Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmBài học từ người quét rác Th_thong-tin-1Bài học từ người quét rác Th_gioi-tre-1Bài học từ người quét rác Th_chia-se-1Bài học từ người quét rác Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Bài học từ người quét rác

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Bài học từ người quét rác Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài học từ người quét rác   Bài học từ người quét rác EmptyFri May 25, 2012 2:09 am

BÀI HỌC TỪ NGƯỜI QUÉT RÁC
nguồn http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2009/12/3ba164f6/

Bài học từ người quét rác Thay
Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Thái Hà Books





“Câu chuyện bắt đầu đã hơn mười năm.
Nếu không gặp Allen, người quét rác,
có lẽ đời tôi đã không đổi khác.”
Học là công việc kéo dài cả đời.

Tôi bắt đầu sự học hành của tôi
chỉ sau khi đã tốt nghiệp đại học.
Không nói rõ có người chưa hiểu được,
sự học ở đây là học làm người.
Biết bao người sau này đã dạy tôi,
họ là giáo sư, tiến sĩ, chủ tịch,
tổng giám đốc những tập đoàn vô địch.
Tuy nhiên tôi không quên thầy của mình,
xin nói rõ, đó là thầy Allen.

Hàng ngày từ ký túc xá, nước Úc,
khi lên thư viện hay khi đi học,
mỗi sáng tôi gặp người phu quét đường.
Anh luôn cười chào như đã quen thân:
“Xin chào bạn, chúc một ngày tốt đẹp”
Phần tôi, tôi cứ lặng thinh đi tiếp.
Trong đầu tôi lúc đó vẫn nghĩ rằng
“Thằng cha này hễ gặp thấy ai sang
là hớn hở muốn bắt quàng làm họ.
Hắn nghĩ tôi có chức quyền này nọ,
nên có ý muốn đến làm quen đây.
ở Hà Nội, hạng như hắn gặp đầy,
công nhân vệ sinh, người phu hốt rác.”
Hết ngày này rồi qua tới ngày khác
anh phu quét đường vẫn cứ chào tôi.
Một ngày kia, để xong chuyện cho rồi,
tôi đã trả lời một cách miễn cưỡng:
“Vâng, tôi vẫn khỏe, cám ơn ông bạn.”
Tôi nói xong và chợt biết mình cười.
Tôi phát hiện ra trong lòng vui tươi
và ngày đó có điều gì khác lạ.

Vừa đi, tôi nghĩ những gì mình đã:
“Ta thật là ngu dốt từ lâu nay.”
Bởi trước kia, tôi vẫn nghĩ thế này,
rằng khi tôi cười là ai đó nhận.
Tôi bắt tay ai là tôi trao tặng.
Tôi gần gũi ai, người đó mang ơn.
Và, nay tôi biết rằng mình đã lầm.
Bởi, khi tôi cười với anh quét rác,
tôi lợi đầu tiên, không phải ai khác.
Tôi hiểu ra, anh ta chẳng biết tôi.
Anh chẳng biết tôi học đến đâu rồi,
làm chức vụ gì, bao nhiêu tiền bạc.
Trong mắt anh, tôi không là gì khác,
dân ký túc xá hẳn là sinh viên.
Dẫu sinh viên hay không, anh chẳng phiền.
Trên thực tế, tôi là dân châu Á,
mũi tẹt, da vàng, có gì hay lạ.
Mà điều đó, anh ta chẳng để tâm.
Anh ta chào tôi như anh đã làm
với mọi người ra từ ký túc xá.
Mọi người đều bình đẳng như nhau cả.
Tất cả chúng ta đều là con người.
Tôi xấu hổ khi hiểu điều này rồi.
Tôi đã học được một bài quý giá.
Từ đó đi đâu, gặp ai quen, lạ,
Tôi cũng chào cười với nét rất tươi.
Cười từ trái tim, từ đáy lòng tôi.

Một bữa nọ, khi về từ thư viện,
trong quán cà phê, tôi đã phát hiện,
Allen đang ngồi bên tách cà phê.
Áo quần anh rất lịch sự, chỉnh tề,
vừa uống cà phê, anh vừa đọc sách.
Chút tò mò, pha ít nhiều kinh ngạc,
tôi đến làm quen, cùng uống cà phê.
Tôi không ngờ người phu quét rác kia
là người lịch lãm, kiến thức sâu rộng.
Anh đọc nhanh và say mê khó tưởng.

Tôi lại học thêm một bài học rằng:
Mỗi vai diễn khi ta nhận đảm đang,
lúc đóng vai, ta phải làm tốt nhất.
Hơn nữa, đừng coi thường anh quét rác.
Anh cũng đọc sách, nghe nhạc, cà phê,
cũng biết thưởng thức món nọ, vật kia.
Allen kể rành mạch Kim Tự Tháp,
vườn treo Babyllon ở Iraq,
về vùng Siberie của nước Nga.
Anh kể về thời La Mã đã qua;
về cuộc chiến tranh Nam Bắc, nước Mỹ;
về đời sống Eskimo giản dị.
Đặc biệt anh còn nói về Việt nam.
(Sau anh bảo cứ tưởng tôi Thái Lan
hay một người từ Nam Dương quần đảo)
Allen thích du lịch bằng sách báo.
Tôi ngạc nhiên vì anh có kiến thức,
trí nhớ, và óc tưởng tượng đáng phục.
Allen hỏi tôi về vùng Hạ Long.
Tôi đáp bừa, đảo khoảng một ngàn (1000) hòn.
Allen giảng cho tôi về các đảo,
về thảm thực vật, địa lý, khí hậu,
thủy sản và tính chất vùng biển này,
một chín sáu mươi (1960) hòn đảo ở đây,
một năm năm ba (1553) cây số vuông rộng.
Tôi sẽ không quên, chừng nào còn sống.
Allen nhờ tôi giải thích ngũ cung
loại nhạc Việt Nam, tôi nắm rõ không.
Tôi ngạc nhiên, điều này chưa hề biết,
rằng ngũ cung có trong nền nhạc Việt.
Tôi vẫn nghĩ trong đầu từ xưa nay,
loại nhạc có bảy nốt nghe mới hay.
Cuối cùng, tôi há mồm nghe anh nói
về chèo, chầu văn, cải lương, hát bội;
về các nhạc cụ dân tộc Việt Nam,
nơi tôi đã sống qua bao nhiêu năm.

Allen dạy tôi bài học quý giá
về sự học hỏi, tìm tòi, khám phá,
rằng tôi cần phải học hỏi nhiều hơn,
quan sát và ghi nhớ thứ gì cần.
Từ bài học này, ngay khi về nước,
tôi đã lái xe đoạn đường xuyên suốt.
Tôi quyết đi thăm không sót tỉnh nào.
Tôi biết mình đã đi khắp năm châu,
nhưng chưa biết nhiều chuyện trên đất nước.

Đến nhà Allen, tôi còn biết được
anh có khoảng ngàn cuốn sách trên quầy.
Tôi dẫu đã từng đi đó, đi đây,
tủ sách tôi cũng chỉ ba ngàn cuốn.
Còn Allen, một người phu quét dọn,
tủ sách anh thật vĩ đại biết bao.
Anh nói mình đọc không sót cuốn nào,
số tiền anh bỏ ra là rất lớn.
Thậm chí cuốn đọc hai, ba lần lận.
Tôi nhớ khi đó những muốn quỳ ngay
dưới chân anh, xin nhận anh làm thầy.
Cũng nhờ những lần đến chỗ anh sống,
tôi học được cách làm sao nấu nướng.
Nấu cách nào đơn giản nhưng ngon hơn.
Một tình bạn nảy sinh giữa doanh nhân
với một anh chàng làm nghề quét tuốc.
Chuyện này tôi không tưởng mấy năm trước.

Từ gặp Allen, tôi thay đổi nhiều,
không coi thường người, soi mói, tự kiêu.
Tính tình tôi cũng trở nên điềm đạm,
nói nhỏ nhẹ hơn, bớt thói hung hản.
Tôi cũng bỏ thói xét đoán bề ngoài.
Tôi luôn niềm nở với bất cứ ai.
Tôi chọn sứ mệnh “sẻ chia” từ đó.
Cũng nhờ Allen và nhiều người nữa,
Tôi hiểu nguyên tắc “Sống là cho đi,
không đòi hỏi mình phải nhận lại gì.”
Tôi phát triển mỗi ngày cách sống mới
“pay it forward” – đáp đền tiếp nối.
Cũng từ đó đời tôi đã đổi thay,
hạnh phúc, bình an, yêu thương ngập đầy.

Gần mười năm trôi qua, nay nghĩ lại,
nếu không gặp Allen, tôi vẫn mãi
quay cuồng trong vòng xoáy của bạc tiền,
không nghỉ ngơi, không cần biết ai bên,
không sống vui cùng láng giềng, đồng nghiệp,
vui với bạn bè, những người thân thiết.
Cám ơn thầy tôi, bạn tôi – Allen.

New York City, May 20, 2012
(Nguyễn Tường OFS chuyển thành văn vần)
Về Đầu Trang Go down
 
Bài học từ người quét rác
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: CHIA SẺ :: VĂN HÓA-
Chuyển đến