Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmVai trò và Bổn phận của CVQT Th_thong-tin-1Vai trò và Bổn phận của CVQT Th_gioi-tre-1Vai trò và Bổn phận của CVQT Th_chia-se-1Vai trò và Bổn phận của CVQT Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Vai trò và Bổn phận của CVQT

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Vai trò và Bổn phận của CVQT Empty
Bài gửiTiêu đề: Vai trò và Bổn phận của CVQT   Vai trò và Bổn phận của CVQT EmptyFri Nov 23, 2012 4:07 am

DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ
TỔNG TU NGHỊ LẦN THỨ XIII
Sao Paolo, 22- 29.10.2011
Allegato số 8


Vai trò và bổn phận của Cố vấn Quốc tế

I. Mục đích văn kiện này
II. Vai trò và các bổn phận của Cố vấn Quốc tế
III. Chỗ đứng của Cố vấn Quốc tế trong Huynh đệ đoàn Quốc gia
IV. Vai trò và các bổn phận của Cố vấn Quốc tế theo các văn bản pháp quy (Tổng Hiến Chương, Nội Quy Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế Quốc tế – FIOFS)


I. Mục đích văn kiện này

Văn kiện này được sử dụng như một dụng cụ nhằm thông tin và trợ giúp cho các Tu nghị Bầu cử Quốc gia và các ứng viên, cho các Cố vấn Quốc tế, các Hội đồng Quốc gia, cùng các Cố vấn trong Đoàn Chủ tịch về vai trò, các quyền hạn và các bổn phận của Cố vấn Quốc tế, cũng như về vị trí của anh/chị đó trong Hội đồng Quốc tế và trong Hội đồng Quốc gia liên hệ.

Vai trò và các bổn phận của Cố vấn Quốc tế như trong Tổng Hiến Chương và Nội Quy Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế Quốc tế mô tả, cùng với các kinh nghiệm của Đoàn Chủ tịch và thực tiễn Huynh đệ đoàn Quốc tế, đã đem lại một nền tảng vững chắc cho văn kiện này. Thông qua văn kiện này, Đoàn Chủ tịch hy vọng sẽ củng cố tinh thần huynh đệ trong Huynh đệ đoàn Quốc tế, và hỗ trợ cho những người cũng như các bộ phận có liên can trong Hội Dòng.

II. Vai trò và các nhiệm vụ của Cố vấn Quốc tế

Cố vấn Quốc tế là một thành viên trong Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế. Đây là “cơ quan điều hành tối cao của Dòng Phan Sinh Tại Thế (THC 70.3), hướng dẫn và linh hoạt Huynh đệ đoàn Quốc tế (x. THC 69.2). Hội đồng Quốc tế, “khi họp Tổng Tu nghị” … [có] quyền lập pháp, biểu quyết và bầu cử” (THC 70.3), và “nhóm họp 6 năm một lần trong Tổng Tu nghị có bầu cử, và họp ít nhất một lần giữa hai kỳ Tổng Tu nghị có bầu cử” (THC 70.4). Tuy nhiên, vì là một cơ chế, nên Hội đồng Quốc tế này tiếp tục hiện diện và thi hành một số chức năng nhất định trong thời gian giữa các kỳ Tổng Tu nghị.

Điều 71 trong Tổng hiến Chương nói rõ các mục đích và nhiệm vụ của Hội đồng Quốc tế, trong đó bao gồm các Cố vấn Quốc tế, là phải chu toàn các bổn phận của họ. Việc thi hành chức năng ấy không giới hạn nơi việc tham dự vào các Tổng Tu nghị, mà cũng còn được diễn tả trong các hoạt động đã được quy định nơi Điều 71.a-f trong Tổng Hiến Chương. Vì thế, vai trò và các bổn phận của các Cố vấn Quốc tế mang tính chất liên tục, tất cả vai trò và các bổn phận ấy được phân ra thành ba nhóm:

1. Vai trò, các bổn phận và các quyền hạn thông thường của Cố vấn Quốc tế
2. Vai trò, các bổn phận và các quyền hạn liên hệ tới các Tổng Tu nghị
3. Các bổn phận đặc thù khác

1. Vai trò, các bổn phận và các quyền hạn thông thường của Cố vấn Quốc tế

1.1. Nhiệm vụ hàng đầu của Cố vấn Quốc tế là cố võ và giúp Hội đồng Quốc gia của anh/chị ý thức Huynh đệ đoàn Quốc gia là thành phần sống động và trọn vẹn thuộc về một thực tại rộng lớn hơn: đó là Huynh đệ đoàn Quốc tế.
1.2. Trong trường hợp các Cố vấn Quốc tế Giới Trẻ Phan Sinh, bổn phận của họ cũng thuộc về các khu vực mà họ đại diện và họ cũng có những bổn phận và các trách nhiệm trong Ủy Ban Phối hợp Giới Trẻ Phan Sinh (xem Quy Chế Giới Trẻ Phan Sinh Quốc tế).
1.3. Thông thường, Cố vấn Quốc tế là người liên lạc, đón nhận và chuyển đạt thông tin, một đàng duy trì các mối liên hệ giữa Đoàn Chủ tịch, Tổng Phục vụ, Ban Tổng Thư ký với Hội đồng Quốc gia, nhưng đàng khác giữa Hội đồng Quốc gia với các cơ quan kia (Nội Quy FIOFS 7.1.e).
1.4. Từng bước bảo đảm việc Huynh đệ đoàn Quốc gia thực thi các nghị quyết của Tổng Tu nghị.
1.5. Với tư cách là một thành viên trong Hội đồng Quốc gia, đích thân anh/chị góp phần cố võ và nâng đỡ đời sống Phúc âm, tăng cường ý thức về sự hiệp nhất trong Dòng Phan Sinh Tại Thế, đóng góp vào việc quảng bá các ý tưởng và những sáng kiến …vv của Hội Dòng.
1.6. Bảo đảm cung cấp câu trả lời trước những thỉnh nguyện và các yêu cầu của Đoàn Chủ tịch và của Tổng Phục vụ, bao gồm việc:

1.6.1. phúc trình bản báo cáo thường niên của Huynh đệ đoàn Quốc gia
1.6.2. trả lời các bản câu hỏi, các bản nghiên cứu (về tình hình nhân sự, các vấn đề tài chính, các văn kiện)
1.6.3. khích lệ Huynh đệ đoàn Quốc gia của anh/chị đóng góp về mặt tài chính.
1.6.4. quan tâm giúp đỡ các Huynh đệ đoàn Quốc gia đang phát triển, bằng cách trao đổi hai chiều và bằng những cách thức khác.

1.7. Chuyển đạt các vấn đề, các thỉnh nguyện, các chất liệu thông tin của Hội đồng Quốc gia tới cho Đoàn Chủ tịch và Tổng Phục vụ biết, cũng như hết thảy mọi điều khác liên quan tới các tu nghị có bầu cử, các cuộc kinh lý, các sự kiện mang nhiều ý nghĩa và những sự việc khác.
1.8. Tham gia vào việc lấy quyết định trong thời gian giữa các kỳ Tổng Tu nghị.
1.9. Nếu cần, bảo đảm việc chuyển ngữ các văn kiện từ ngôn ngữ chính thức sang ngôn ngữ của quốc gia mình.

2. Vai trò, các bổn phận và quyền hạn liên hệ tới các Tổng Tu nghị

2.1. Trong thời gian chuẩn bị Tổng Tu nghị
2.2. Trong thời gian diễn ra Tổng Tu nghị
2.3. Trong thời gian ngay sau Tổng Tu nghị

2.1. Trong thời gian chuẩn bị Tổng Tu nghị

2.1.1. Cố vấn Quốc tế – trong tư cách là người liên lạc chính – là người tiếp nhận những tài liệu chuẩn bị từ Ban Tổng Thư ký, chuyển đạt những tài liệu ấy lại cho Hội đồng Quốc gia, Phục vụ Quốc gia và bất kỳ người nào có liên hệ. Cũng vậy, Cố vấn Quốc tế là người gởi các tài liệu cần thiết từ phía Hội đồng Quốc gia lên cho Tổng Phục vụ, cho Ban Tổng Thư ký hoặc cho bất kỳ người nào được Tổng Phục vụ ủy nhiệm lo công việc ấy.
2.1.2. Tham dự Tổng Tu nghị với ý thức trách nhiệm, bản thân anh/chị Cố vấn Quốc tế phải chuẩn bị bằng cách đọc qua các tài liệu chuẩn bị, bằng cách thu thập thông tin cần thiết và bằng cách đích thân chuẩn bị phần đóng góp của anh/chị cho công việc của Tổng Tu nghị.
2.1.3. Đệ trình các đề nghị sơ bộ cho Nghị trình làm việc của Tổng Tu nghị, và gởi các đóng góp của anh/chị lên bằng văn bản.
2.1.4. Chuyển đạt các đề nghị và các thỉnh nguyện từ phía Huynh đệ đoàn Quốc gia của anh/chị.
2.1.5. Giúp xây dựng ngân quỹ cần thiết cho việc tổ chức Tổng Tu nghị
2.1.6. Đóng góp cụ thể cho công việc chuẩn bị theo yêu cầu của chính Tổng Phục vụ.

2.2. Trong thời gian diễn ra Tổng Tu nghị

2.2.1. Tham dự Tổng Tu nghị, từ nghi thức khai mạc cho tới lúc Tổng Tu nghị kết thúc (Nội Quy FIOFS 7.1.a), trong tư cách là một thành viên thuộc Hội đồng Quốc tế, đại diện cho Huynh đệ đoàn Quốc gia của anh/chị.
2.2.2. Tham gia vào công việc của Tổng Tu nghị, trong tình huynh đệ, đích thân anh/chị cống hiến và đóng góp bằng cách:

• Góp ý kiến trong các phiên họp (Nội Quy FIOFS 7.1.b)
• Tích cực góp phần vào công việc của các nhóm
• Phúc trình cho Tồng Tu nghị bản báo cáo đã được chuẩn bị và đã được Hội đồng Quốc gia liên hệ chấp thuận, bao gồm các dữ liệu thống kê đã được cập nhật, theo cách thức quy định của Đoàn Chủ tịch (Nội Quy FIOFS 7.1.c)
• Nếu không có trở ngại gì, chấp nhận và hoàn thành các công việc đã được Đoàn Chủ tịch, Tổng Phục vụ và/hoặc Tổng Tu nghị giao phó cho anh/chị; nghĩa là điều phối các cuộc họp, đảm trách các vai trò trong các phiên họp bầu cử, chịu trách nhiệm phần âm nhạc, biên tập các văn bản tu nghị ,,,vv).
• Tích cực tham gia vào việc lấy quyết định (các cuộc bầu cử, biểu quyết)
• Sẵn sàng chấp nhận kết quả các cuộc bầu cử, cũng như việc nếu anh/chị được đề cử
• Bảo đảm việc đóng góp tài chính theo định mức của Tổng Tu nghị, nhân danh Huynh đệ đoàn Quốc gia của anh/chị.

2.2.3. Tăng cường việc liên hệ tiếp xúc với các Cố vấn Quốc tế khác, trong sự hiệp thông với Hội đồng Quốc gia của anh/chị.

2. 3. Trong thời gian ngay sau Tổng Tu nghị

2.3.1. Trình bày bản báo cáo mà anh/chị đã phúc trình tại Tổng Tu nghị cho Huynh đệ đoàn Quốc gia và Hội đồng Quốc gia biết (Nội Quy FIOFS 7.1.d)
2.3.2. Cung cấp thông tin về các nghị quyết, các văn kiện của Tổng Tu nghị, và về kết quả các cuộc bầu cử (Nội Quy FIOFS 7.1.d)
2.3.3. Cổ võ việc thực hiện các nghị quyết của Tổng Tu nghị trong đời sống hàng ngày của Huynh đệ đoàn Quốc gia anh/chị.
2.3.4. Tích cực cộng tác trong việc thực thi các nghị quyết của Tổng Tu nghị mà có thể Đoàn Chủ tịch Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế (CIOFS) hoặc Tổng Phục vụ đã phân công.
2.3.5. Cung cấp việc chuyển ngữ cần thiết các văn kiện chính thức của Tổng Tu nghị sang các ngôn ngữ quốc gia mình.

3. Các bổn phận khác

Cố vấn Quốc tế có thể còn có những nhiệm vụ khác nữa do Tổng Phục vụ ủy thác, như chủ tọa các Tu nghị Quốc gia có bầu cử, hướng dẫn các cuộc kinh lý huynh đệ, hoặc đại diện cho Dòng Phan Sinh Tại Thế trong các tổ chức quốc tế khác.

III. Chỗ đứng của Cố vấn Quốc tế trong Huynh đệ đoàn Quốc gia

Nội quy quốc gia ấn định cách thức bầu chọn và theo đó chỗ đứng của Cố vấn Quốc tế trong Hội đồng Quốc gia bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng chủ yếu, hai trường hợp được đồng nhất lại thành một là:

• Phục vụ Quốc gia đồng thời cũng là Cố vấn Quốc tế.
• Cố vấn Quốc tế (có thể là Phục vụ Quốc gia hoặc bất cứ người nào khác) được bầu chọn tách riêng ra và là một thành viên trong Hội đồng Quốc gia với đầy đủ quyền hạn.

Đôi lúc xảy ra việc một người được bầu chọn làm Cố vấn Quốc tế, nhưng lại không phải là một thành viên trong Hội đồng Quốc gia. Việc này không đúng với Nội Quy FIOFS 5.1.

Dù không đánh giá các chọn lựa đó, song phải nhấn mạnh rằng: Cố vấn Quốc tế là một người liên hệ sâu sát với Phục vụ Quốc gia, và phải là một thành viên trong Hội đồng Quốc gia với một trách nhiệm mang tính chất cá nhân và đặc biệt. Với tinh thần huynh đệ, anh/chị phải khởi xướng, giám sát và quan tâm các vấn đề đang xảy ra liên quan tới Huynh đệ đoàn Quốc gia và mối tương quan giữa Huynh đệ đoàn Quốc gia với Huynh đệ đoàn Quốc tế.

Giống như bất cứ chức vụ khác trong Huynh đệ đoàn Quốc gia, có một số đòi buộc đặc thù liên quan tới Cố vấn Quốc tế. Cố vấn Quốc tế phải là người sẵn sàng phục vụ và phải có khả năng chu toàn các đòi buộc của trách vụ đó, ấy là:

• Sẵn sàng và được chuẩn bị để phục vụ trong trách vụ đó
• Dành thời gian cần thiết để phục vụ trong trách vụ đó
• Sẵn sàng di chuyển, nếu cần thiết và một khi cần phải di chuyển
• Có khả năng giao tiếp ít nhất bằng một trong các ngôn ngữ chính thức
• Là một người giao tiếp tốt, có khả năng tiếp xúc và cởi mở với các nền văn hóa khác
• Có khả năng tiếp cận với các phương tiện truyền thông hiện nay

Theo nội quy quốc gia, Tu nghị Quốc gia sẽ bầu chọn một cố vấn dự khuyết để phục vụ thay thế vai trò Cố vấn Quốc tế, trong trường hợp Cố vấn Quốc tế đương nhiệm vắng mặt (Nội Quy FIOFS 5.2)




PHỤ LỤC
Vai trò và bổn phận của Cố vấn Quốc tế
trong các văn bản pháp quy
(Tổng Hiến Chương, Nội Quy HĐĐ Phan Sinh Tại Thế Quốc tế)

TỔNG HIẾN CHƯƠNG

Điều 69
1. Huynh Đệ Đoàn quốc tế là một tổ chức liên kết tất cả các Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh Tại Thế Công giáo trên thế giới. Huynh Đệ Đoàn quốc tế đồng hóa với toàn thể Dòng Phan Sinh Tại Thế. Huynh Đệ Đoàn quốc tế có tư cách pháp nhân riêng trong Hội Thánh. Huynh Đệ Đoàn quốc tế được tổ chức và hoạt động theo đúng Hiến Chương và Nội Qui riêng.
2. Huynh Đệ Đoàn quốc tế được điều hành và linh hoạt bởi Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế (CIOFS), có trụ sở tại Rôma (Ý), qua Đoàn Chủ tịch và qua vị Tổng Phục vụ hoặc vị Chủ Tịch quốc tế.

Điều 70
1. Hội Đồng quốc tế gồm có những thành viên sau đây, được bầu chọn theo các quy tắc của Hiến Chương và Nội quy riêng:

- những anh chị em đã tuyên khấn trong Dòng Phan Sinh Tại Thế,
- những đại diện của Giới Trẻ Phan Sinh.
Ngoài ra, bốn vị Tổng Trợ úy Dòng Phan Sinh Tại Thế cũng là thành viên trong Hội Đồng quốc tế.

2. Đoàn Chủ tịch Hội Đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế là một bộ phận thuộc Hội Đồng quốc tế nằm trong cơ cấu của Hội Đồng quốc tế.
3. Hội Đồng quốc tế khi họp nhau tại Tổng Tu nghị là cơ quan điều hành tối cao của Dòng Phan Sinh Tại Thế, với quyền lập pháp, biểu quyết và bầu cử. Hội đồng quốc tế có thể soạn thảo các luật và thiết lập các qui định phù hợp với Luật và Hiến chương.
4. Cứ sáu năm một lần, Hội Đồng quốc tế lại họp nhau tại kỳ Tổng Tu nghị có bầu cử, và ít nhất một lần giữa hai kỳ Tổng Tu nghị có bầu cử, theo những qui định đã được Hiến Chương và Nội Quy quốc tế thiết lập.

Điều 71
1. Mục đích và nhiệm vụ của Hội Đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế là:

a. cổ võ và khuyến khích các tín hữu đang sống khắp trên thế giới sống Phúc Âm theo tinh thần thánh Phanxicô Átxidi trong môi trường tại thế;
b. tăng cường cảm thức về sự hiệp nhất trong Dòng Phan Sinh Tại Thế, nhưng vẫn tôn trọng tính đa dạng nơi những con người và nơi các nhóm, đồng thời tăng cường mối dây hiệp thông, cộng tác và chia sẻ giữa các huynh đệ đoàn quốc gia ;
c. theo như bản chất nguyên thủy của Dòng Phan Sinh Tại Thế, giúp hài hòa các truyền thống lành mạnh với những tiến bộ trong các lãnh vực thần học, mục vụ và luật pháp, đặc biệt nhằm huấn luyện sống Phúc âm theo tinh thần Phan sinh;
d. hợp với truyền thống Dòng Phan Sinh Tại Thế, góp phần quảng bá các ý tưởng và những sáng kiến cao quý nhằm cổ võ giá trị của anh chị em Phan Sinh Tại Thế trong đời sống Giáo hội và đời sống xã hội;
e. xác định các đường hướng và thiết lập các ưu tiên cho các hoạt động của Đoàn Chủ Tịch;
f. giải thích Hiến Chương theo điều 5,2 .

2. Nội quy quốc tế phải xác định cơ cấu của hội đồng quốc tế và cách thức triệu tập các buổi họp của Hội Đồng quốc tế.


NỘI QUY
HUYNH ĐỆ ĐOÀN PHAN SINH TẠI THẾ QUỐC TẾ (FIOFS)

HỘI ĐỒNG QUỐC TẾ
Cơ cấu


Điều 3
Hội đồng Quốc tế (xth THC Điều 70.1) gồm có:

• Các Cố vấn Quốc tế do các Huynh đệ đoàn Quốc gia bầu chọn;
• Các thành viên tại thế trong Đoàn Chủ tịch Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế;
• Các đại diện của Giới Trẻ Phan Sinh;
• Bốn vị Tổng Trợ úy Dòng Phan Sinh Tại Thế.

Các Cố vấn Quốc tế Đại diện các Huynh đệ đoàn Quốc gia

Điều 4

1. Mỗi Huynh đệ đoàn Quốc gia do Đoàn Chủ tịch Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế chính thức thành lập đều có quyền có một đại diện tại Hội đồng Quốc tế (xth THC Điều 66.2.g).
2. Đối với các Huynh đệ đoàn Quốc gia đang phát triển, việc đại diện tại Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế có thể được bảo đảm, với sự chấp thuận của Đoàn Chủ tịch, thông qua:

a) Cố vấn Quốc tế của một Huynh đệ đoàn Quốc gia lân cận; hoặc
b) làm thành một nhóm các Huynh đệ đoàn Quốc gia có cùng hoàn cảnh và các đặc điểm giống nhau. Nhóm các Huynh đệ đoàn Quốc gia đó sẽ có quyền có một Cố vấn Quốc tế. Để bảo đảm một sự đại diện bình đẳng tại Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế, các Huynh đệ đoàn Quốc gia liên hệ cũng sẽ đề nghị lên Đoàn Chủ tịch Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế phương pháp xoay vòng và luân phiên giữa các Huynh đệ đoàn Quốc gia ấy.

Điều 5
1. Vị đại diện Huynh đệ đoàn Quốc gia được Điều 4.1 trong Nội Quy hiện nay quy chiếu, có thể là Phục vụ Quốc gia hoặc một Cố vấn Quốc tế được bầu chọn nhằm mục đích ấy, phù hợp với Nội quy Quốc gia của anh/chị. Người ấy sẽ trở nên một thành viên trong Hội đồng Quốc gia. Anh hoặc chị phải được Tu nghị Quốc gia bầu chọn, phù hợp với Tổng Hiến Chương, với Nội Quy hiện nay và với Nội quy Quốc gia của anh/chị.
2. Theo đúng với các quy định của quốc gia, các Tu nghị Quốc gia sẽ bầu chọn ra một người dự khuyết thay thế cho cố vấn quốc tế để hành động khi cố vấn quốc tế này vắng mặt. Quyền đầu phiếu, cả trong Hội đồng hoặc tại kỳ Tu nghị, chỉ có thể được thực thi trong lúc cố vấn quốc tế ấy vắng mặt, trừ ra khi người dự khuyết ấy cũng nắm giữ một chức vụ nào khác thì người ấy vẫn được quyền bỏ phiếu.
3. Đối với việc bầu chọn các Cố vấn Quốc tế được Điều 4.2.b trong Nội Quy hiện nay quy chiếu, thủ tục bầu chọn sẽ thông qua một đề nghị phải được sự đồng ý của tất cả các Huynh đệ đoàn Quốc gia. Khi các Huynh đệ đoàn Quốc gia gặp khó khăn trong việc đi tới một sự thỏa thuận, thì Đoàn Chủ tịch sẽ chỉ định vị Cố vấn trong số các ứng viên được đề cử, và thông báo việc chỉ định đó cho các Hội đồng liên hệ biết.
4. Thời gian công tác của các Cố vấn Quốc tế và những cố vấn dự khuyết là 3 năm. Họ có thể được tái bầu chọn cho các nhiệm kỳ liên tiếp, phù hợp với quy định của Tổng hiến Chương, Điều 79.3.

Các Cố vấn Quốc tế Đại diện Giới Trẻ Phan Sinh

Điều 6

Đoàn Chủ tịch Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế, sau khi tham khảo các Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc gia và các Hội đồng Giới Trẻ Phan Sinh Quốc gia, sẽ ấn định con số tối đa là 6 người, và ấn định phương pháp bầu chọn các Cố vấn Quốc tế đại diện cho Giới Trẻ Phan Sinh (xth THC Điều 97.5).

Nhiệm vụ của các Cố vấn Quốc tế

Điều 7

1. Bổn phận của các Cố vấn Quốc tế trong Dòng Phan Sinh Tại Thế là (xth THC Điều 75):

a) Tham dự Tổng Tu nghị;
b) Lên tiếng trong Tổng Tu nghị nhân danh Huynh đệ đoàn Quốc gia mà họ đại diện, và trình bày những điều do Hội đồng Quốc gia của họ quyết định ủy thác cho họ ;
c) Theo cách Đoàn Chủ tịch quy định, phúc trình cho Tổng Tu nghị bản báo cáo đã chuẩn bị và đã được Hội đồng Quốc gia của mình chấp thuận, bao gồm các dữ liệu thống kê đã được cập nhật.
d) Thông tin cho Huynh đệ đoàn Quốc gia họ biết các quyết định đã được biểu quyết và các sáng kiến đã được Tổng Tu nghị thông qua;
e) Duy trì đều đặn việc thông tin liên lạc và đối thoại thường xuyên với Đoàn Chủ tịch Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế, với Tổng Phục vụ, với Ban Tổng Thư ký, cũng như với Hội đồng Quốc gia của anh/chị.

2. Với những thích nghi phù hợp, các bổn phận đã mô tả cũng được áp dụng đối với các Cố vấn Quốc tế đại diện cho những Huynh đệ đoàn quốc gia đang phát triển hoặc cho những Huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh. Cùng với Đoàn Chủ tịch Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế, các Cố vấn Quốc tế ấy sẽ đóng góp cho sự phát triển và củng cố các Huynh đệ đoàn mà họ đại diện.

Khuyết vị và Bãi nhiệm

Điều 8

1. Khi trách vụ Cố vấn Quốc tế vẫn còn bị bỏ trống vì lý do sức khỏe, từ nhiệm, hoặc một trở ngại nào khác có tính chất quyết định, người dự khuyết đã được bầu chọn (Điều 5.2 trong Nội Quy hiện nay) sẽ đảm trách nhiệm vụ cho tới cuối nhiệm kỳ của vị Cố vấn đã được bầu chọn. Hội đồng Quốc gia liên hệ sẽ thông tin cho Đoàn Chủ tịch Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế biết và sẽ bầu chọn ra một người mới để thay thế trong vòng 6 tháng.
2. Yêu cầu xin được từ nhiệm trách vụ Cố vấn Quốc tế phải được trình lên bằng văn bản cho Hội đồng Quốc gia liên hệ, là cơ quan có thẩm quyền chấp nhận đơn thỉnh nguyện.
3. Việc bãi nhiệm một Cố vấn Quốc tế, vì liên tục chểnh mãng nhiệm vụ của anh/chị, thuộc thẩm quyền Hội đồng Quốc gia nơi vị Cố vấn thuộc về và được diễn tả bằng một cuộc bỏ phiếu kín sau khi đối thoại huynh đệ với đương sự (xth THC Điều 4.3). Trong trường hợp Hội đồng Quốc gia tò ra trì trệ, thì áp dụng các quy định nơi Điều 84.6 trong Tổng Hiến Chương.

Các cuộc họp của Hội đồng Quốc tế

Điều 9

Hội đồng Quốc tế, khi nhóm họp trong Đại hội, làm nên Tổng Tu nghị Dòng Phan Sinh Tại Thế (xth THC Điều 70.3). Các thành viên trong Tổng Tu nghị với đầy đủ quyền hạn là những người được xác định nơi Điều 3 trong Nội Quy hiện nay. Trong trường hợp tu nghị có bầu cử, thì cả hai Đoàn Chủ tịch sắp mãn hạn và và Đoàn Chủ tịch mới được bầu chọn đều là thành viên.

Tổng Tu nghị

Điều 10

1. Tổng Tu nghị

a) Là cơ quan điều hành tối cao của Dòng Phan Sinh Tại Thế, với quyền lập pháp, biểu quyết và bầu cử (xth THC Điều 70.3) ;
b) Do Tổng Phục vụ triệu tập, với sự ưng thuận của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế. Việc triệu tập được công bố trước 6 tháng và trong bất kỳ trường hợp nào, không được dưới 3 tháng, và phải được công bố trên phương tiện truyền thông bằng các thứ ngôn ngữ chính thức của Hội đồng Quốc tế (xth THC Điều 74.2.b) ;
c) Cứ 6 năm một lần, họp Tổng Tu nghị có bầu cử ((xth THC Điều 70.4) để bầu chọn Tổng Phục vụ và các thành viên tại thế trong Đoàn Chủ tịch Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế ;
d) Họp khoáng đại ít nhất một lần giữa hai kỳ Tổng Tu nghị có bầu cử ;
e) Đưa ra những định hướng nhằm phát triển đời sống Dòng Phan Sinh Tại Thế ;
f) Có thẩm quyền giải thích cụ thể các điều khoản trong Tổng Hiến Chương (xth THC Điều 5.2) ;
g) Soi sáng và giải quyết các thắc mắc và/hoặc những vấn đề được đệ trình lên cho Tổng Tu nghị ;
h) Góp ý xây dựng bản báo cáo của Tổng Phục vụ ;
i) Góp ý xây dựng bản báo cáo tài chính, và góp ý điều chỉnh việc sắp xếp vấn đề tài chính cũng như di sản của Đoàn Chủ tịch ;
j) Phê duyệt ngân sách 3 năm dành cho Huynh đệ đoàn Quốc tế và Đoàn Chủ tịch, trong đó phải bao gồm các khoản dự chi và hạn ngạch « bình quân tính theo đầu người » nhằm cố định việc đóng góp tài chính hàng năm.

2. Với sự cân nhắc, Đoàn Chủ tịch có thể mời những quan sát viên và các chuyên gia đến tham dự Tổng Tu nghị để tư vấn.
3. Tổng Tu nghị sẽ được tiến hành theo đúng với các Quy định riêng của Tổng Tu nghị.
4. Các cuộc thảo luận, các thỏa thuận và các quyết định do Tổng Tu nghị biểu quyết phải được đa số tuyệt đối chấp thuận, nghĩa là hơn một nửa những người đang có mặt (xth Giáo Luật khoản 119), ngoại trừ đối với những trường hợp đòi phải có một đa số nhất định, nghĩa là phải đạt được hai phần ba số tham dự viên.
5. Những đề xuất được biểu quyết như là các đề nghị hoặc « các điều mong muốn » (« desiderata »), chỉ mang tính chất hướng dẫn. Do đó, Đoàn Chủ tịch hoặc các Ủy ban nghiên cứu thích hợp do Đoàn Chủ tịch chỉ định cần phải suy nghĩ thêm về những đề nghị ấy.



(tham khảo bản dịch Việt ngữ của M. Hoàng Mỹ, OFS)
ts. Giuse ofm chuyển ngữ




* Chú thích:
• FIOFS: Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế Quốc tế.
• CIOFS: Hội đồng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế.
• Presidency: Đoàn Chủ tịch.
• General Secretariat: Ban Tổng Cố vấn.






Về Đầu Trang Go down
 
Vai trò và Bổn phận của CVQT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THƯƠNG LẮM PHAN SINH ƠI
» Gia đình Phan sinh
» Linh đạo Phan sinh
» THƯ GỞI GIỚI TRẺ PHAN SINH 10-2012
» Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: PHAN SINH TẠI THẾ :: TÀI LIỆU KHÁC-
Chuyển đến