Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmMá Rosa - Người nữ PSTT Th_thong-tin-1Má Rosa - Người nữ PSTT Th_gioi-tre-1Má Rosa - Người nữ PSTT Th_chia-se-1Má Rosa - Người nữ PSTT Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Má Rosa - Người nữ PSTT

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Má Rosa - Người nữ PSTT Empty
Bài gửiTiêu đề: Má Rosa - Người nữ PSTT   Má Rosa - Người nữ PSTT EmptySun May 06, 2012 12:44 pm

NGƯỜI NỮ TRONG DÒNG PSTT
“MÁ ROSA”
MỘT NGƯỜI DÒNG BA TRÊN ĐƯỜNG NÊN THÁNH
Claudio Bratti OFM
Má Rosa - Người nữ PSTT 21218836

Eurosia Fabris chào đời tại một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Vicenza (Ý) vào ngày 27.09.1866. Khi còn là một cô bé, chị đã đặc biệt cảm thấy bị thu hút vào việc cầu nguyện và vào một đời sống trong Thiên Chúa. Việc cầu nguyện đã đưa chị tới chỗ thường xuyên tìm kiếm và ao ước làm theo ý Thiên Chúa. Năm 20 tuổi, chị cưới Carlo Barban, một người đàn ông góa vợ với hai người con, một đứa 20 và một đứa 4 tháng tuổi. Sau khi liên tục cầu nguyện và tham khảo ý kiến của cha mẹ và cha giải tội của mình, chị chấp nhận lời cầu hôn của Carlo, xem đó như ý Thiên Chúa muốn cho chị. Chị đã bị đánh động nhiều bởi hai đức bé, sau đó chị gởi gắm chúng cho Antonio là người anh của chị. “Chính Chúa đặt để tôi trên con đường này và tôi để Ngài dẫn dắt. Thực vậy, tôi lập gia đình là để hy sinh bản thân mình! Tôi đã cưới anh Carlo góa vợ, vì tôi thương xót mấy đứa nhỏ và cảm thấy có thể nuôi nấng hai đứa trẻ mồ côi mẹ. Tôi muốn trở thành một người mẹ cho chúng, bảm đảm nuôi dưỡng chúng thật tốt, vì tôi thề hứa giáo dục chúng trong Chúa theo cách thức của tôi”. Trong nhà chị, cùng với chồng và hai đứa bé, là Chiara Angela và Italia, còn có thêm ông bố chồng và người anh rể của chị.
Chị Eurosia, gọi đơn giản là Chị Rosa, yêu thương mấy đứa bé như những đứa con của chị và còn chín đứa khác là con riêng của chị: ba người con đã trở thành linh mục (một người tu Dòng Phanxicô), ba người con khác thì đã lấy vợ sinh con, làm thành những gia đình hài hòa. Người con trai út vào chủng viện, nhưng sau đó đã qua đời khi đang còn tu học dở dang. Cô Chiara Angela dâng mình cho Chúa trong Dòng Các Nữ tu Lòng Thương Xót, với tên dòng là Teofania; người kia là cô bé Italia, đã chọn đời sống hôn nhân.
Trong cuộc chiến tranh 1915 – 1918, một người cháu của chị đã qua đời đang khi chồng cô ta còn trong quân đội, đã để lại 3 người con, hai gái và một trai mới 10 tháng tuổi. Không ai trong số bà con muốn chăm sóc chúng. Chị Rosa, được sự đồng ý của chồng và trên hết tin tưởng vào sự Quan phòng của Thiên Chúa, đã nhận mấy đứa trẻ như con cái trong nhà. Như vậy, Rosa là một người mẹ có tới 14 đứa con!
Năm 1916, một huynh đệ đoàn Dòng Ba Phan sinh đã được thành lập tại Marola gần Vicenza. Các anh em hèn mọn thuộc tu viện Santa Lucia ở gần bên tại Vicenza làm trợ úy.
Eurosia Fabris Barban là người đầu tiên đã ghi tên đăng ký và con trai của chị là Sante Luigi Barban đã có gia đình và là cha của 11 đứa con cũng theo chị đăng ký gia nhập.
Linh đạo Phan sinh là động lực thúc đẩy nâng đỡ Rosa. Thánh Phanxicô, khởi đi từ Phúc âm, đã tập trung tư tưởng ngài vào 3 mầu nhiệm trong cuộc đời Đấng Cứu Thế: Nhập Thể, Đóng Đinh và Thánh Thể, và Rosa đã đi theo bước chân ngài.
Chị thường quy chiếu về cuộc thương khó của Chúa và kết quả là chị gớm ghét tội lỗi và tỏ lòng trắc ẩn đối với những người tội lỗi. Chị nói với các con: “Nếu trở nên xấu xa và xúc phạm đến Chúa, thì mẹ luôn hết lòng cầu xin thà các con chết trong tình trạng ân sủng của các con còn hơn”. Chị đã cầu nguyện và dâng sự mệt nhọc và nỗi đau khổ trong ngày để cho các tội nhận được ơn hoán cải.
Lòng yêu mến đối với Thánh Thể nơi chị đã thúc đẩy chị quan tâm đến việc gìn giữ nhà thờ thanh sạch và ngăn nắp, và chị muốn các con chị ăn mặc sạch sẽ khi đến nhà thờ: “Trước mặt Chúa, người ta phải thanh sạch trong tâm hồn và trong cách ăn mặc”. Cung cách chị cầu nguyện cũng thực nổi bật: “Trong nhà thờ, việc cầu nguyện đã thu hút chị, chị chắp hai tay lại hoặc gục đầu dấu mặt trong đôi tay, chuyên chú cầu nguyện một cách sâu sa”. Có thời gian rảnh rỗi là chị đều tận dụng để cầu nguyện.
Việc suy niệm cuộc thương khó của Chúa đã đưa dẫn chị tới một tình yêu âu yếm đối với Thiên Chúa và tới chỗ sống vâng phục và bác ái.
Chị vâng theo các giới răn của Thiên Chúa và các chỉ thị của Giáo hội. Giai đoạn lịch sử trong đó chị sống thực là đặc biệt, tại nước Ý, vì cái được gọi là vấn đề Rôma, là hậu quả cuộc chinh phục bằng sức mạnh của Nhà Nước thuộc Đức Giáo hoàng. Đức Giáo hoàng thường bị các chính trị gia, các phóng viên và những người trí thức công kích. Má Rosa cảm thấy đau khổ vì điều này và xác tín rằng Đức Giáo hoàng “là vị Đại diện Chúa Kitô, Chúa chúng ta trên trái đất và là cha các tâm hồn”. Người yêu mến Đức Giáo hoàng là người yêu thương Thiên Chúa; do đó, chúng ta phải yêu mến, kính trọng, vâng lời và cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng”.
Sự vâng lời của Má Rosa mặc lấy hình thức đi tìm kiếm ý Thiên Chúa trong cuộc đời của má. Chị nhìn thấy ý Chúa biểu lộ trong những điều nhỏ bé như: một người chồng “gắt gỏng và khó chịu”, một ông bố chồng điếc lác khó làm vừa lòng, một ông anh rể nghiện hút xì gà lâu năm và có tật cờ bạc và đàn đúm với bạn bè xấu. Má Rosa đã có thể làm hài lòng những đòi hỏi của họ và giúp họ giảm bớt các đòi hỏi đó, bằng lời nói và gương sáng, sửa sai cách sống của họ và đưa họ tới gần với việc giữ đạo hơn. Chị đã cố gắng làm mãn nguyện tất cả các con, con riêng cũng như con nuôi phù hợp với quy tắc của nền giáo dục tốt. Má Rosa tự thánh hóa bản thân bằng cách chấp nhận trở nên người vợ và người mẹ như là một việc truyền giáo mà Thiên Chúa trao phó cho chị.
Lòng bác ái của Má Rosa cũng thực giản dị. Thời kỳ Chị sống là một giai đoạn nghèo khổ. Những ảnh hưởng kinh tế của cuộc chiến tranh 1915 – 1918 kéo dài và cái nghèo hiện diện khắp nơi. Nhà Barban cũng nghèo, tuy có đất đai sản xuất nhưng phải trả những khoản nợ cũ và phải chăm sóc và nuôi ăn cho một gia đình đông người. Má Rosa không bao giờ ham muốn được trở nên giàu có: “Tôi nghĩ nếu tôi giàu, có lẽ tôi không được hạnh phúc như bây giờ. Chúa Giêsu cũng nghèo, và Ngài làm chủ cả thế giới. Chúa Giêsu và Mẹ Maria đều nghèo”. Chị muốn bắt chước Đấng Cứu Thế của chị. “Thậm chí Chúa Giêsu rất nghèo, và tôi không ao ước điều gì khác hơn là tình yêu của Chúa”. Trong hoàn cảnh đó, Má Rosa vẫn có thể cho đi những gì mình có như: vụ mùa trong vườn và gà trong chuồng, thời gian để giúp đỡ và khuyên nhủ kẻ khác đúng lúc. Bụng đói, nhưng chị vẫn lên đường để tới giúp đỡ cho một gia đình nghèo. Có những điều nhỏ mọn, những việc nhỏ bé, bình thường nhưng quý báu mà đời sống thường ngày cống hiến.
Là một thợ may khéo tay, nên Má Rosa luôn có một nhóm thiếu nữ để dạy họ may vá, mà không đòi hỏi bất cứ một khoản phí nào. Chị cư xử như một người mẹ, tận dụng mọi cơ hội để dạy cho nhóm thiếu nữ các giá trị nhân bản và Kitô giáo. Chị chuẩn bị cho các thiếu nữ lãnh đạo các gia đình kitô hữu.
Chị qua đời ngày 08.01.1932. Qua các chứng từ được tiến trình Giáo luật cung cấp, chúng ta có thể thấy một số khía cạnh trong con đường đơn giản để nên thánh của Eurosia Fabris Barban, con đường đó cũng dành cho hết mọi người là những Má Rosa. (Anh Antonio nói về chị): “Chị đã làm mọi sự vì vinh quang Thiên Chúa và để cứu vớt các linh hồn”; (một người hàng xóm nói về chị): “Đời sống thường ngày của Rosa Barban được dành để chu toàn các việc bổn phận của chị một cách có ý thức trong tư cách là người vợ và người mẹ”; (một trong số các học trò của chị nói): “Chị tích cực và cần mẫn sống đức tin; chị thực sự đặc biệt, chính trực trong đời sống thường ngày nơi gia đình”; (một người học trò khác nói): “Chị thực thi việc tông đồ của chị bằng cách nêu gương sáng và bằng lời nói”. Cha xứ của chị đã nói một cách đơn giản: “Đời sống của Rosa Barban được dành cho Thiên Chúa và cho gia đình”.
Ngày 22 tháng 06 vừa qua, Giáo hội đã chính thức công nhận một phép lạ của Eurosia Fabris Barban. Chị sẽ sớm được công bố là Chân Phước.

(theo www.ciofs – ts Giuse ofm chuyển ngữ)
Về Đầu Trang Go down
 
Má Rosa - Người nữ PSTT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ... Để lối sống của người PSTT ý nghĩa hơn ...
» NGƯỜI Ở NƠI ĐÂY
» Xin Cảm Ơn Người
» Bài học từ người quét rác
» HĐĐ/PSTT/QG Tây-ban-nha

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: THÔNG TIN :: PHỤNG VỤ - CÁC THÁNH-
Chuyển đến