từ nổi tiếng của Thánh Tông đồ Phaolô đã nói tại nghị trường Athens. Thánh Phaolô, một người được Chúa Kitô yêu mến, phải mang lấy Chúa Kitô theo ngài đến mọi nơi và bây giờ ngài đi tới sào huyệt của bầy sói. Ngài lựa chọn một cách thích hợp Nghị trường Athens, một nơi mà các triết gia gặp nhau để tranh luận các chủ đề to lớn về hiện hữu, và thách đố cuộc thi đua với họ. Ngài bắt đầu bài diễn văn của mình bằng cách kể ra một triết gia Hy-lạp tên là Creante: Trong Thiên Chúa, chúng ta đi lại, hành động và hiện hữu và ngài nói tiếp: Thiên Chúa, cũng vị Thiên Chúa đó đã biểu lộ nơi Đức Giêsu Kitô đã sống lại, đã mạc khải cho tôi là chúng ta sẽ được phục sinh sau khi chết. Khi họ nghe Phaolô nói về việc phục sinh từ cõi chết, các triết gia, những người lúc đầu đã bị cuốn hút bởi bài diễn văn của Phaolô, đã đóng sầm cửa lại trước mặt ngài và nói “chúng tôi nuốn nghe ông nói về điều đó vào dịp khác”.
Chúng ta cũng phải có can đảm liều lĩnh. Tương tự thánh Phaolô, có thể chúng ta được lắng nghe hoặc bị khích bác, nhưng chúng ta biết rằng: đây là tư thế của các môn đệ Chúa Kitô. Có thể không chỉ còn là chúng ta nữa. Chúng ta không thể bảo đảm sẽ có được một kinh nghiệm mang lại hạnh phúc cho đời sống thiêng liêng của chúng ta, nếu như chúng ta không làm cho kẻ khác biết tới ân sủng và sự phong phú mà Thiên Chúa đã thông truyền cho chúng ta trong cuộc đối thoại với Người. Điều chúng ta đã lãnh nhận không phải là cho chúng ta mà thôi, chúng ta đem tới cho những người khác và phải thông truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia.
Cộng với ba điểm trên, tôi muốn suy tư thêm một chút về trách nhiệm. Chúng ta, người giáo dân được kêu gọi sống đời sống Kitô hữu trong thế giới, chúng ta được kêu mời tăng cường việc dấn thân xây dựng sự hiệp thông, tách mình ra khỏi những ai đề nghị một đời sống Kitô hữu mang tính chất cá nhân và ra khỏi những cuộc cử hành khéo léo mà không cổ võ tinh thần tích cực tham gia sự chia sẻ và sứ vụ, học cởi mở ra với người khác trong việc trao đổi đức tin với nhau. Chỉ qua thái độ này, ở đó mới có thể có một cuộc gặp gỡ với nhân loại, đặc biệt với những kẻ “dửng dưng”, xa cách vì những lý do văn hóa, niềm tin tôn giáo hoặc kinh nghiệm cuộc sống. Trong Hiến chế Vui Mừng và Hy vọng, nơi điều 93, chúng ta đọc thấy: “Người Kitô hữu nhận lãnh một sứ mạng lớn lao phải chu toàn ở trần gian này và phải trả lẽ với Đấng sẽ phán xét mọi người trong ngày sau hết”. Thêm vào đó, đối với chúng ta là những người Phan Sinh Tại Thế, trách nhiệm lớn lao nhất mà chúng ta phải đương đầu trong thế giới là việc khiêm nhường và chân thành phục vụ, bất chấp những giới hạn của chúng ta ra sao. Đó là hoa trái ơn gọi của chúng ta, chúng ta không thể tránh né điều đó mà lại không đánh mất đi căn tính của chúng ta.

(Bulletin 2.2006 – ts Giuse ofm chuyển ngữ)
Về Đầu Trang Go down
 
Cam kết và Trách nhiệm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» MẦU NHIỆM NHẬP THỂ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: PHAN SINH TẠI THẾ :: LINH ĐẠO-
Chuyển đến