Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmLectio Divina Th_thong-tin-1Lectio Divina Th_gioi-tre-1Lectio Divina Th_chia-se-1Lectio Divina Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Lectio Divina

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Lectio Divina Empty
Bài gửiTiêu đề: Lectio Divina   Lectio Divina EmptySat May 05, 2012 8:23 am

LECTIO DIVINA
Lectio Divina Kidsbible

Ngày 11-11-2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cho công bố Tông huấn “Verbum Domini” (“Lời Chúa”). Tông huấn này diễn tả mối ưu tư của Đức Thánh Cha đối với tầm quan trọng và tính cấp bách của việc tái khám phá Lời Chúa như là trung tâm của đời sống của Giáo Hội, của mọi thành phần dân Chúa (x. các số 77- 85).

1. Lectio Divina, phương pháp suy niệm Thánh Kinh (số 86-87)
 “Lời Chúa là nền tảng cho mọi linh đạo kitô hữu đích thực”.
 Đó là một Lời được nói với mỗi người cách cá nhân, nhưng đó cũng là một Lời xây dựng cộng đoàn, xây dựng Giáo Hội. Chính vì thế, bản văn thánh phải luôn được đề cập trong sự hiệp thông giáo hội”. “
 Phương pháp tiếp cận Thánh Kinh trong đức tin: Lectio divina, một phương pháp “có khả năng mở ra cho tín hữu kho tàng Lời Chúa, và như thế khơi lên cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, Lời hằng sống của Thiên Chúa”.
 Các giai đoạn căn bản của Lectio Divina như sau:

+ Mở đầu là việc đọc bản văn Lời Chúa (lectio), việc đọc này “gợi lên câu hỏi về sự hiểu biết đích thực nội dung của nó: tự nó bản văn Thánh Kinh nói gì? Không có giai đoạn này, bản văn có nguy cơ chỉ trở nên một cái cớ để không bao giờ ra khỏi các tư tưởng của chúng ta.”
+ Tiếp đến là “việc suy niệm (meditatio), đặt ra câu hỏi sau: bản văn Thánh Kinh nói gì với chúng ta? Ở đây, mỗi người cách cá nhân, nhưng cũng xét như là thực tại cộng đoàn, phải để cho mình được chạm đến và đặt lại vấn đề, vì nó không hệ tại xem xét những lời được loan báo trong quá khứ nhưng là trong hiện tại.”
+ Như vậy, chúng ta đi đến giai đoạn cầu nguyện (oratio). Giai đoạn này “giả thiết câu hỏi sau: Chúng ta nói gì với Chúa nhằm đáp lại Lời Ngài? Việc cầu nguyện như là lời cầu xin, cầu bầu, tạ ơn và ca ngợi, là cách thức đầu tiên qua đó Lời Chúa biến đổi chúng ta.
+ Sau cùng, kết thúc bằng việc chiêm ngắm (contemplatio), trong đó chúng ta chấp nhận, như là ân huệ của Thiên Chúa, chính cái nhìn như Ngài để phán đoán thực tại, và chúng ta tự hỏi: sự hoán cải tinh thần, tâm hồn và cuộc sống nào mà Chúa đòi hỏi chúng ta? Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Rôma khẳng định: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” (12, 2). Quả thế, việc chiêm ngăm hướng đến việc tạo nên trong chúng ta một cái nhìn khôn ngoan về thực tại, tuân theo Thiên Chúa, và đào tạo trong chúng ta “tư tưởng của Chúa Kitô” (1Cor 2, 16). Lời Chúa được trình bày ở đây như là tiêu chí phân định: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người”.
+ “Tiếp đến cần nhớ rằng Lectio divina không hoàn tất trong sự năng động của nó bao lâu nó không đổ ra trong hành động (actio)”, đưa đời sống của người tín hữu đến chỗ “trở nên quà tặng cho người khác trong đức ái”.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Thư Chung (1.5.2011) đã tiếp lời Đức Giáo Hoàng như sau trong số 11:
“Các tín hữu Việt Nam cần làm quen với Lời Chúa hơn nữa. Do đó Giáo Hội tại Việt Nam phải “phát động chương trình mỗi gia đình một cuốn Kinh Thánh được đặt nơi xứng hợp, cổ võ đọc và cầu nguyện với Lời Chúa”[1], khuyến khích học thuộc lòng những đoạn Kinh Thánh cốt yếu. Mọi thành phần Dân Chúa, giáo dân, chủng sinh, tu sĩ và các mục tử, cần tập thói quen đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày, đặc biệt theo phương thức Lectio divina”.

2. Lectio Divina theo nhóm
2.1. Chuẩn bị:
 Nơi chốn cử hành: Có thể là một tượng Chúa, Đức Mẹ, Sách Kinh Thánh, một cây nến, một bình hoa đơn sơ ...
 Người trách nhiệm cần chuẩn bị dọn trước bản văn Tin Mừng (vì mới thực hành Lectio Divina). Chọn người đọc tốt.
2.2. Cử hành:
a. Cầu nguyện chuẩn bị sau khi nhóm đã tề tựu đông đủ. Cố gắng đúng giờ.
b. Đọc Lời Chúa: Đọc ít nhất 3 lần theo các lược đồ đề nghị.
c. Chia sẻ sau lần đọc thứ nhất để nêu lên những điểm gây chú ý.
Chia sẻ sau lần đọc thứ hai để nói ra những suy niệm của cá nhân mình (không có tính cách giảng dạy và huấn đức!).
Chia sẻ sau lần đọc thứ ba để dâng lời nguyện đáp lại Lời Chúa vừa mới đón nhận và suy niệm. Những lời cầu nguyện ở đây cần là những lời cầu nguyện thiết thực đáp lại Lời Chúa và tóm kết những suy niệm chia sẻ của anh chị em trong nhóm. Do vậy, khi người khác chia sẻ, chúng ta cũng phải chú tâm lắng tai nghe. Và thường sau mỗi ý nguyện của một người, để ra vài giây thinh lặng rồi cùng thưa “Xin Chúa nhậm lời chúng con” hoặc một câu đáp nào khác tương tự (nhưng phải căn dặn trước).
Khi chia sẻ phải giữ nguyên tắc là chăm chú nghe người khác chia sẻ, “can đảm” chia sẻ với người khác, nhưng đừng quá tham lam dành chia sẻ quá nhiều và quá dài. Phải tôn trọng anh chị em trong nhóm. Cũng đừng để thời gian thinh lặng quá dài giữa những ý chia sẻ, nhưng cũng đừng vội vã liên tục nói không để một ít giây thinh lặng.
d. Tuy thực hành Lectio chung theo nhóm, nhưng mỗi người cũng cần phải chọn một Lời Chúa để dùng cầu nguyện, tưởng nhớ đến Chúa như khi thực hành riêng.
e. Và cũng phải chọn một quyết định để cải hóa cuộc sống của mình. Hoặc khi cần, người trách nhiệm cũng có thể đề nghị một quyết định chung cho cả nhóm.
g. Hát kết thúc hoặc dâng lời tạ ơn cho buổi chia sẻ.

3. Một đề nghị khác Lectio Divina theo nhóm
 Khoảng từ 5, 7 đến 10 người
 Chọn bản văn trong Phụng vụ Thánh lễ
 Bắt đầu cuộc gặp gỡ nhau bằng việc cầu nguyện ngắn gọn. Sau đó là các giai đoạn: quan sát, suy niệm và cầu nguyện.
3.1. Chuẩn bị:
Cầu nguyện hoặc hát (có thể khẩn cầu Chúa Thánh Thần; hoặc một bài hát cả nhóm đều biết và thuộc để tạo bầu khí cầu nguyện).
3.2. Thời gian quan sát:
a. Đọc bản văn và thinh lặng quan sát:
 Một người đọc chậm và lớn tiếng bản văn đã chọn trước.
 Sau đó dành ra 5, 7 phút thinh lặng tuyệt đối, mỗi người quan sát những yếu tố làm nên bản văn (ví dụ: những từ, những nhân vật, những cử động, nơi chốn, những danh xưng người ta nói về Chúa Giêsu v.v...).
b. Chia sẻ:
 Lần lượt mỗi người trình bày cho nhóm, qua chỉ một hai câu ngắn gọn, điều mình quan sát xét thấy là quan trọng nhất.
 Thời gian quan sát này cần tất cả mọi người trong nhóm cùng có một bản dịch Kinh Thánh như nhau.
3.3. Thời gian suy niệm:
 Người thứ hai đọc lại lớn tiếng, rõ ràng bản văn.
 Trong 5, 7 phút thinh lặng, dùng lại bản văn để cố gắng nhận ra đức tin được diễn đạt trong đó, và xét xem điều đó có vang vọng đối với đức tin của chính mình hay không.
 Chia sẻ lần nữa: Mỗi người, qua một hai câu ngắn gọn, tóm tắt điều đối với mình là một huấn dụ về đức tin trong bản văn và có ảnh hưởng gì đối với đức tin của riêng cá nhân mình. Để cho cuộc chia sẻ trao đổi này hoàn toàn mang tính cách cá nhân, mỗi người cố gắng diễn tả bằng ngôi thứ nhất số ít (“tôi”, “đối với tôi”, “tôi nhận thấy trong bản văn ...”, và tránh những kiểu nói chung chung (như “chúng ta”, hoặc “bản văn muốn nói ...”). Ở đây cốt yếu là đơn thuần chuyển trao ý của mình cho người khác. Tránh không đi vào tranh luận. Mỗi người đơn sơ lắng nghe điều người khác nói ra ...
3.4. Thời gian chiêm ngắm hay cầu nguyện:
 Người thứ ba đọc lại bản văn lớn tiếng, rõ ràng.
 Trong 5, 7 phút thinh lặng, mỗi người cầu nguyện tùy theo quan sát và suy niệm khởi động cho cá nhân mình, và cũng từ những gì nghe được từ những người trong nhóm nói ra. Trong lời cầu nguyện cố gắng đừng quên dùng chính những từ những câu của bản văn. Mổi người chọn hình thức của lời cầu tùy theo nội dung của bản văn: tin tưởng, ngợi khen, xin ơn, chuyển cầu v.v...
 Chia sẻ cuối cùng: Mỗi người tham dự ngắn gọn nói lên trước nhóm một câu, một lời nguyện. Mỗi người giữ lại cho mình một lời trong trao đổi để đưa vào trong kinh nguyện riêng tư của mình trong ngày hoặc trong tuần.
3.5. Kết thúc:
 Kết thúc buổi gặp mặt bằng một lời kinh của Hội Thánh mà tất cả đều thuộc (Kinh Lạy Cha, Magnificat, Kinh Tin Kính ...)
 Mỗi người đón nhận những gì người khác nói trong giờ Lectio divina không phán đoán, nhận định, phê bình hay góp ý.
 Mục đích của buổi họp mặt không phải là để học hỏi về bản văn, cũng không phải để trao đổi tranh luận về bản văn, nhưng đơn thuần là để chia sẻ niềm tin của cá nhân mình trong khi đọc bản văn đó.

4. Thí dụ về một buổi cử hành Lectio Divina theo nhóm:

Lễ Chúa Hiển Linh: Mt 2, 1 – 12

4.1. Đọc Lời Chúa (Lectio)
 Mời Chúa đến đồng hành, soi sáng và hướng dẫn trong giờ cầu nguyện này (Hát xin ơn Chúa Thánh Thần và lời nguyện mở đầu)
 Mời một A/C công bố Lời Chúa Mt 2, 1 – 12
 Một phút thinh lặng
 Tất cả mọi người cùng đọc chung đoạn Lời Chúa
 Một phút thinh lặng
 Mỗi người đọc riêng đoạn Lời Chúa
4.2. Suy niệm Lời Chúa (Meditatio)
 Dừng lại ở một từ, một câu hoặc một ý tưởng mà Chúa đánh động tâm hồn tôi.
 Mỗi người có thể đặt câu hỏi: Tôi đã tìm thấy Đức Giêsu thế nào? Điều gì đã giúp hướng dẫn tôi đến với Chúa Giêsu? Thiên Chúa có dùng những người khác, những biến cố nào đó mà tôi không ngờ? Đức Giêsu là người lãnh đạo và hướng dẫn tôi về những mặt nào? Đâu là những cách thức tôi có thể thờ lạy Chúa Giêsu? Hôm nay tôi có thể dâng tiến Người những lễ vật nào?
4.3. Cầu nguyện với Lời Chúa (Oratio)
 Thiên Chúa đã dùng việc các nhà chiêm tinh quan sát các ngôi sao để đưa các ông đến với Đức Giêsu. Hãy nhìn lại những cách Thiên Chúa đã đưa anh/chị đến với Đức Giêsu; và đã hướng dẫn anh/chị trên đường đời như thế nào? Hãy dâng lên Thiên Chúa những tâm tình biết ơn hoặc hối tiếc ...
 Anh/chị hãy hỏi Thiên Chúa về Năm Mới vừa bắt đầu. Thiên Chúa muốn anh/chị dành ưu tiên cho những gì?
 Hãy trình bày với Thiên Chúa những kế hoạch và hy vọng của anh/chị. Hãy dâng lên Thiên Chúa những tâm tình tha thiết cầu xin và quyết tâm thực hành.
4.4. Chiêm ngưỡng (contemplatio)
 Hãy cố gắng giữ trong tim một hai sứ điệp đã nhận được, như một người yêu không quên những lời người yêu đã nói với anh/chị.
 Hãy lặp đi lặp lại sứ điệp đó, để trở nên xác tín cho riêng anh/chị.
4.5. Đưa ra thực hành (Actio)
 Tôi quyết tâm và dùng những biện pháp thích hợp để thực hiện điều Thiên Chúa mời gọi tôi hôm nay.
 Xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa.

(Chú ý: Phần 1 sẽ làm chung với nhau. Phần 2, 3, 4, 5: mỗi anh/chị làm riêng cho chính mình; sau đó, khi đến giờ sẽ tập họp chung và chia sẻ cho nhau những gì mỗi anh/chị cảm nhận và những quyết tâm của mỗi anh/chị. Dâng lời nguyện tự phát và hát chung một bài để kết thúc).

(Cf. http://xuanbichvietnam;
CN dưới tác động Lời Chúa. Fr. M. Bảo Tịnh Ocist 11.7.2010.)










Về Đầu Trang Go down
 
Lectio Divina
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: THÔNG TIN :: SỐNG LỜI CHÚA-
Chuyển đến