Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmCác thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II) Th_thong-tin-1Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II) Th_gioi-tre-1Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II) Th_chia-se-1Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II) Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II)

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II) Empty
Bài gửiTiêu đề: Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II)   Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II) EmptySun Sep 09, 2012 10:53 am

CÁC THÁCH ĐỐ
ĐỐI VỚI DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ
TẠI CHÂU ÂU NGÀY NAY

(Fr. Tibor Kauser – Lisieux 10.07.2012)

Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II) Therese_novena_square-300x300

Như Đức Giêsu là Đấng thờ phượng Chúa Cha cách đích thực, anh chị em hãy làm cho việc cầu nguyện và chiêm niệm trở nên linh hồn cho đời sống và hành động của mình.
Anh chị em hãy tham gia vào đời sống bí tích của Hội thánh, nhất là Bí Tích Thánh Thể, và hãy tham gia Kinh nguyện Phụng vu theo một trong những cách thức được Hội Thánh đề ra. Làm như thế anh chị em làm sống lại các mầu nhiệm của đời sống Đức Kitô (Luật Cool.


Trên con đường đổi mới này, Bí Tích Hòa giải là dấu chỉ đặc biệt của lòng thương xót của Chúa Cha và là nguồn mạch ân sủng (Luật 7).

Việc tham dự vào đời sống bí tích của Giáo hội không chỉ là một thái độ đạo đức, không chỉ mặc lấy những khía cạnh thiêng liêng, mà còn phải hơn thế nữa. Việc tham dự vào đời sống bí tích có nghĩa là tham dự vào xã hội, là sống cuộc đời tại thế, một đời sống dựa trên nền tảng sâu sa mang tính bí tích, tác động mạnh mẽ trên các hành động, trong thái độ và trong sự đáp trả của chúng ta lại với những thách đố trong thời đại chúng ta.

Bí tích Thánh Tẩy nghĩa là ưu tiên suy nghĩ về vấn đề bảo vệ sự sống. Việc biến chúng ta trở nên con Thiên Chúa là quyết định cơ bản của Thiên Chúa dành cho con người. Đó là sự diễn tả tiếng ‘có’ của Thiên Chúa đối với sự sống. Câu trả lời của chúng ta cũng phải là thưa “có” trước lời Thiên Chúa kêu gọi, thay vì nói “không” với quà tặng sự sống. Chúng ta phải cổ vũ việc đón nhận món quà Thiên Chúa tặng ban thay vì chối bỏ quà tặng ấy.

Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta cảm nghiệm sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu Kitô, và sự hiện diện của Người ban sức mạnh cho chúng ta để sống trong cái thế giới chối bỏ sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu Kitô nơi Bí tích Thánh Thể. Toàn bộ cuộc sống chúng ta phải chiếu tỏa niềm vui Chúa Kitô. Hãy xem, buồn biết mấy họ là những người đang sống không có Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông. Không một cộng đồng nào có thể hiện hữu mà lại không có Chúa đang thực sự hiện diện trong cộng đồng đó.

Trong Bí tích Hòa Giải, chúng ta có thể làm chứng về tình yêu tha thứ của Thiên Chúa: khi Thiên Chúa tha thứ tội lỗi chúng ta qua quyền năng bí tích, thì bí tích ấy phải gợi hứng cho chúng ta biết hòa giải với nhau và giao hòa với những người khác. Ba việc này luôn đi với nhau: đó là hòa giải với Thiên Chúa, với chính mình và với người thân cận. Nếu không hòa giải với Thiên Chúa và hòa giải với chính mình, thì chúng ta không thể nào mang bình an đến được cho xã hội, đây là một phần trong ơn gọi chúng ta: đó là trở nên những sứ giả bình an. Chứng từ Phan sinh trong mọi hoàn cảnh có sự chống đối đúng ra là xác tín hơn là chiến thắng, như chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa đã giao hòa chúng ta với Ngài.

“Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Và Thiên Chúa phán với họ: ‘Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều’” (St 1, 27-28). Chúng ta có thấy hình ảnh Thiên Chúa là một đôi, một cộng đồng, một gia đình không? Điều được xem là rất thời thượng hiện nay, đó là việc sống ở vậy, sống một thân một mình, sống chung không cần kết hôn, trong khi ngộ nhận về sự độc lập làm cho người ta trở thành cô độc, ngay cả dù cho đời sống lại là một cuộc sống mang tính xã hội rất tích cực. Dường như ngày nay dấu ấn hôn nhân trở thành một kho tàng bị che khuất, nhưng chỉ có Thiên Chúa mới có thể giúp thắng vượt được các loại vấn đề ấy. Chúng ta hãy tái khám phá và hãy để cho mình được giúp tái khám phá ra rằng: gương mẫu trước nhất về tính cộng đồng, về các mối tương quan gia đình, đó là Thiên Chúa.

Việc xức dầu bệnh nhân là dấu chỉ bí tích sự sống, là sự diễn tả tình yêu Thiên Chúa nhờ sự hiện diện đích thực của Ngài, là lập trường đối nghịch lại với cái chết êm dịu đang lên tiếng phê phán hạ giá sự sống của người bệnh, người già.

Khi đưa ra chứng từ về sự sống mang tính bí tích này, chúng ta cống hiến câu trả lời Phan sinh của chúng ta cho những thách đố đó. Việc anh chị em Phan Sinh Tại Thế tiếp cận sự sống mang tính bí tích ấy còn hơn cả kinh nghiệm phụng vụ bí tích bên trong Giáo hội (cơ chế), đó là một phần trong hành trình ơn gọi chúng ta, để sao cho quyền lực Thiên Chúa được thông ban qua các bí tích có thể cũng trở thành một thực tế trong thế giới, bằng cách chúng ta hiến mình trở nên như những dụng cụ trong tay Chúa.

Thông phần vào sự vâng phục mang lại ơn cứu độ của Đức Giêsu, Đấng đã phó thác ý mình trong tay Chúa Cha, anh chị em hãy trung tín chu toàn các bổn phận riêng của đấng bậc mình trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, và hãy bước theo Đức Kitô nghèo khó và chịu đóng đinh, vẫn tin tưởng vào Người ngay giữa các khó khăn và bách hại (Luật 10).

Anh chị em coi trọng lao động như một ân huệ và như một sự tham gia vào công trình tạo dựng, cứu độ và phục vụ cộng đồng nhân loại (Luật 16).

Các chính trị gia bị thách thức bởi vấn đề cán cân kinh tế hiện nay. Nền kinh tế được cai trị bởi các thị trường tài chánh, và những khu vực thực sự đem đến lợi nhuận lại tách rời ra khỏi công việc thủ công lương thiện tử tế và tách rời ra khỏi những khu vực là thành quả của công việc lao động vất vả, nặng nhọc.

Chúng ta, anh chị em Phan Sinh Tại Thế, chúng ta không bao giờ cố sức leo lên tới các giai cấp cao hơn trong xã hội. Trong khi một số giá trị là thực tế, tiền bạc là thực tế trong thế giới, thì Thiên Chúa lại rất cụ thể. Chúng ta phải tôn trọng giá trị của lao động lương thiện và phải ra sức hành động để giúp thấy được “thành quả của lao động”.

Bằng chứng tá của một đời sống nhân bản và hơn nữa bằng những sáng kiến dũng cảm cá nhân hoặc tập thể, anh chị em luôn có mặt và cố gắng cổ võ cho công lý, nhất là trong phạm vi đời sống công cộng, đồng thời dấn thân bằng những chọn lựa cụ thể phù hợp với đức tin của mình (Luật 15).

Điều đó được kết nối một cách chặt chẽ với vấn đề công bằng xã hội, cả bên trong chính các quốc gia của từng cá nhân cũng như giữa các quốc gia khác. Ai giàu và ai nghèo? Ai là bạn hữu chúng ta?

Và khi dẫn chứng Luật Dòng nói tới các khó khăn, chúng ta phải tránh chỉ nghĩ đến các nhu cầu của bản thân, các khó khăn của bản thân, các sự bách hại đối với bản thân. Chúng ta phải luôn luôn đứng bên cạnh những người bị xã hội ruồng bỏ, bên cạnh những kẻ bé mọn, những nhóm người đang gặp khó khăn trầm trọng – họ là những kẻ bị mất hết công ăn việc làm, nhà cửa, gia đình, tiền bạc, hy vọng, đức tin và cuối cùng đánh mất cả ý thức về bản thân có khả năng yêu thương và được yêu thương. Chúng ta phải nhìn thấy các cá nhân lẫn toàn thể các nhóm, biết chấp nhận rằng: mỗi người trong chúng ta đều có một năng lực khác nhau và đều có một sứ mạng riêng của mỗi người.

Một chân trời rộng lớn mở ra cho chúng ta.
Xã hội đang đau khổ vì các vấn đề sinh thái, môi trường. Việc chăm sóc tạo thành, vấn nạn ô nhiễm, sự xuất khẩu rác thải, sự ô nhiễm, các kỹ thuật kém phát triển, từ phương tây sang phương đông, nạn ô nhiễm biển – các vần đề trầm trọng, và chúng ta đã thấy những tấm gương kỳ diệu trong Dòng chúng ta về cách thức đương đầu với những thách đố ấy.

Công nghệ cao lại quá cao. Cơn cám dỗ là chúng ta hiểu biết quá nhiều, nên chúng ta trở thành Thiên Chúa, chúng ta không còn cần tới bất cứ thần thánh nào nữa. Chúng ta rất dễ dàng tách mình ra khỏi Thiên Chúa. Cũng thế, nền công nghệ cao ấy đang loại trừ nhiều người ra khỏi xã hội. Bạn sẽ chẳng là gì cả, nếu như bạn không có lấy một cái địa chỉ email, một trương mục ở ngân hàng, một điện thoại di động, một thẻ tín dụng hoặc các thiết bị tinh xảo phức tạp tân tiến nhất. Điều ấy đang tác động lên các thế hệ, đặc biệt tác động lên những người yếu đuối nhất: đó là những người trẻ nhất và những người già nhất, nhưng cũng tác động lên những người không thể đủ điều kiện để có được những thứ ấy. Chính xác đó là những người mà chúng ta phải đồng hành với họ. Chúng ta hãy cắt nghĩa cho họ rằng: Thiên Chúa không đòi hỏi một cái gì “giống như” Facebook, và chúng ta cũng hãy đứng về phía họ, nhờ gương sáng của mỗi người.

Đời sống dân sự là một đặc ân cho chúng ta. Chúng ta phải sống với những cơ hội trong các xã hội dân chủ (bất cứ lúc nào và ở nơi nào chúng ta có được những cơ hội đó). Sống một cách tích cực tư cách công dân, đó là một nghĩa vụ. Chúng ta phải cổ vũ hòa bình, chúng ta phải cổ vũ công lý, chúng ta phải trở nên tích cực trong đời sống dân sự, trong đời sống chung xã hội.

Cái là – cái làm
Tôi phải nói về một vấn đề căn bản hơn. Hiện nay, hoạt động ưu tiên hơn cuộc sống, nghĩa là “cái là”. Đây là thời điểm mà “cái là” (cuộc sống) đang bị mất giá và “cái làm” (hoạt động) đang thống trị.

Chỉ có những người hoạt động, những người tạo ra sản phẩm mới là những người có giá trị trong xã hội. Bạn càng tạo ra sản phẩm, bạn càng tích cực hoạt động, thì bạn mới càng được tôn trọng.

Chúng ta phải tái lập giá trị của “cái là” (sự sống). Thiên Chúa sống. “Ta là Đấng hằng hữu”. Việc Thiên Chúa khẳng định về Ngài không bao gồm bất cứ một sự quy chiếu nào về các hành động của Ngài, về quyền năng sáng tạo của Ngài. Ngài là sự sống, đây là điều Ngài thấy có một tầm quan trọng tối hậu để nói cho chúng ta biết về chính Ngài, thậm chí cho dẫu chẳng có một ai hoạt động tích cực hơn Ngài.

Chúng ta phải tái khám phá giá trị của những tạo vật đó của Thiên Chúa, những tạo vật không sản xuất ra được thứ gì cả: đó là các em bé, các người già, các người đau yếu, các người tàn tật. Họ có giá trị không phải vì họ là bất kỳ một “Kitô hữu” đạo đức nào hoặc là một con người biết đến tình yêu. Nhưng họ có giá trị, bởi vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa, như bất kỳ một ai khác. Điều cốt yếu là vì họ không thua kém bất kỳ một ai khác.

Giá trị của các tạo vật – dù sống động hoặc có là gì đi nữa – đều không căn cứ trên tính lợi ích, hoặc không đem lại lợi ích. Nếu không phải như thế, thì nói thế nào về nghệ thuật, thiên nhiên, các phong cảnh tươi đẹp? Chúng ta hãy nhớ lại thái độ của Thánh Phanxicô và hãy sống theo gương sáng của ngài!

Hơn nữa, anh chị em hãy quý trọng các tạo vật khác, tri giác và vô tri giác, vì “chúng mang dấu tích của Đấng Tối Cao”, và anh chị em hãy cố gắng vượt qua cơn cám dỗ lạm dụng chúng để đạt tới một quan niệm phan sinh về tình huynh đệ phổ quát (Luật 18).

Thái độ đó cũng là một sự diễn tả bản chất việc chiêm ngưỡng trong ơn gọi chúng ta. Như Đức Giêsu là Đấng thờ phượng Chúa Cha cách đích thực, anh chị em hãy làm cho việc cầu nguyện và chiêm niệm trở nên linh hồn cho đời sống và hành động của mình (Luật Cool. Phải chăng sống một đời sống chiêm ngưỡng trong bậc sống tại thế là như thế? Vâng, đây không chỉ là một điều muốn hoặc không muốn sống cũng được, nhưng đây là một sự ủy thác. Đó thực sự là một thách đố – ở đây cũng thế, tại châu Âu, tại một lục địa phát triển trên bình diện vật chất và kỹ thuật – khám phá giá trị của ‘cái là’ và ngưỡng mộ quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa, là Đấng đã tạo dựng nên mọi người và mọi vật chung quanh chúng ta. Đó là một cách thức sống một đời sống chiêm ngưỡng, bằng cách tách mình ra khỏi thế giới ngõ hầu hoàn toàn hiến thân cho việc cầu nguyện, tập trung không chỉ đôi mắt thiêng liêng, nhưng cũng còn là đôi mắt xác thịt vào Thiên Chúa. Không còn cách nào khác, được mở ra cho chúng ta là những người tại thế: đó là chiêm ngưỡng Thiên Chúa nơi hết thảy mọi tạo vật của Ngài, và ca ngợi Ngài vì hết thảy mọi tạo vật và vì hết mọi sự chúng ta gặp được trong thế giới, đem chúng ta tới chỗ sống đời sống ở bậc tại thế của chúng ta, trong gia đình, với công việc ngành nghề thường ngày của chúng ta, tìm cách sống bổn phận truyền giáo của chúng ta trong gia đình, trong lao động, trong cộng đồng Giáo hội. Đó là cách thức chúng ta, các anh chị em Phan Sinh Tại Thế, chúng ta có thể liên kết với Phanxicô trong khát vọng của ngài là luôn được ở với Chúa, khi thánh nhân vâng lời ra đi đến với thế giới vì tha nhân (Fioretti XVI).

Như những sứ giả bình an và nhớ rằng sự bình an đó phải được xây dựng không ngừng, anh chị em, qua đối thoại, hãy tìm kiếm những đường lối đưa đến hiệp nhất và hòa hợp huynh đệ bằng cách tin tưởng vào sự hiện diện của mầm mống thần linh sẵn có nơi con người và vào sức mạnh biến đổi của tình yêu cũng như lòng tha thứ.
Là sứ giả của niềm vui hoàn hảo, anh chị em hãy ra sức mang niềm vui và niềm hy vọng đến cho người khác trong mọi hoàn cảnh (Luật 19)
.

Sự yếu đuối của chúng ta là sức mạnh cho chúng ta. Chúng ta không toàn năng. Chúng ta phải có được sức mạnh phát xuất từ Chúa, và từ gương sáng của anh chị em Phan Sinh Tại Thế, là những anh chị em đã đưa ra chứng từ về tinh thần Phan sinh trong thế giới, từ Thánh nữ Êlisabét, Thánh Lu-y vua, qua tới Thánh nữ An-giê-la thành Phô-li-nhô và những người khác nữa, cho tới các anh chị em Phan Sinh Tại Thế trong thời đại chúng ta, như László Batthyány-Strattmann, Konrad Adenauer hoặc Franz Jägerstetter (2).

Chúng ta thuộc về một Dòng. Chữ Dòng (cũng có nghĩa là Trật tự) có nghĩa là cái gì ưu tiên phải được đặt lên hàng đầu, còn cái gì ở hàng cuối phải đặt ở chỗ cuối. Mọi thứ có chỗ đứng của chúng. Chúng ta có một mối ưu tiên vững chắc, chúng ta có ngôi nhà được xây dựng theo đúng cách thức, đó là ngôi nhà được xây dựng trên nền đá.

Được thuộc về Dòng, đó là một ân sủng. Chúng ta phải sống tạ ơn. Việc trở nên anh chị em Phan Sinh Tại Thế là một ơn gọi, là một lối sống, trong đó chúng ta có thể nhận biết và ý thức về các giá trị, chúng ta có các ưu tiên của chúng ta. Đó là cơ may của chúng ta ngõ hầu đối mặt với các thách đố của châu Âu hôm nay.

Chúng ta thường nghĩ chúng ta yếu đuối, chúng ta đang lão hóa, chúng ta ít ỏi, làm sao chúng ta có thể đứng vững? Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ quên rằng: chúng ta không lẻ loi. Thậm chí cho dù con thuyền chúng ta dường như trở nên rất mong manh, nhưng chúng ta vẫn ở đây, trong Giáo hội và trong Dòng Phan Sinh Tại Thế. Chúng ta có Thầy và có Chúa, Người là Đấng đang gọi mời chúng ta: Hãy tiến ra chỗ nước sâu.
DUC IN ALTUM!

(www.ciofs.org – Chiều ofm chuyển ngữ)


(2) László Batthyány-Strattmann, Konrad Adenauer hoặc Franz Jägerstetter là những thành viên trong Dòng PSTT. Chân Phước László Batthyány-Strattmann (1870-1931) là một bác sĩ của người nghèo, lễ kính vào ngày 22/01. Konrad Adenauer (1876-1967) là một chính trị gia, thủ tướng đầu tiên của Tây Đức từ năm 1949-1963. Chân Phước Franz Jägerstetter (1907-1943) là người phụ trách phòng thánh nhà thờ giáo xứ, tử đạo dưới thời Phát xít Đức, lễ kính vào ngày 21/05. (Chú thích của người dịch).
Về Đầu Trang Go down
 
Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I)
» Tìm hiểu Dòng PSTT
» Luật Dòng PSTT
» CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU
» DÒNG PSTT TRÊN THẾ GIỚI

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: THÔNG TIN :: TIN PSTT-
Chuyển đến