Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmPhanxicô Átxidi ... Cái nhìn mới Th_thong-tin-1Phanxicô Átxidi ... Cái nhìn mới Th_gioi-tre-1Phanxicô Átxidi ... Cái nhìn mới Th_chia-se-1Phanxicô Átxidi ... Cái nhìn mới Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Phanxicô Átxidi ... Cái nhìn mới

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Phanxicô Átxidi ... Cái nhìn mới Empty
Bài gửiTiêu đề: Phanxicô Átxidi ... Cái nhìn mới   Phanxicô Átxidi ... Cái nhìn mới EmptyFri Sep 07, 2012 1:48 am

PHANXICÔ ÁTXIDI ... CÁI NHÌN MỚI
(Admonitions – Fr. Campion Murray OFM – Pax et Bonum)

Phanxicô Átxidi ... Cái nhìn mới Francesco

Cái nhìn mới (39)

Khi chúng ta đọc biết việc Phanxicô đã thuần hóa một anh sói hoang dã, đã giảng cho chim chóc nghe và đã sáng tác một Bài Ca tán dương hết mọi thọ tạo của Thiên Chúa, chúng ta thắc mắc làm cách nào mà Phanxicô đã có được một cái nhìn như thế về thế giới? Thậm chí trước cả khi Phanxicô gặp gỡ người phung cùi, người ta nhận thấy cách ngài đánh giá về thiên nhiên và về thế giới cũng đã thay đổi. Chất xúc tác đã tạo ra sự đổi thay ấy là do một cơn bệnh. Xê-la-nô ghi lại rằng: Phanxicô đã bị một cơn bệnh kéo dài làm cho ngài kiệt sức. Trong thời gian ngã bệnh, ngài chỉ nằm lại trong nhà tại Átxidi và trước lúc đủ sức để bách bộ đi dạo, thì cuối cùng nhờ cây gậy trợ giúp, một ngày kia, ngài đã có thể đi ra khỏi nhà. Xê-la-nô ghi nhận: khi Phanxicô đi ra ngoài, ngài bắt đầu chăm chú nhìn ngắm cảnh đồng quê nhiều hơn, vì “vẻ đẹp của đồng lúa, sự thú vị của những vườn nho và bất cứ những phong cảnh khác tươi đẹp trước mắt đều chẳng làm cho ngài cảm thấy thú vị chút nào”. Thánh Bônaventura, sau khi đã thực hiện một cuộc tĩnh tâm trên đỉnh La Véc-na, đã viết lại trong khảo luận Lộ trình Con Người Đến Với Thiên Chúa, nói rằng: cho tới khi chúng ta được tái tạo ra khỏi sự rối loạn trong tội lỗi, chúng ta vẫn không thể nhìn thấy được trọn vẹn vẻ đẹp nơi công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Còn Phanxicô, sau cơn bệnh, đã nhìn thấy tạo thành với đôi mắt mới; ngài không còn ngắm nhìn vẻ đẹp với cùng một cách thức như trước nữa. Nhận định đó về Phanxicô, do bởi ân sủng, đã được phát huy thêm nữa, một khi ngài cảm nghiệm được Chúa nơi con người kẻ phung cùi và nhận biết rằng: điều ngài nghĩ là xấu xí và cay đắng, trong thực tế lại đã trở nên ngọt ngào cho thể xác và linh hồn. Phanxicô đã được tái tạo thậm chí còn hơn cả lúc ở trên đỉnh La Véc-na.

La Véc-na và các Dấu Thánh (40)

Cuộc hoán cải của Thánh Phanxicô đã khởi sự khi ngài gặp một người phung cùi! Trong cuộc gặp gỡ đó, thánh nhân đã cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa, Đấng đã thách đố và gợi hứng cho ngài thực hiện một cuộc hành trình, trong đó ngài phải cố gắng hết sức có thể đi theo dấu chân Chúa Kitô. Phanxicô đã đi theo tiếng gọi đó và lúc cuối đời, ngài đã đi lên đỉnh La Véc-na để cầu nguyện và chay tịnh. Ngài luôn tận dụng thời gian để đi tới những nơi chốn vắng vẻ cầu nguyện một mình. Đang khi cầu nguyện trên núi, ngài đã trông thấy thị kiến thần sứ Xê-ra-phim, một thiên thần giống như ngôn sứ Isaia đã nhìn thấy trong Đền thờ. Một thần sứ Xê-ra-phim có sáu cánh và khi Phanxicô quan sát, thì thần sứ Xê-ra-phim giang đôi cánh ra, Phanxicô đã có thể nhìn thấy đàng sau đôi cánh là hình tượng một con người bị đóng đinh. Rõ ràng đó là một thị kiến Chúa Kitô chịu đóng đinh. Thánh Bônaventura kể lại rằng: từ thị kiến đó, Phanxicô hiểu là ngài đã được “hoàn toàn trở nên đồng hình đồng dạng giống như Chúa Kitô chịu đóng đinh”. Nhiệm vụ căn bản nhất của một người môn đệ Chúa Kitô là vác lấy thánh giá và đi theo Chúa Kitô lên núi Can-vê. Đối với Phanxicô, Can-vê là La Véc-na, là nơi tay, chân và cạnh sườn ngài được in năm dấu thương tích của Chúa Kitô. Năm Dấu Thánh lạ lùng ấy nơi Phanxicô là một sự xác quyết rằng: trong cuộc đời mình, Phanxicô đã thực sự đi theo Chúa Kitô và sống thách đố của Tin Mừng. Tình yêu đối với Chúa Kitô đã thay hình đổi dạng, thậm chí trên bình diện thân xác ngài, để trở nên giống như Chúa Kitô. Thánh Bônaventura đã viết về Phanxicô: “Cuối cùng, giờ đây, lúc gần cuối đời, cùng một lúc, ngài đã tỏ mình ra cho thấy là bản sao chép siêu phàm của thần sứ Xê-ra-phim và là sự tương đồng khiêm hạ của Đấng chịu đóng đinh”.

Bài Ca Tạo Vật (41)

Trong đời sống, lúc còn trẻ, Phanxicô đã bị giam giữ trong căn phòng của mình do một cơn bệnh. Một khi đã được bình phục và có thể đi lại, lúc ra khỏi nhà, ngài đã nhận thấy rằng: thung lũng phía bên dưới thành phố Átxidi đã mất đi vẻ đẹp của nó trong đôi mắt của ngài. Nhưng đó lại là bước đầu tác động của ân sủng trong nội tâm ngài, để trong tương lai ngài lại có thể nhìn thấy được vẻ đẹp của nó hơn nữa như Thiên Chúa từng nhìn thấy. Nhận định ấy về Phanxicô là người đã bị tội lỗi làm cho ra hư hỏng, cũng giống như ở bất cứ ai khác, đều được chữa lành hoàn toàn, khi ngài được in các Dấu Thánh, là dấu chỉ được trở nên một người môn đệ hoàn hảo của Chúa Kitô. Phanxicô được tái tạo đã nhìn thế giới với một ánh sáng mới. Tác phẩm đẹp nhất tổng kết cái nhìn mới đó, cái nhìn mà Phanxicô đã đạt được nhờ những nỗi đau khổ mà ngài đã gánh chịu, đó là Bài Ca Tạo Vật. Hình thức cuối cùng của Bài Ca ấy đã không được hoàn tất cho tới một thời gian ngắn trước lúc Phanxicô qua đời, trừ nhiều tiểu khúc trong Bài Ca đã được sáng tác sớm hơn. Chúng ta được nghe bảo rằng: Phanxicô đã nói trong lúc đau đớn vì yếu đuối và bệnh tật là “Tôi muốn sáng tác một Bài ca tán tụng Chúa vì các tạo vật của Người, các tạo vật mà mỗi ngày chúng ta vẫn hưởng dùng và chúng ta không thể nào sống nếu như không có chúng. Nhưng qua các tạo vật đó, nhân loại lại xúc phạm nặng nề tới Đấng Tạo Hóa và mỗi ngày chúng ta vẫn tỏ ra vô ơn trước những ân sủng vĩ đại như thế, vì chúng ta đã không tôn vinh Đấng Tạo Hóa và là Đấng đã ban cho chúng ta mọi sự tốt lành, như bổn phận chúng ta phải làm”. Trong Bài Ca ấy, Phanxicô tán tụng Thiên Chúa vì hết thảy mọi tạo vật và ngài kể ra từng tạo vật một: mặt trời, mặt trăng, các tinh tú, gió, nước, lửa và trái đất. Tuy nhiên, cần phải trả giá mới đạt được cái nhìn ấy, đó là lý do mà Phanxicô thêm vào lời tán tụng Thiên Chúa, vì tất cả những ai đang phải mang vác bệnh tật và khổ nhục, cùng những ai đang chịu đựng những sự ấy trong bình an. Ngài cũng chào đón chị chết của ngài.

Ca ngợi anh Lửa (42)

Khả năng lạ thường của Phanxicô tán tụng Thiên Chúa nơi mọi tạo vật được minh họa một cách đột ngột trong lời ngài ca ngợi anh lửa. Phanxicô đau đớn vì bệnh mắt của mình, đế nỗi thị lực mỗi lúc càng thêm tồi tệ. Xê-la-nô nói về Phanxicô vào thời điểm đó: “Thánh nhân không thể nhìn ánh sáng ban ngày, vì bệnh mắt làm cho ngài cảm thấy rất đau đớn”. Các anh em đã trùm lên đầu ngài một cái mũ và họ đã khâu thêm một miếng vải len mỏng vào cái mũ để che đôi mắt của ngài. Trong tình trạng đó, ngài được mang tới cho một bác sĩ để ông ta trị bệnh mắt cho ngài. Việc chữa trị chứng bệnh này theo phương pháp y học lại rất đau đớn, vì cách điều trị là phải lấy một miếng sắt nung trên lửa cho nóng đặt vào những mạch máu chung quanh đôi mắt. Phanxicô đã đồng ý được điều trị và trong khi chờ đợi, ngài đã nói với lửa: “Anh Lửa thân mến, anh cao quý và hữu dụng trong số hết thảy mọi tạo vật mà Đấng Tối cao đã dựng nên, xin anh hãy lịch sự với tôi trong giờ này. Tôi đã yêu mến anh từ lâu và vẫn còn yêu mến anh, bởi lẽ vì yêu thương mà Chúa đã dựng nên anh”. Xê-la-nô thuật lại rằng: khi bác sĩ chuẩn bị áp miếng sắt nóng vào đôi mắt Phanxicô, thì hết thảy các anh em đều bỏ chạy. Đó là phản ứng tự nhiên nhất và minh họa cho thấy mức độ ân sủng đã tái tạo Phanxicô đến nỗi ngài đã có thể bình tĩnh ngồi lại trước lửa và nói về lửa như một trong những tạo vật của Thiên Chúa. Đời sống Phanxicô đã đạt được một mức độ phát triển, vì ngài đã có được một cái nhìn như Thiên Chúa đã nhìn thấy mọi sự; tương tự trong hành động sáng tạo thế giới và vạn vật, Thiên Chúa đã nhìn thấy mọi sự đều rất tốt đẹp.

Máng cỏ tại Grê-xi-ô (43)

Nối kết chặt chẽ trong tình yêu của Phanxicô đối với mọi tạo vật của Thiên Chúa là cái cách thức ngài đã sửa soạn cử hành mừng Lễ Giáng sinh tại Grê-xi-ô. Phanxicô đã giải thích cho một người tên là Gioan, bạn của ngài, rằng: ngài muốn cử hành Lễ Giáng sinh bằng cách diễn lại hết sức có thể được thật sát cảnh tượng máng cỏ tại Bê-lem. Phanxicô nói thêm rằng: ngài cũng muốn nhìn thấy một con bò và một con lừa đứng gần máng cỏ. Thánh lễ đã được cử hành có nhiều người đến tham dự và thực vui mừng vì thánh nhân là người giảng lễ. Chúng ta đã quen với việc dựng và đặt một máng cỏ vào dịp Lễ Giáng sinh tại mỗi nhà thờ, nhưng khi Phanxicô làm như thế, thì đây lại là một việc mới mẻ. Khi làm công việc ấy, chúng ta đang mắc nợ Phanxicô. Lễ mừng Sinh Nhật Chúa là một ngày lễ lớn mà chúng ta dễ dàng tiến hành, vì cũng như dưới góc cạnh gia đình của ngày lễ với việc chào đời của bé Giêsu, cảnh tượng máng cỏ càng làm cho ngày lễ mang tính thuyết phục hơn và dễ dàng hiểu được ý nghĩa cũng như cảm thấy vui hơn. Còn Phanxicô thì đã dựng lên một máng cỏ trong một cái hang sâu bên sườn núi cao nhìn xuống thung lũng Grê-xi-ô. Tự bản chất sự việc, đây là một sự sắp xếp thực khiêm tốn và nghèo hèn cho một Thánh lễ Giáng sinh, nhưng chắc chắn đây rõ ràng lại là một sự sắp xếp rất thích hợp với cuộc gặp gỡ của Phanxicô với người phung cùi, khi ngài đã cảm nghiệm được Chúa nơi sự nghèo khó của một anh phung cùi. Hơn thế nữa, Phanxicô, người tán tụng Thiên Chúa trong Bài Ca Tạo vật, lại còn cảm thấy được thoải mái khi ở trong một cái hang sâu cùng với các con vật. Tại đây, ngài đã muốn cử hành việc Chúa sinh ra đời, Chúa là Đấng mà thánh nhân đã hiến cuộc đời mình cho Người.

Lời chào Đức Maria, Đấng Nữ Trinh Diễm Phúc (44)

Phanxicô đã cho thấy ngài có khả năng suy tư theo một cung cách mới, khi ngài dựng lên máng cỏ tại Grê-xi-ô và cử hành Lễ Giáng sinh bằng một phong cách đã thu hút được sức tưởng tượng nơi người Kitô hữu như chưa từng bao giờ có. Ngài cũng tỏ ra độc đáo khi lên tiếng ca ngợi Đức Maria, Đấng Nữ Trinh Diễm Phúc. Nếu như Phanxicô, người đã được in năm thương tích của Chúa Kitô, mà lại đã không cảm thấy cần phải đặc biệt tôn kính Thân Mẫu Chúa thì đó mới đúng là chuyện lạ. Nơi máng cỏ tại Grê-xi-ô, đương nhiên Đức Trinh Nữ là trung tâm sự chú ý và lòng sùng kính. Trong Lời thánh nhân kính chào Đức Maria, Phanxicô đã sáng tác một thành ngữ mới, khi ngài gọi Mẹ là “Đức Trinh Nữ trở thành Giáo hội”. Phanxicô không chủ ý tạo ra một nền thần học mới. Rõ ràng ý nghĩa ngài muốn diễn tả qua những từ “trở thành Giáo hội” nằm trong những lời Chào kính tiếp theo sau đó, khi ngài gọi Đức Maria là Cung điện của Chúa, là Nhà Tạm, Ngôi đền, Hoàng bào, Tôi tớ và Thân mẫu của Chúa. Đức Maria là Cung điện, Nhà Tạm, Ngôi đền, Hoàng bào của Chúa Kitô, khi Người sống trong cung lòng Mẹ và vì Chúa Kitô là Đầu của Hội Thánh, nên Đức Maria đã trở thành Giáo hội. Tuy nhiên, trong tư cách là Tôi tớ của Chúa Kitô, Mẹ là một thành viên trong Giáo hội và là Mẹ của Đầu Hội Thánh. Nhắc tới hết thảy mọi nhân đức thánh thiện hiện diện nơi Đức Maria, Phanxicô cầu nguyện, xin cho hết thảy mọi nhân đức ấy được “đổ vào tâm hồn các tín hữu nhờ ân sủng và Chúa Thánh Thần soi sáng”. Phanxicô đã nhìn ngắm Đức Maria như một mẫu gương và như một người mà “nơi Mẹ đang hiện diện và có tràn đầy mọi ân sủng cũng như mọi sự tốt lành”.

(Chiều ofm chuyển ngữ)
Về Đầu Trang Go down
 
Phanxicô Átxidi ... Cái nhìn mới
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: PHAN SINH TẠI THẾ :: LINH ĐẠO-
Chuyển đến