Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmCÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU Th_thong-tin-1CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU Th_gioi-tre-1CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU Th_chia-se-1CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU

Go down 
Tác giảThông điệp
kthoa




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 05/04/2012

CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU Empty
Bài gửiTiêu đề: CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU   CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU EmptyTue Sep 11, 2012 12:35 pm

CÁC THÁCH ĐỐ
ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU

(Sr. Ana Fruk OFS – Lisieux 11.07.2012)


CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU 04.%20thursday%2017-250x167

Tình hình Giới Trẻ Phan Sinh hiện nay

 Hiện nay, Giới Trẻ Phan Sinh hiện diện tại 67 quốc gia, có khoảng 49.000 thành viên; 9 huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh chính thức và 5 huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh đang phát triển tại châu Âu.
 Một số huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế đang gặp khó khăn trong việc tổ chức các huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh và đó cũng là tình hình chung tại châu Âu.
 Trong những năm qua, cũng giống như Đoàn Chủ tịch Hội đồng Dòng Phan Sinh Tại Thế Quốc tế và Ủy ban Giới Trẻ Phan Sinh, chúng ta đã cố gắng giúp Dòng Phan Sinh Tại Thế và các huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh tổ chức lại cho tốt hơn. Trong tháng 05 vừa qua, chúng ta đã nhận được một tài liệu mới nhất, đó là tài liệu “Hướng dẫn thành lập một huynh đệ đoàn Giới Trẻ Phan Sinh mới”.

Tình hình tại châu Âu ngày nay

Châu Âu đã chứng kiến sự chỗi dậy của những ý thức hệ độc tài và các hình thức quá khích của chủ nghĩa quốc gia cực đoan đã làm bùng phát lên những xung đột cả trong nội bộ một quốc gia lẫn giữa các quốc gia với nhau, nhất là trong thế kỷ trước đây, đã dẫn tới bi kịch lớn lao là hai cuộc Chiến tranh Thế giới. Gần đây hơn, đó là các cuộc xung đột sắc tộc, một lần nữa lại dẫn tới cảnh đầu rơi máu chảy trên lục địa châu Âu. Các cuộc xung đột sắc tộc đó một lần nữa cho mọi người thấy hòa bình mong manh biết bao, hòa bình đòi hỏi hết thảy mọi người phải tích cực dấn thân biết là dường nào (1) .

Châu Âu được biết đến như “cái nôi Kitô giáo”, nhưng trong lịch sử 2000 năm qua đã có nhiều ảnh hưởng đang cố làm giảm bớt tầm quan trọng của gốc rễ Kitô giáo, ngõ hầu để ngăn chặn và thậm chí để quên đi các gốc rễ đó, đặc biệt trong các thập niên trước đây. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói trong Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giáo Hội tại Âu Châu rằng: “Không nghi ngờ gì nữa, đức tin Kitô giáo thuộc về (...) những nền tảng làm nên văn hóa châu Âu. Trong thực tế, Kitô giáo đã khuôn đúc nên châu Âu, in dấu vết trên các giá trị căn bản vững chắc của châu Âu. Tuy nhiên, châu Âu ngày nay, chính vào thời điểm đang trong tiến trình củng cố và mở rộng mối liên kết về kinh tế và chính trị, dường như lại đau khổ do bởi một cơn khủng hoảng sâu sa về các giá trị. Đang lúc sở hữu các nguồn tài nguyên không ngừng gia tăng, châu Âu lại gây ấn tượng là thiếu năng lực cần thiết để duy trì một dự phóng chung và đem lại cho các công dân của mình những lý lẽ mới để hy vọng” (2) .

Niềm vui – loan báo Tin Mừng, thậm chí khi mang xiềng xích

ai có thể đưa ra những lý lẽ mới để châu Âu hy vọng? Đó là giới trẻ. Bằng cách nào? Trong chuyến hành trình tông đồ của Đức Giáo hoàng Bênêđíctô đến đất nước tôi (tại Croatia) vào năm 2011, ngài đã chủ sự Đêm Canh thức Cầu nguyện tại quảng trường chính ở Zagreb, với 25.000 bạn trẻ. Nhân dịp này, ngỏ lời với giới trẻ, ngài đã nói về những thời khắc khó khăn, trong đó người trẻ có thể gặp được mình, quy chiếu hoàn cảnh của thánh Phaolô (thư gởi các Kitô hữu tại Philipphê). Đức Giáo hoàng nói: thậm chí trong xiềng xích “việc rao giảng và chứng tá Tin Mừng không thể bị xiềng xích. Kinh nghiệm của Thánh Phaolô tỏ cho thấy, dọc theo lộ trình cuộc sống chúng ta, vẫn có thể duy trì niềm vui ngay cả trong thời điểm bóng tối”. Ngài khuyến khích chúng tôi đừng “nhường bước cơn cám dỗ đặt tất cả niềm tin của chúng tôi vào của cải, vào những thứ vật chất, trong lúc bỏ rơi việc tìm kiếm chân lý là điều luôn luôn còn “vĩ đại hơn”, đó là chân lý “có khả năng đem lại ý nghĩa cho đời sống thường ngày của chúng tôi”. Đây là lý do giải thích tại sao ngày hôm nay chúng ta cần tới một cuộc tân phúc âm hóa, cần tới những khởi đầu mới. Và ở đây, giới trẻ có thể có một vai trò cốt thiết.

Châu Âu là một “lục địa Phan sinh”, theo nghĩa đó thánh Phanxicô và thánh Clara mà năm nay chúng ta đang cử hành lễ kỷ niệm thánh nữ, đều được sinh ra tại châu Âu. Tại lục địa này, “người môn đệ đầu tiên của thánh Phanxicô giữa thế gian” (đó là người tại thế) đã được sinh ra tại châu Âu – thánh Êlisabét Hungary, cũng như thánh Lu-y, vua nước Pháp, mà hôm nay chúng ta đang quy tụ nơi đất nước của ngài. Những người trẻ đó thuộc thời đại của họ đã gợi hứng cho nhiều người liên kết với họ. Đấy cũng phải là sứ vụ của Giới Trẻ Phan Sinh chúng ta. Làm thế nào để thực hiện điều đó? Làm thế nào để gợi hứng cho nhiều người trẻ không chỉ liên kết với chúng ta, mà còn là ở lại với chúng ta?

Sống đích thực – Hiện diện công khai – Tính Sáng tạo

“ ... tại các quốc gia phía Đông, vấn đề nổi trội là làm thế nào để duy trì sự tự do mới được khôi phục của mình, tại những quốc gia phía Tây, người ta tự hỏi làm thế nào để sống đích thực sự tự do(3) . Và rõ ràng đó là câu trả lời cho hết mọi vấn đề của chúng ta – đó là sống một cuộc sống đích thực. Đó là cách thức thánh Phanxicô đã thu hút hết thảy những con người ấy.

Tôi tin rằng cuộc sống đích thực đó có nghĩa là phải sống đời sống cầu nguyện. Mọi ngày đều cần được lấp đầy bằng việc cầu nguyện. Đời sống đích thực cũng được hiểu là sự hiện diện trong đời sống công cộng. Chắc chắn đây là một thách đố đối với hết thảy mọi anh chị em Phan sinh. Như tôi đã nói, một đàng, chúng ta có những người, qua hàng thập niên, đã phải sống trong sự thinh lặng và dè chừng trước các tin tức xã hội-chính trị. Thậm chí hôm nay, khi người ta thực thi dân chủ, như đang diễn ra, thái độ ấy vẫn cứ tồn tại dai dẳng trong xã hội và thậm chí ngay giữa các thành viên trong gia đình Phan sinh chúng ta. Vì thế, đôi khi chúng ta thích giới hạn các hoạt động của chúng ta vào chuyện đạo đức sùng kính và việc bác ái chẳng có gì liều lĩnh, và theo chiều hướng này, càng ngày càng có nhiều sáng kiến bị khóa chặt. Đàng khác, thách đố của chúng ta là sống trung thành với các giá trị Kitô giáo trong cái xã hội đưa lại sự tự do tuyệt đối, cho con người cái quyền chọn lựa mà không có bất cứ trách nhiệm gì đối với các hành động của mình. Thật khó mà hướng dẫn giới trẻ, nếu như các bạn trẻ đang “lái xe mà chẳng có một tín hiệu nào” (nghĩa là thiếu sự hướng dẫn).

Điều chúng ta phải cống hiến cho giới trẻ là khả năng sáng tạo. Chúng ta phải có khả năng nhận ra nhu cầu trong xã hội cụ thể của chúng ta và hợp với việc làm ấy, đó là chúng ta hãy phản ứng lại. Sự cộng tác với các cơ chế khác trong Giáo hội, nhưng cũng với các tổ chức xã hội dân sự, mới giúp chúng ta có khả năng giúp anh chị em cùng cảm nghĩ với hết thảy mọi người thiện chí, như Luật Dòng chúng ta đã đề cập.

Mục tiêu của chúng ta phải là:

• Giúp bản thân giới trẻ trưởng thành chín chắn hơn;
• Giúp giới trẻ được chuyên môn trong các lãnh vực đặc biệt (như truyền thanh, truyền thông, gia đình, chính trị và xã hội dân sự, kinh tế, sinh thái ...vv);
• Giáo dục anh chị em trẻ chúng ta bắt đầu thảo luận về các vấn đề xã hội;
• Truyền thông tốt với giới trẻ.

Các khó khăn chúng ta đang gặp phải:

• Thiếu hiểu biết thực sự linh đạo giáo dân là gì, đâu thực sự là căn tính của Giới Trẻ Phan Sinh (trong Giáo hội, trong nội bộ Gia đình Phan sinh và trong chính Phan Sinh Tại Thế)
• Thái độ dửng dưng trước việc hiện diện tích cực trong Giáo hội và trong xã hội, cũng như công tác huấn luyện không đầy đủ về việc hiện diện tích cực ấy trong Giáo hội và trong xã hội
• Không có khả năng hấp dẫn giới trẻ qua gương sáng của chúng ta.

Đâu là những khía cạnh tích cực trong nỗ lực đó cần phải thực hiện liên quan tới Giới Trẻ Phan Sinh – đối với Dòng, đối với Giáo hội, đối với xã hội? Với lối sống đích thực đó, chúng ta mới có thể công hiến cho giới trẻ một chọn lựa trước những gì mà xã hội hôm nay đang cống hiến cho họ. Cùng hoạt động với giới trẻ trong các sáng kiến khác nhau mang tính xã hội, chúng ta mới có thể động viên tương đối được một số lớn các anh chị em trong Dòng (bao gồm cả các thành viên Giới Trẻ Phan Sinh). Điều ấy sẽ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn anh chị em chúng ta và mới sống tình huynh đệ chúng ta càng đậm đặc hơn. Cũng vậy, Dòng mới có thể được nhận ra rõ ràng hơn trong giáo hội và trong xã hội dân sự. Và điều rất quan trọng, đó là chúng ta có thể bẻ gãy những thành kiến đang còn tồn tại và đưa chúng ta tới chỗ đối thoại với những người không chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị với chúng ta.

Đó không phải là một cách thức tốt để xây dựng một thế giới huynh đệ hơn hay sao? Đó không phải là một cơ hội để phúc âm hóa hay sao?

(Chiều ofm chuyển ngữ và tóm lược)

(1) Cf. Giáo Hội tại Âu châu 112
(2) Giáo Hội tại Âu Châu 108
(3) New Vocations for a New Europe (In verbo tuo) 11a

Về Đầu Trang Go down
 
CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: THÔNG TIN :: TIN PSTT-
Chuyển đến