Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐỨC TIN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU Th_thong-tin-1ĐỨC TIN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU Th_gioi-tre-1ĐỨC TIN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU Th_chia-se-1ĐỨC TIN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 ĐỨC TIN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU

Go down 
Tác giảThông điệp
kthoa




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 05/04/2012

ĐỨC TIN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỨC TIN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU   ĐỨC TIN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU EmptyThu Oct 18, 2012 2:42 am

ĐỨC TIN – ĐIỂM KHỞI ĐẦU


ĐỨC TIN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU 1227950080_10013975~Saint-Francis-of-Assisi-Preaching-to-the-Animals-Posters

Ngày 11/10/2011, ĐGH Bênêđictô 16 đã ban hành Tự sắc Porta Fidei công bố Năm Đức Tin sẽ được bắt đầu vào ngày 11/10/2012 để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vatican II. Năm Đức tin sẽ kết thúc vào ngày 24/11/2013, Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ. Trong bản Tự sắc này, ĐGH nói rằng: “ …Nhờ đức tin những người nam nữ đã dâng hiến cuộc sống mình cho Chúa Kitô, bỏ mọi sự để sống, trong sự đơn sơ theo tinh thần Phúc Âm, sự vâng phục, thanh bần và khiết tịnh, những dấu chỉ cụ thể về sự chờ đợi Chúa sắp đến. Nhờ đức tin bao nhiêu Kitô hữu đã thăng tiến những hoạt động bênh vực công lý để cụ thể hóa Lời Chúa, Đấng đã đến để loan báo sự giải thoát khỏi sự áp bức và năm hồng ân cho mọi người (x Lc 4,18-19).”

Âm điệu này nghe rất quen vì cha thánh Phanxicô của chúng ta cũng là một trong những vị đã sống trọn niền tin mà ĐGH đề cập. Nhắc đến Phanxicô, người ta liên tưởng ngay đến tinh thần hòa bình. Sắp đến ngày mừng lễ quan thầy Phanxicô, chúng ta hãy cùng nhau điểm lại vài nét về tinh thần này nhằm để khẳng định lập trường của mình và sống sao cho xứng với danh hiệu Kitô hữu Phan Sinh trong Năm Đức Tin này.

Cha Thánh Phanxicô, không những dành cho con người với lòng yêu thương lớn lao, mà còn mở rộng tình yêu thương ấy đến với muôn loài. Có thể nói rằng nét xanh tươi hiện hữu đầy sức sống của cây cỏ hoa lá trong thiên nhiên đã khiến cho thánh Phanxicô nghĩ đến cây Thánh giá đã mang thân mình của Chúa Giêsu; vì vậy thánh Phanxicô cảm thấy rất cảm thương và xót xa mỗi lần có ai đó bứt phá, chà đạp cây cỏ. Thánh Phanxicô thường căn dặn người làm vườn rằng: “Anh hãy để lại một góc vườn nguyên vẹn. Ðừng sờ đến cây cỏ, hãy để cho chúng sinh sôi nảy nở và lớn lên, ngay cả cỏ dại và hoa dại” và ngài bước đi thật nhẹ nhàng, cẩn thận để không dẫm đạp phải bất cứ một loại sâu bọ, côn trùng nào mỗi lần đi qua góc vườn ấy (x Hạnh Thánh Phanxicô Tôma Celano Chương 124). Ngài yêu quý loài vật đến nỗi gặp người ta mang cừu và chim rừng ra chợ bán, ngài mua hết để rồi thả cho chúng đi.Ngài thường nói với chim chóc như sau: "Hỡi những người anh em nhỏ bé của tôi, anh em phải ca ngợi Ðấng Tạo Hóa hơn ai hết, vì Ngài đã ban cho anh em bộ lông đẹp, giọng hát hay cũng như lúa thóc anh em ăn thỏa thuê mà không phải gieo vãi" (x Hạnh Thánh Phanxicô Tôma Celano Chương 21).

Với con chó sói dữ, ngài khuyên bảo và cảm hóa nó trở thành người bạn thân của ngài và dân làng Gubbio ( x Những Cánh Hoa Đơn tr. 132).

Các bạn thấy đấy, một người có tâm hồn quảng đại như thế quả thực rất xứng đáng để được bầu chọn làm sứ giả Hòa Bình qua mọi thời đại.

Năm 1979, ĐGH Gioan Phaolô II đã công bố Thánh Phanxicô là quan thầy của những người khởi xướng phong trào của những người bảo vệ môi sinh. Ngài nói trong phần mở đầu sứ điệp Hòa Bình năm 1990 rằng: "Ngày nay, con người mỗi lúc một ý thức rằng Hòa Bình của thế giới không những chỉ bị đe dọa vì cuộc chạy đua võ trang, vì các xung đột giữa các vùng và những bất công liên tục giữa các dân tộc và quốc gia, nhưng còn bởi vì thiếu tôn trọng đối với thiên nhiên nữa". Và người ví việc bảo vệ và tôn trọng môi sinh như một nghĩa vụ luân lý.

Mọi Kitô hữu chúng ta đều được mời gọi sống ý thức nghĩa vụ ấy, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên muôn loài thật tốt đẹp và để con người hưởng dùng một cách đúng mực và hợp lý. Trong phần kết thúc sứ điệp, ĐGH đã nhắc đến Thánh Phanxicô như mẫu gương của lòng quý trọng mọi tạo vật trong thiên nhiên qua việc ngài đã mời gọi mọi loài cùng dâng lời chúc tụng và thờ lạy Thiên Chúa. Trong niền tin vào sự bình an của Thiên Chúa, Thánh Phanxicô tạo thành nét hòa hợp với thiên nhiên và sự hòa hợp ấy ắt hẳn là mấu chốt đầu tiên để có được hòa bình với mọi người.

Thánh Phanxicô sẽ không có được tinh thần hòa bình cao cả và thoáng đạt như thế nếu ngài không hết lòng tin vào Chúa Giêsu và Tin mừng. Có thể nói rằng đức tin là điểm khởi đầu để nuôi dưỡng đời sống thánh thiện tốt lành. Tinh thần hòa bình của Thánh Phanxicô đã được rút ra từ tinh thần của Chúa Giêsu: Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian”(Ga 14,27). Một sự bình an mà người đời không thể hiểu được. Đó là sự bình an, phát xuất từ tình yêu của Người, như thánh Phaolô đã giải thích: Chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do Thái và dân ngoại, thành một;Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét(Ep 2,14).

ĐGH Bênêđictô 16 đã khẳng định: “Ai tiến bước về với Thiên Chúa thì không thể không truyền đạt hòa bình, ai xây dựng hòa bình, không thể không đến gần Thiên Chúa”. Theo chiều hướng đó, GTPS chúng ta cần phải làm gì để tiếp bước theo tinh thần hòa bình của cha thánh tổ phụ? Chúng ta hãy thử ba cách này:

Giao hòa với Thiên Chúa

Trong cuộc sống đời thường, có biết bao lần chúng ta đoạn giao, xa lìa Thiên Chúa qua những lần phạm lỗi với Ngài. Và cũng biết bao lần chúng ta giao hòa với Người qua Bí Tích Hòa giải, nhưng vẫn cứ tái phạm. Vì sao? Có lẽ vì con người chưa nhìn thấy đủ tinh yêu của Thiên Chúa dành cho loài người lớn lao như thế nào. Hãy tưởng tượng một người cha mà chỉ nhận được từ con cái của mình chỉ toàn là những điều gây phiền muộn đau đớn bởi những sự ngỗ nghịch, ngược đãi, bất trung, bất hiếu của chúng; thì người cha đó cảm thấy thế nào? Nhưng Thiên Chúa Thì khác, Ngài là Người cha nhân lành không muốn cho con cái mình sự bất an, mà luôn muốn cho chúng có được những điều tốt đẹp từ tình yêu của Ngài. Ngài đã ban sựbình an trở về với cuộc sống nhân loại bằng chính Con Một của mình qua công trình cứu độ. Hơn thế nữa, khi từ cõi chết trỗi dậy, điều đầu tiên Chúa Giêsu dành cho các môn đệ là lời chúc bình an. Chúng ta hiểu rằng đó là cách thức Chúa mở một tương lai mới cho loài người, cho những người tin và theo Chúa. Chúa Giêsu thường kêu gọi “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” khi đi rao giảng. Nếu chúng ta làm theo lời kêu gọi này có nghĩa là noi gương thánh Phanxicô chọn Tin Mừng làm chuẩn, đồng thời thay đổi lối sống xưa cũ sao cho phù hợp với đường lối của Chúa, đó chính là lúc chúng ta tin và giao hòa với Thiên Chúa trong tinh thần hòa bình rồi đấy các bạn.

Xây dựng hòa bình với mọi người

Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã và đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho nhiều quốc gia, nhưng chưa có được kết quả thực sự. Điều đó cho thấy thật khó khăn để xây dựng một nền hòa bình đúng nghĩa. Là người Kitô hữu Phan Sinh, trước tiên chúng ta cần xây dựng hòa bình với mọi người quanh ta. Không cần phải tìm kiếm đâu xa: ngay trong gia đình, học đường, giáo xứ, nơi làm việc, khu phố…mỗi nơi đều có những khác biệt, nếu chúng ta biết đón nhận và tôn trọng sự khác biệt của mọi người là chúng ta ý thức được bài học giáo lý cơ bản trong niềm tin mọi người đều là con cái của Chúa. Chúng ta cũng đừng quên áp dụng 16 Điều Tâm Niệm của GTPS để sống những cung bậc giá trị Phan Sinh trong đời sống hằng ngày để xây dựng hòa bình. Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta biết áp dụng Kinh Hòa Bình với tinh thần Phan Sinh trong cuộc sống, nhất là xin Chúa sử dụng chúng ta như những khí cụ bình an của Chúa.

Thân thiện với mọi loài

Theo tinh thần Assisi, hòa bình còn vươn dài đến mọi tạo vật tự nhiên trong trời đất. Đó chính là những thứ mà Chúa đã tạo dựng nên cho con người hưởng dùng. Chúng ta cần phải biết hưởng dùng mọi thứ Chúa ban với ý thức và trách nhiệm, không được lạm dụng phung phí, nhưng biết bảo tồn, vun đắp và trân trọng. Tuy biết rằng Chúa cho con người làm bá chủ mọi loài, nhưng điều đó không có nghĩa là muốn làm gì tùy ý; mà phải biết cư xử với mọi vật như Thiên Chúa đã đối xử với con người. Con người mong muốn hòa bình để phát triển thế nào thì các vật khác, cũng cần có điều kiện hòa bình để triển nở sinh sôi tùy theo mức độ thế ấy. Nếu chúng ta biết sống hài hòa với môi trường thì sẽ có được hạnh phúc, nếu sống thân thiện với môi trường , thì sẽ có được tâm trí thanh thản, nếu sống bảo vệ môi trường, thì sẽ chu toàn được đạo đức và trọn niềm tin làm con của Chúa. Mọi sự lạm dụng khai thác môi trường đều dẫn đến kết quả tàn khốc hiển nhiên: lũ lụt, sạt lở…Đó chính là do con người không biết sống hòa bình với môi trường thiên nhiên.
Theo lời ĐGH trong Tự sắc công bố năm Đức Tin: “Chúng ta không thể chấp nhận để cho muối trở nên nhạt và ánh sáng bị che kín” (x Mt 5, 13-16). Khởi điểm đức tin của cha thánh Phanxicô là sống Phúc Âm mà trong đó việc mưu cầu những cuộc gặp gỡ và đối thoại được đề cao. Nhìn vào đời sống ngài, ta thấy như bản sao của Đức Kitô. Đó chính là sự nghèo khó, huynh đệ. Ngài tìm gặp gỡ, đối thoại, tìm cách đưa tay ra cho mọi người với lời chào bất hũ đầy tinh thần Phúc Âm: “Bình an và Thiện Hảo”. Ước mong mọi người chúng ta có được một khởi điểm và biết vun trồng, duy trì tinh thần Phúc Âm, tinh thần hòa bình mỗi ngày trong đời sống, không những với nhau mà còn với mọi tạo vật nữa.

Elisabeth Thu Vang
Tháng 10/2012


CÂU HỎI THẢO LUẬN
1/Đức tin của Thánh Phanxicô dựa trên nền tảng nào? Hãy chứng minh.
2/GTPS cần phải làm gì để tiếp bước theo tinh thần hòa bình của cha thánh? Điều gì bạn thích nhất ? Vì sao ? Xin chia sẻ.



Về Đầu Trang Go down
 
ĐỨC TIN - ĐIỂM KHỞI ĐẦU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: GIỚI TRẺ :: HUẤN LUYỆN-
Chuyển đến