Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmBài Thường huấn số 4-2012 Th_thong-tin-1Bài Thường huấn số 4-2012 Th_gioi-tre-1Bài Thường huấn số 4-2012 Th_chia-se-1Bài Thường huấn số 4-2012 Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Bài Thường huấn số 4-2012

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Bài Thường huấn số 4-2012 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài Thường huấn số 4-2012   Bài Thường huấn số 4-2012 EmptyWed Apr 25, 2012 8:29 am

BÀI THƯỜNG HUẤN 4 - 2012

ĐƯỢC PHÚC ÂM HÓA ĐỂ RA ĐI PHÚC ÂM HÓA
XUẤT HÀNH LÀ QUYỂN SÁCH MẤU CHỐT

(Fr. Fernando Ventura OFMCap – ts. Giuse OFM chuyển ngữ)

Trong bài thường huấn này, Anh Fernando Ventura nhắc chúng ta nhớ rằng: “Biến cố Xuất hành là kinh nghiệm nền tảng của Israel”. Ngay cả khi niềm hy vọng tưởng chừng như đã bị vùi lấp dưới cát sa mạc, nhưng dân Israel đã khám phá được Thiên Chúa. Và như thế, câu chuyện Xuất hành có một tầm quan trọng thiết yếu giúp chúng ta thấy rằng TC tạo nên ký ức trong lịch sử; và Thiên Chúa của Abraham, của Isaac, của Gia-cóp và Thiên Chúa Cha của Đức Giêsu Kitô không phải là một vị Thiên Chúa xa tít trên trời, nhưng là một vị TC ở đây và lúc này.
Khám phá Thiên Chúa của Israel
Xuất Hành là Cuốn sách mấu chốt để khám phá ra Thiên Chúa là Đấng tạo nên ký ức trong lịch sử. Chúng ta có thể nhận ra điều đó ngay từ trang đầu Sách Xuất hành. Toàn bộ trình thuật về cuộc thảm họa bắt đầu với việc dân Israel bị bách hại tại Ai cập và kể rằng: “Thời ấy có một vua mới lên trị vì nước Ai Cập, vua này không biết ông Giuse” (XH 1, Cool. Nói cách khác, vị vua này lên nắm quyền mà chẳng nhớ gì tới quá khứ; nghĩa là người ấy lên nắm quyền mà chẳng để ý gì tới lịch sử. Đó là lúc mà mọi sự hình như đã tiêu tan ... niềm hy vọng đã bị chôn vùi dưới lớp cát sa mạc. Tuy nhiên, chính nơi ấy mà người ta đã khám phá được Thiên Chúa. Vì lý do đó, biến cố Xuất Hành là kinh nghiệm nền tảng của Israel. Bản văn chuyển tải cả một khối lượng thời gian và ký ức. Chúng tôi đã có thể tồn tại suốt hai ngàn năm qua, chỉ vì từ năm 70 cho tới năm 1946, mỗi năm chúng tôi vẫn nói với nhau: Năm tới, hẹn gặp nhau tại Giêrusalem. Đây là khởi điểm của chúng tôi và chính tại khởi điểm đó mà chúng tôi tồn tại. Thiên Chúa là vị anh hùng của dân tộc Israel. Do vậy, chúng ta mang ơn người Do Thái vì sự trực giác nổi bật ấy, và chúng ta biết ơn dân Cựu Ước vì họ đã đưa Thiên Chúa từ trời cao xuống trái đất.

Một vị Thiên Chúa ở đây và lúc này
Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Gia-cóp và Thiên Chúa Cha của Đức Giêsu Kitô, không phải là một vị Thiên Chúa xa tít trên trời, nhưng là một vị Thiên Chúa ở đây và lúc này ... một vị Thiên Chúa rày đây mai đó, một vị Thiên Chúa sống trên đường, một vị Thiên Chúa dọc đường gió bụi. Vị Thiên Chúa đó được xưng hô là “ngài” (you: ngôi thứ hai số ít, một cách gọi thân mật). Điều này thực có ý nghĩa, vì trong ngôn ngữ Hy Lạp và Do Thái, không có cách xưng hô trang trọng dành cho ngôi thứ hai. “Ngài (một cách thân mật) thực đáng chúc phúc, lạy Thiên Chúa Israel, Ngài là Vua vĩnh cửu”. Đây là lời bắt đầu trong hết mọi công thức cầu nguyện của người Do Thái. Chúng ta nói với Thiên Chúa bằng thứ ngôn ngữ thân mật, (giống như người Tây-ban-nha hoặc người Pháp dùng từ “Bạn” (ngôi thứ hai số ít)), không phải vì thiếu kính trọng, nhưng vì mối tương quan giữa chúng ta với người ấy thực gần gũi; ý nghĩa của kiểu xưng hô ấy muốn nói rằng: Thiên Chúa “đã quay trở lại” với chúng ta. Thật vậy, “Tôi” chỉ có thể lớn lên trong ánh sáng của “Ngài” (một cách thân mật), nghĩa là trong tương quan với “Ngài”. Không một ai trong chúng ta ra trước mặt Ngài mà lại khúm núm sợ sệt. “Tôi” chỉ có thể lớn lên trong mối tương quan với “Ngài”, một lối xưng hô thật thân thương. Đó là sứ điệp của Kinh Thánh; đó là sứ điệp của thánh Phanxicô. Đó là tiếng kêu van của một huynh đệ đoàn toàn cầu, trong đó không ai là chủ hoặc đầy tớ ... một xã hội mà trong đó mọi người đều là anh chị em với nhau.
Nhưng hãy nhìn xem chúng ta đang sống khác xa với thực tại đó biết là dường nào! Trong các nền văn hóa chúng ta, chúng ta thường sống trong HĐĐ mà thiếu kính trọng nhau, tương tự như xã hội chúng ta đang sống. Chúng ta sống với nhau mà cứ dựa trên chức tước ... dựa trên sự giàu có (của cải) của chúng ta ... dựa trên giai cấp ... trong mọi lãnh vực và trong mọi nền văn hóa. Và chúng ta thường tiếp tục mang theo não trạng phân biệt giai cấp vào các huynh đệ đoàn, các tu viện và các đan viện của chúng ta. Điều ấy thực sai lầm. Đấy không phải là con đường mà chúng ta sẽ đi. Mục tiêu tối hậu của chúng ta không thể quẩn quanh ở chuyện quyền lực. Mục tiêu tối hậu không thể là để trở nên một thành viên trong một tổ chức, để ổn định cuộc sống của tôi và cuộc sống của những người thuộc về tôi ... để nhờ việc tham gia vào tổ chức mà tôi đáp ứng các nhu cầu của mình. Và đó là điều đang xảy ra nơi chúng ta ... có những người đến với chúng ta như những vật ký sinh – những vật ký sinh trong Giáo hội, trong Hội Dòng, trong các huynh đệ đoàn, các tu viện và các đan viện. Chúng ta ngao ngán về những người như thế!

Một vị TC nhìn thấy chúng ta, biết chúng ta và tự hạ mà đến với chúng ta
Chúng ta hãy đọc lại bản văn Kinh Thánh trình thuật cuộc đối thoại giữa TC với ông Mô-sê trên núi Ho-rép (XH 3, 7 – 10) và chú ý tới những động từ được bản văn sử dụng. Rõ ràng là bản văn Kinh Thánh không muốn nói tới một vị Thiên Chúa xa cách ở trên trời. Trái lại, Kinh Thánh muốn nói đến một vị Thiên Chúa nhìn thấy chúng ta, biết chúng ta và xuống thế để giải thoát chúng ta. Đó là một kenos, một sự tự hủy. Thế mà chúng ta thường không thích mầu nhiệm tự hủy (kenosis), mà chỉ thích mầu nhiệm phục sinh (anastasis). Khi chúng ta trở thành linh mục, nam nữ tu sĩ (và thậm chí là anh chị em Phan Sinh Tại Thế), chúng ta muốn thăng tiến trong xã hội, chứ đâu phải hạ mình xuống ngang tầm với những người khác. Đó là một điều đáng tiếc đối với Hội Dòng trên thế giới, mà chúng ta nhìn thấy khắp mọi lục địa. Những nơi vẫn còn nhiều ơn gọi, thì việc làm linh mục, nữ tu hoặc thầy dòng vẫn được xem như một con đường thăng tiến trên bình diện xã hội; và nơi nào không còn xem đó là con đường thăng tiến, thì tình trạng ơn gọi chẳng mấy sáng sủa. Vì thế, tình trạng đó đang thách thức chúng ta phải suy nghĩ. Phải chăng chúng ta đến với huynh đệ đoàn để hủy mình ra không (kenosis) hay để được phục sinh (anastasis)? Ở quốc gia của tôi, người ta nói: chỉ có các linh mục và các thành viên trong quân đội mới là những người không cần làm việc mà vẫn có thể sống ... có lẽ họ nói đúng. Vị Thiên Chúa đó “đã quay trở lại” với chúng ta và tự nguyện đi xuống với chúng ta, để chúng ta có thể phục sinh với Người. Đó là vị Thiên Chúa đi xuống với thế giới của tôi và “quay về” với tôi, để lịch sử của tôi có thể biến thành vĩnh cửu ... để tính nội tại của tôi có thể được biến thành siêu việt. Đấy là cách Thiên Chúa hành động.

Sứ điệp và kế hoạch của Thiên Chúa
Và đây là sứ điệp: “Trên núi này*, ĐỨC CHÚA các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế. Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần. ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng sẽ lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người, và trên toàn cõi đất, Người sẽ xóa sạch nỗi ô nhục của dân Người. ĐỨC CHÚA phán như vậy” (Is 25, 6 – Cool. Đó là bản văn trong Cựu Ước đề cập đến bí tích Thánh Thể. Và đó là thách đố về sự thân mật mà chúng ta vẫn hằng ước mơ. Bản văn này là của ngôn sứ Isaia. Đâu là chủ đề ẩn chứa trong bản văn Kinh Thánh? Đó là chủ đề bữa tiệc. Ai là người thiết tiệc? Thiên Chúa! Ai mời muôn dân đến dự tiệc? Thiên Chúa! Những ai được mời đến dự tiệc? Hết thảy mọi người, kể cả người Công giáo. Và Thiên Chúa thiết đãi chúng ta những gì? Đó là thịt béo ngậy và rượu ngọn tinh chế. Hãy xem xét thực đơn và lưu ý đến ý niệm thời gian: cần phải có thời gian để vỗ béo một con bê ... cho đủ lớn, rượu cũng cần phải có thời gian. Đó là một kế hoạch, một dự phóng đời sống dành cho mọi người, mà không có luật trừ hoặc loại trừ.
Đáng tiếc là Giáo hội chúng ta vẫn còn có những người bị phân biệt đối xử và bị loại trừ, vì họ ở ngoài ... vì những kẻ ngay lành như chúng ta thì không thể sống chung với những người tội lỗi. Thế nhưng TC mời gọi tất cả mọi người đến tham dự bữa tiệc do Người thiết đãi! Người đã dành thời gian để chuẩn bị cho bữa tiệc ấy và chuẩn bị cho tất cả mọi người được tham dự bữa tiệc ấy ... bằng cách để họ sống với nhau trên cõi đời này ... trải nghiệm sự hiệp thông và tình huynh đệ. Và chiếc khăn che phủ mọi dân muốn nói tới điều gì? Thiên Chúa sẽ làm gì với chiếc khăn đó? Thật vậy, chiếc khăn tang tóc đó là gì? Chiếc khăn tang tóc đó là tấm vải căng ra làm cho chúng ta không thể nhìn thấy được, và vì thế mà chúng ta không thể giao tiếp với nhau ... không phải vì chúng ta khác biệt nhau, mà vì chúng ta phân biệt người này với người kia. Thiên Chúa sẽ làm gì với những dòng nước mắt? Đâu là những người mà tôi phải lau khô những dòng lệ cho họ? Thiên Chúa ở đâu? Ngài không phải là một vị Thiên Chúa ở trên trời xa xăm. Không, Ngài là một vị Thiên Chúa chẳng ngại nói với chúng ta rằng: “Ta yêu các con!”.
Đứng trước mặt một Thiên Chúa như thế, chúng ta cũng có thể nói như ngôn sứ Isaia: “Thần khí Đức Chúa ngự xuống trên tôi, vì Người đã xức dầu cho tôi”. Những ai đã được xức dầu? Thưa rằng hết thảy chúng ta đều đã được xức dầu! Và chúng ta đã được xức dầu vì mục đích gì? Chúng ta được xức dầu vì một mục đích duy nhất ... truyền giáo. Ngoài sứ mạng truyền giáo, tất cả những thứ khác chỉ là phong tục tập quán … những thứ khác chỉ là chuyện tranh cãi vô nghĩa mà người ta khao khát!

Câu hỏi gợi ý suy nghĩ và thảo luận trong huynh đệ đoàn
1. Tại sao biến cố Xuất Hành lại là câu chuyện rất quan trọng giúp chúng ta hiểu biết nhau?
2. Trong tư cách là huynh đệ đoàn, chúng ta có thể sống liên đới với toàn thể nhân loại như thế nào, bất kể địa vị của chúng ta trong xã hội, bất kể tài sản hoặc bất cứ quyền bính nào chúng ta nghĩ mình có thể có?
3. Trong tư cách là anh chị em Phan Sinh Tại Thế, đâu là những cách thức chúng ta đang loại trừ những người khác trong đời sống thường ngày của chúng ta? Bằng những cách nào chúng ta có thể tiếp đón người khác chứ không loại trừ họ?

Chia sẻ: ACE hãy đọc, suy niệm và cầu nguyện với:
1. Thư gởi Tín hữu Phi-líp-phê 2, 5 – 9:
“Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu. Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”.
2. Luật Dòng 11:
“ Như thế, trong tinh thần ‘Các Mối Phúc’, anh chị em cố gắng thanh luyện lòng mình khỏi mọi khuynh hướng, mọi khát vọng chiếm hữu và thống trị, sống như ‘người lữ hành và khách lạ’ trên đường về Nhà Cha”.
3. Luật Dòng 13:
“ Cũng vậy, anh chị em Phan Sinh Tại Thế với tinh thần khiêm tốn và nhân ái, hãy đón nhận mọi người như ân huệ của Chúa và như hình ảnh của Đức Kitô”.

[b]
Về Đầu Trang Go down
 
Bài Thường huấn số 4-2012
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thường huấn số 10-2012
» Bài Thường huấn số 5-2012
» Thường huấn 11-2012
» Thường huấn số 8 - 2012
» Bài Thường huấn số 6 - 2012

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: CHIA SẺ :: HUẤN LUYỆN-
Chuyển đến