Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmCác thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I) Th_thong-tin-1Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I) Th_gioi-tre-1Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I) Th_chia-se-1Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I) Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I)

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I) Empty
Bài gửiTiêu đề: Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I)   Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I) EmptySun Sep 09, 2012 10:18 am

CÁC THÁCH ĐỐ
ĐỐI VỚI DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ
TẠI CHÂU ÂU NGÀY NAY

(Fr. Tibor Kauser – Lisieux 10.07.2012)

Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I) Lisieux12-groupe

Châu Âu – một lục địa với 50 quốc gia hoặc các nhà nước có chủ quyền, một vùng lãnh thổ với 10, 2 triệu cây số vuông, một dân số gồm 740 triệu người, hơn 100 ngôn ngữ và sử dụng ít nhất là 3 mẫu tự chung. Chúng ta đang sống trong một lục địa kỳ diệu, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, một lục địa hầu như nhỏ bé nhất xét về mặt diện tích đất đai, nhưng lại cho thấy sự đa dạng nhất. Kitô giáo là tôn giáo chính và đại đa số, nghĩa là có tới 76% Kitô hữu xem mình là người công giáo.

Xin chào quý anh chị rất thân mến, từ các quốc gia khác nhau khắp nơi tại châu Âu đến với đại hội Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh lần thứ I và đầy ý nghĩa này.

Thực sự, tôi vui sướng có cơ hội gặp gỡ quý anh chị, được học biết chúng ta là ai, quý anh chị là ai, được trao đổi những nghĩ suy, được mừng vui và cảm nghiệm tình huynh đệ Phan sinh chúng ta.

Đối với tôi, thực là một đặc ân, có dịp được trò chuyện với quý anh chị, nhân ngày lễ đặc biệt kính nhớ Thánh Bênêđíctô, vị thánh quan thầy châu Âu.

Thời đại chúng ta đang sống đây, căn cứ vào những thách đố riêng của nó, có thể được coi là một thời điểm rối loạn. Nhiều con người nam nữ dường như bị lệch lạc, bất ổn, vô vọng là những gì không ít Kitô hữu cũng cảm thấy nữa. Có nhiều dấu hiệu trục trặc ở vào lúc mở màn cho đệ tam thiên kỷ đang vây bủa chân trời của lục địa Âu Châu, một lục địa cho dù có những dấu hiệu cao cả về đức tin và chứng từ cùng với một bầu khí thật sự tự do và hiệp nhất hơn, song vẫn cảm thấy có một cái gì đó hoàn toàn dị thường do các biến cố lịch sử, gần đây cũng như trước đây, thường mang lại thất vọng cho thâm tâm của các dân tộc (ĐGH Gioan Phaolô II, Giáo Hội Tại Âu châu, 7). (1)

Đó là lời mở đầu Tông huấn của Đức Gioan Phaolô II. Châu Âu đang trong cơn khủng hoảng. Hôm nay có thể nói được, đó là cơn khủng hoảng sâu sa, trầm trọng về phương diện kinh tế và tài chính. Tôi không phải là một chuyên gia trong lãnh vực này, vì thế tôi không thể nói ngược lại; tuy nhiên tôi nghĩ, đúng hơn đó là một cơn khủng hoảng trên bình diện tâm linh và đạo đức. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đã nói rằng: Âu châu là một vùng đất truyền giáo. Và tương tự mọi cuộc khủng hoảng, đây là một quà tặng để khám phá ra cách tiến bước, cách làm thay đổi sự vật và đấy là một thách đố. Nếu chúng ta nghĩ rằng: mọi thứ vẫn đang diễn tiến tốt đẹp, thì chúng ta không cảm thấy cần phải thay đổi, chúng ta không cảm thấy cần phải hoán cải. Cơn cám dỗ sâu sa nhất, đó là thiếp ngủ và không làm gì cả, không đi tìm thánh ý Thiên Chúa. Vì thế, đây không những là thời điểm của những nỗi khó khăn, không chỉ là thời điểm của những khoảnh khắc tăm tối, mà cũng còn là thời điểm của hy vọng, thời điểm của tương lai. Thách đố có nghĩa là chúng ta đang nhìn tới tương lai. Chúng ta không từ bỏ. Chúng ta đang đi tìm các giải pháp. Khủng hoảng là một phúc lành, vì đó là một quà tặng để giúp nghe được tiếng Thiên Chúa kêu gọi: hãy đi xây lại ...

Nếu như mọi sự đều ổn theo hướng tâm linh và đạo đức, thì tôi chắc chắn sẽ chẳng còn những cơn khủng hoảng kinh tế.

Điều đó cũng chỉ ra cho chúng ta thấy con đường được bắt đầu như thế nào. “Phanxicô, con hãy đi sửa lại nhà Ta, hoàn toàn đổ nát, như con thấy đó”. Khi ngôi nhà đổ nát, không phải chúng ta bắt đầu sửa lại mái nhà, nhưng là sửa chữa lại nền móng, rồi mới tới các phần cấu trúc khác và chúng ta phải chấp nhận rằng: những phần cấu trúc khác là những phần không được nhìn thấy nhiều lắm đâu. Hơn nữa, nếu chúng ta thực hiện công việc chúng ta cho tốt, thì những phần cấu trúc khác đó sẽ vẫn bị ẩn khuất cho tới phút cuối. Nhưng chúng ta cần phải tu sửa những phần cấu trúc đó, nếu không toàn bộ ngôi nhà sẽ sụp đổ trở lại, thậm chí cho dù có nhìn thấy ngôi nhà ấy rất hấp dẫn đến mấy đi nữa. Tôi là một nhà kiến trúc, vì thế thí dụ này thực sự không xa lạ lắm đối với tôi.

Đây là cơn khủng hoảng các giá trị, một cơn khủng hoảng các ưu tiên. Chúng ta phải sám hối và nhìn xem đâu là các giá trị của chúng ta, đâu là các ưu tiên của chúng ta. Cũng vậy, chúng ta phải nhìn ra chung quanh, rồi xem thế giới đang đi về đâu, ngày qua ngày khám phá chúng ta đang sống ở đâu, đâu là nơi Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta đi tới, đâu là điều Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta thực hiện.

Hôm nay, châu Âu giống như cái gì? Đâu là những lãnh vực quan trọng nhất và là những thách đố đối với chúng ta, các anh chị em Phan Sinh Tại Thế?

Gốc rễ Kitô giáo của châu Âu
Chân lý không tùy thuộc vào việc chân lý ấy có được công bố hay là không. Nhiều người tin rằng: chân lý là điều được người ta công bố càng lúc càng mạnh miệng hơn, là điều được người ta loan báo mỗi lúc một nhận thấy rõ hơn. Nhưng Thiên Chúa lại không cần tới chuyện đó, vì chân lý của Ngài thực sâu sa và không lệ thuộc vào bất cứ điều gì.

Châu Âu có cội rễ Kitô giáo, đó là một sự thật và sự thật ấy không hề tùy thuộc chuyện liệu có được công bố hoặc là không, có được các nhà chính trị chấp nhận hoặc là không. Điều vô cùng quan trọng là phải ý thức cho được chuyện đó, tiên quyết không phải vì Thiên Chúa – bởi Thiên Chúa biết rất rõ điều ấy – song là vì chúng ta.

Hiệp nhất và đa dạng
Một trong những thách đố lớn nhất của châu Âu, đó là mang trong mình sự đa dạng và khao khát được hiệp nhất trong sự hài hòa. Hơn 100 ngôn ngữ, hơn 50 nền văn hóa khác biệt nhau. Một trong những cầu nối mạnh mẽ nhất để liên kết các quốc gia, các nền văn hóa, các ngôn ngữ này lại với nhau, đó là Kitô giáo. Chúng ta có nhiều thứ chung, chúng ta có những gốc rễ chung và nhiều khu vực trong các nền văn hóa của chúng ta lại chung với nhau. Chúng ta phải củng cố cảm thức thuộc về nhau có chung đó. Chúng ta phải ...

Tuy nhiên, thời đại này là một thời đại cá nhân chủ nghĩa. Có thể nói cá nhân mỗi người đã trở thành lý tưởng, mỗi người là mỗi lý tưởng độc lập, không có một mối dây liên kết nào. Không phải những bản hợp đồng, không phải một xã hội, không phải một cộng đồng địa phương, cũng không phải các thành viên trong gia đình cùng sống chung như một gia đình, cũng không phải việc chung sống với một người khác qua bí tích hôn phối, thậm chí cũng không phải có Thiên Chúa là một thuận lợi, song đó là một huynh đệ đoàn. Tuy nhiên, khi bỏ mất những mối dây liên kết là cách làm cho niềm hy vọng cũng bị tiêu tan. Ở tận gốc rễ tình trạng mất hy vọng này là nỗ lực phát động một nhãn quan con người tách lìa ra khỏi Thiên Chúa, cũng như tách lìa ra khỏi Chúa Kitô (ĐGH Gioan Phaolô II, Giáo Hội Tại Châu Âu, 9). Toàn bộ sự ngộ nhận về tự do đã dẫn tới tình trạng hiện nay của con người. Hơn nữa, vì “không ai là một hòn đảo” (Thomas Merton), nên con người đã được tạo dựng để sống tương quan với nhau, để liên kết với nhau, đây là điều không thể nào chà đạp và như thế, thay vì lệ thuộc vào Thiên Chúa, lại xuất hiện những sự ràng buộc mới: ấy là con người độc lập lại lệ thuộc vào các đam mê, lệ thuộc vào của cải vật chất, tiền bạc, lại trở thành những con nghiện.

Mỗi lúc mỗi xác tín hơn, tôi biết chỉ có một câu trả lời cho thách đố đó mà thôi; ấy là khôi phục mối hiệp thông với Thiên Chúa dưới nhiều hình thức được dễ dàng nhìn thấy, đó là trong bí tích hôn nhân, trong gia đình Kitô hữu, trong đời sống huynh đệ, trong cảm thức thuộc về Giáo hội, trong cảm thức thuộc về Thiên Chúa nhờ việc hoán cải cá nhân – nghĩa là tất cả mọi hình thức hiệp thông.
Chúng ta phải sống một đời sống huynh đệ thực sự trong các huynh đệ đoàn chúng ta, chúng ta phải cảm nghiệm được đời sống huynh đệ là sự hiệp nhất hỗ tương làm phát sinh sự sống.

Đây là một cơ hội làm chứng được gởi tới cho mỗi người, việc tìm cách sống tính cộng đồng và sống một đời sống huynh đệ là giải pháp cho vấn đề xã hội bị phân mảnh, cho tình trạng các nạn nhân sống đơn độc trong thời đại cá nhân chủ nghĩa. Điều đặc biệt quan trọng là việc cống hiến kinh nghiệm sống tính cộng đồng, kinh nghiệm sống tinh thần huynh đệ, khi chúng ta đang đối diện với vấn đề tuổi tác trong Dòng. Con người thời đại chúng ta đang đau khổ vì sự độc lập, vì thiếu các mối tương quan nhân bản, vì thế chúng ta hãy cống hiến cho con người thời đại những kinh nghiệm tình huynh đệ nơi chúng ta.

Trên khắp châu Âu, sự khủng hoảng là tin tức hàng đầu trong một thời gian dài. Nhưng chúng ta phải thấy được là: những vấn đề tài chính tạo ra nhiều khác biệt đang bị ngộ nhận. Ở đây, tại châu Âu, chúng ta có một kho tàng, đó là các quốc gia với muôn màu muôn vẻ khác nhau, nhưng chúng ta cũng có thể thấy rằng: sự muôn màu muôn vẻ đó lại bị ngộ nhận rất nhiều. Đang có một sự ganh đua thay vì cộng tác và bổ túc cho nhau. Những khác biệt đang đi tới chỗ đối đầu và những nét tương đồng lại bị đẩy lui, những gốc rễ chung và các giá trị chung lại bị gạt sang một bên. Bắc Nam đối kháng với nhau, Đông Tây đối kháng với nhau.

Các đối tác có thể biến thành kẻ thù của nhau. Các mâu thuẫn sâu sa ẩn tàng dưới tấm màn của những nụ cười giả tạo.

Chắc chắn có một số thách đố đặc biệt mà Dòng chúng ta đang phải đối mặt, bên cạnh những tấm gương tươi đẹp và đáng khích lệ của những huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế và Giới Trẻ Phan Sinh trẻ trung, sống động tại một số quốc gia. Tương tự toàn thể Giáo hội tại châu Âu, Dòng chúng ta cũng đang giảm sút về số lượng, đặc biệt tại một số quốc gia. Chúng ta không được bỏ qua vấn đề tuổi tác, trong lúc mà nhiều huynh đệ đoàn có cảm giác mình trở thành xa lạ không còn hấp dẫn đối với những người khác, nhất là đối với người trẻ. Vì những hội dòng đã có trước đây đang chiến đấu với cùng một vấn nạn đó, cho nên vấn đề trợ úy tinh thần là một thách đố càng lúc càng có ý nghĩa hơn.

Vì thế, chúng ta, các anh chị em Phan Sinh Tại Thế, chúng ta hãy nhìn xem chúng ta là gì, có thể và sẽ phải làm gì. Chúng ta có nhiều nguồn để quy chiếu, nhưng tôi nghĩ nguồn quy chiếu tốt nhất cho chúng ta, đó là Luật Dòng chúng ta.

Nhưng khi nói “chúng ta”, ý tôi muốn nói tới hết thảy mọi người chúng ta, cá nhân cũng như các huynh đệ đoàn, trong tư cách là những dấu chỉ sống động của linh đạo Phan sinh trong thế giới. Chúng ta hãy nhớ rằng: chúng ta phải đưa ra chứng từ, chúng ta phải đáp trả lại các thách đố của thời đại, trong tư cách cá nhân cũng như huynh đệ đoàn. Không được bỏ quên bên này mà cũng không được bỏ quên bên kia.

Tất cả những ai yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực và yêu mến tha nhân như chính mình, lại chê ghét cái tôi ích kỷ, đầy nết xấu và tội lỗi, tiếp rước Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, và sinh hoa kết quả xứng với lòng hối cải: các anh chị em đó thật hạnh phúc và đáng được chúc tụng biết bao ... (Thư Thánh Phanxicô gởi các Anh Chị Em Đền tội).

Đó là sự khởi đầu. Hãy yêu mến Chúa, hãy quay trở về với Đấng Hóa công thay vì chỉ quy về các tạo vật, hãy quay trở lại với nhau thay vì quy về bản thân, và hãy làm việc đền tội, cố gắng sống liên tục hoán cải. Đó sẽ là nền tảng thiêng liêng cho hết thảy mọi việc chúng ta thực hiện, vả lại nếu không có nền tảng thiêng liêng ấy thì chúng ta không thể làm được việc gì. Việc canh tân ngôi nhà phải được bắt đầu với nền tảng ấy, như tôi đã nói trên đây.

Được mai táng và sống lại với Đức Kitô trong Bí tích Thánh tẩy là Bí tích làm cho anh chị em trở nên thành phần sống động của Hội Thánh, và được kết hợp mật thiết hơn nữa với Đức Kitô nhờ lời Tuyên khấn, anh chị em cố gắng trở nên chứng nhân và khí cụ thực hiện sứ mạng của Hội Thánh giữa loài người bằng cách dùng đời sống và lời nói loan báo Đức Kitô.
Được Thánh Phanxicô gợi hứng và cùng với Người, được mời gọi canh tân Hội Thánh, anh chị em hãy quyết tâm sống hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha, các Đức Giám mục và các Linh mục, sẵn sàng đối thoại cởi mở dựa trên đức tin hầu mang lại lợi ích phong phú cho hoạt động tông đồ (Luật 6).


Trong khi tại châu Âu, Giáo hội càng ngày càng ít được tôn trọng, thì khoản 6 trong Luật Dòng chúng ta có một tầm quan trọng đặc biệt. Đây là nhiệm vụ của chúng ta! Chúng ta phải chứng tỏ mình là những thành viên trong Giáo hội. Không chỉ chứng tỏ chúng ta là các thành viên của một tổ chức vĩ đại, là một tổ chức có hàng tỷ thành viên và đang trải rộng trên khắp châu Âu và trên khắp thế giới, nhưng tiên quyết bởi vì Giáo hội là thân thể Chúa Kitô. Tuyên xưng thuộc về Giáo hội có nghĩa là chúng ta tuyên xưng chúng ta thuộc về Chúa Kitô. Như một tổ chức, Giáo hội còn lâu mới đạt tới được sự hoàn hảo, nếu không thì cũng đâu cần phải kêu gọi Phanxicô: hãy đi xây dựng lại Giáo hội của Ta. Điều cốt thiết, đó là chứng từ của chúng ta. Tinh thần huynh đệ và việc chúng ta khiêm tốn tham gia vào xã hội phải cho thấy rằng: Giáo hội không hề bị xúc phạm, một sự xúc phạm thường được xem giống như một sự tố cáo.

Chúng ta phải củng cố Giáo hội. Dòng Phan Sinh Tại Thế không thể nào hiện hữu nếu không có Giáo hội hoặc đứng bên ngoài Giáo hội. Khi chúng ta yêu mến Dòng, chúng ta cũng yêu mến Giáo hội. Khi chúng ta lo lắng về tương lai của Dòng, chúng ta cũng lo lắng về tương lai của Giáo hội. Khi chúng ta xây dựng các huynh đệ đoàn, chúng ta đang xây dựng Giáo hội. Chúng ta phải tháp nhập vào bên trong các cộng đồng Giáo hội – đó là các giáo xứ, các giáo phận – nếu không, các huynh đệ đoàn chúng ta sẽ không có tương lai.
(còn tiếp)

(www.ciofs.org – Chiều ofm chuyển ngữ)


(1) Bản dịch của Lm Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh
Về Đầu Trang Go down
 
Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần I)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các thách đố đối với Dòng PSTT ... (Phần II)
» Tìm hiểu Dòng PSTT
» Luật Dòng PSTT
» CÁC THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GTPS TẠI CHÂU ÂU
» Dòng PSTT trên thế giới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: THÔNG TIN :: TIN PSTT-
Chuyển đến