Website của Dòng Phan Sinh Tại Thế
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmThường huấn số 9 - 2012 Th_thong-tin-1Thường huấn số 9 - 2012 Th_gioi-tre-1Thường huấn số 9 - 2012 Th_chia-se-1Thường huấn số 9 - 2012 Th_pstt-1Đăng kýĐăng Nhập

 

 Thường huấn số 9 - 2012

Go down 
Tác giảThông điệp
joseph03




Tổng số bài gửi : 90
Join date : 05/04/2012

Thường huấn số 9 - 2012 Empty
Bài gửiTiêu đề: Thường huấn số 9 - 2012   Thường huấn số 9 - 2012 EmptyFri Sep 07, 2012 1:14 am

Thường Huấn số 9 – 2012
NHỮNG NGƯỜI KẾ THỪA SỨ VỤ THÁNH PHANXICÔ

(Fr. Benedetto Lino OFS – ts Giuse OFM chuyển ngữ)

Thường huấn số 9 - 2012 Formation9-2012h

Trong Bài Thường huấn lần này, Anh Benedetto Lino khuyến khích chúng ta, anh chị em Phan Sinh Tại Thế, tránh xa khuynh hướng “càng ngày càng khẳng định mình, đến độ tạo ra những lằn ranh phi lý giữa mình với phần còn lại của Giáo hội, giữa mình với thế giới, kiêu hãnh đòi hỏi những sự ưu việt chẳng hề có, thỏa mãn với vinh dự mà thánh Phanxicô đã đạt được”. Thật vậy, điều nguy hiểm là anh chị em Phan Sinh Tại Thế chúng ta cho mình là “quá đặc biệt” và có nguy cơ bỏ mất mục tiêu trọng tâm trong ơn gọi chúng ta – đó là hoàn toàn trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, giống như Phanxicô.

Những người kế thừa Sứ vụ của thánh nhân:
trở nên Dấu chỉ và Điểm Quy chiếu cho toàn bộ Kitô giáo


Chúng ta, những người được Thiên Chúa kêu gọi tiếp tục công trình của Phanxicô, là những người kế thừa sứ vụ của ngài, chúng ta làm được gì? Chúng ta ứng phó như thế nào?

Tương tự Phanxicô, chúng ta được kêu gọi chu toàn công việc của ngài là trở nên một dấu chỉ, trở nên một điểm quy chiếu vững chắc cho Kitô giáo được sống một cách viên mãn, tới mức 100%, mà không hề giới hạn lại trong nội bộ Dòng chúng ta, hoặc trong Gia đình Phan sinh, hoặc trong Hội Thánh. Chúng ta được kêu gọi trở nên những Kitô hữu toàn diện, tương tự như Phanxicô. Chúng ta phải tránh xa khuynh hướng càng ngày càng khẳng định mình, đến độ tạo ra những lằn ranh phi lý giữa mình với phần còn lại của Giáo hội, giữa mình với thế giới, kiêu hãnh đòi hỏi những sự ưu việt chẳng hề có, thỏa mãn với vinh dự mà thánh Phanxicô đã đạt được. Chúng ta hãy nhớ lại điều Phanxicô nghiêm khắc nhắc nhớ chúng ta: “ ... Bởi thế, thật xấu hổ cho chúng ta là những tôi tớ của Thiên Chúa, vì các thánh đã hành động, còn chúng ta lại thích kể lại công việc các ngài đã làm để được vinh quang và danh dự !” (1)

Khi cố tỏ ra quá đặc biệt, chúng ta có nguy cơ bỏ mất mục đích trọng tâm trong ơn gọi chúng ta, đó là hoàn toàn trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, chỉ là và là người Kitô hữu trọn vẹn, với tất cả ý chí, tâm tư và lý trí, tương tự như Phanxicô.

Cùng Giáo hội, mở ra với Thế giới, nhằm Phục vụ Tin Mừng

Thay vào đó, điều cốt thiết là không được khép kín lại nơi mình mà là mở ra với thế giới, như Phanxicô đã sống, không chút tự tôn hoặc tự ti (2) mặc cảm. Chúng ta phải chấp nhận một thái độ dạn dĩ loan báo Tin Mừng (parrhesia) (3) , như Đức Hồng Y Rodé đã hối thúc chúng ta trong lá thư ngài gởi cho Dòng hôm 6/5/2009. Trong Luật và Tổng Hiến Chương chúng ta có một lời được nhắc đi nhắc lại kêu gọi hãy hướng về thế giới, ngõ hầu với lòng can đảm và sự đơn thành, chúng ta đem Chúa Kitô vào trong thế giới và tỏ cho mọi người biết tình yêu Thiên Chúa. Giáo hội tha thiết yêu cầu chúng ta thực hiện điều đó.

“Duc in Altum! Hãy chèo ra chỗ nước sâu! Giáo hội kỳ vọng nơi Dòng Phan Sinh Tại Thế ... một nhiệt tâm phục vụ cho chính nghĩa Vương Quốc Thiên Chúa trong thế giới hôm nay. [...] Giáo hội ước mong Dòng anh chị em trở nên một khuôn mẫu ... bằng cách đó, trình bày cho thế giới biết là một “cộng đồng yêu thương” [Luật 22]. Giáo hội trông đợi nơi anh chị em, các anh chị em Phan Sinh Tại Thế, một chứng từ can đảm, hàm chứa trong đời sống Kitô hữu và Phan sinh, đạt tới chỗ xây dựng một thế giới huynh đệ và Phúc âm hơn, là nơi Nước Thiên Chúa được thể hiện” (4).

Trong thực tế, Đức Giáo hoàng thẳng thắn kêu gọi chúng ta hãy đem ra thực hành điều chúng ta đã khấn hứa: “Tôi xin lặp lại những gì đã hứa với Chúa, khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, và tôi xin hiến mình phục vụ Nước Chúa” (Lời khấn Dòng Phan Sinh Tại Thế).

Bằng việc đáp trả lại lời chúng ta Tuyên khấn, chúng ta tiến hành một sự dấn thân đầy đòi hỏi và tuyệt đối với tiếng Thiên Chúa kêu gọi, với Ơn gọi chúng ta, một Ơn gọi định hình tạo dáng (in-form) cho toàn bộ đời sống và hoạt động tông đồ của hết thảy mọi người và của mỗi một người trong anh chị em chúng ta.

Song thay vì như thế, nhiều người trong chúng ta lại đang sống một cuộc sống tẻ nhạt, chỉ quy về mình, luôn quẩn quanh trong các nhóm giới hạn của mình. Dường như nhiều người chỉ quan tâm tới việc đi họp hết lần này tới lần khác, từ cuộc cử hành này tới cuộc cử hành khác, nhưng lại luôn luôn giữa chúng ta với nhau mà thôi, chỉ tập trung vào chúng ta với một thái độ mãn nguyện về mình và không có khả năng bước vào trong thế giới rộng lớn, ngõ hầu hoàn thành sứ vụ của thánh Phanxicô: đó là tương tự như Chúa Giêsu, Ra đi đến với thế giới.

Chúng ta sẽ không còn là những môn đệ đích thực của thánh Phanxicô, hoặc trở nên những con người thánh thiện hơn, bằng cách tiêu tốn nhiều thời gian ở lại trong những dinh thự của Giáo hội, hoặc chỉ trao đổi giữa chúng ta với nhau, hoặc khoe khoang về sự ưu việt và tính cách đặc biệt của chúng ta.

Phanxicô, Điểm Quy chiếu cốt thiết
để chúng ta bắt đầu lại từ Chúa Kitô.


Bằng đời sống và gương sáng của ngài, Phanxicô thôi thúc chúng ta trở nên các Kitô hữu một cách trọn vẹn.

Chúng ta phải hướng nhìn về Phanxicô, nhớ đừng có mong mỏi tìm kiếm những xu hướng thời thượng và những sự đổi thay thất thường của thế giới, ngõ hầu học được cách thể hiện ơn gọi chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn quay lại thuở ban đầu. Chúng ta phải luôn luôn bắt đầu lại từ Chúa Kitô. Chúng ta cũng phải luôn luôn bắt đầu lại từ Phanxicô, để học biết cách bắt đầu lại từ Chúa Kitô, hầu trở nên những người Phan sinh và những anh chị em Phan Sinh Tại Thế đích thực.

Trái lại, gần đây thôi, có một khuynh hướng tự tách mình xa khỏi kinh nghiệm của Phanxicô, một kinh nghiệm được xem như là tảng đá góc không thể thay thế được đối với hết thảy anh chị em Phan sinh, cho dẫu sự thực là ngài có thuộc về thế giới của thế kỷ XIII không thích hợp với ngài, so với thế giới của ngày hôm nay. Đang có một khuynh hướng xem trọng những sự phát triển của các thế kỷ tiếp liền nhau, nhằm thay thế cho điểm quy chiếu của chúng ta hướng về cái hôm nay trong kinh nghiệm Phan sinh, một cái hôm nay quá mênh mông không hề xác định được, hơn là trong cái kinh nghiệm Thánh-Phanxicô vẫn còn tồn tại qua hàng thế kỷ nay (đó là một kinh nghiệm tuy riêng tư của Thánh Phanxicô, nhưng lại là khuôn mẫu chung cho hết thảy mọi người).

Trong thái độ nói trên, có một sự phủ nhận tính thích đáng qua hàng thế kỷ và sự hiển linh dứt khoát của Chúa Kitô, cũng như mạc khải của Người về Chúa Cha và về Sự Hiện hữu của Thiên Chúa. Phanxicô đã bác bỏ cái cung cách tương tác như thế đối với Thiên Chúa, và cách tiếp cận của thánh nhân lại có tính hiện đại sẽ không bao giờ trở thành lỗi thời được. Phương thức tiếp cận như thế có thể thuộc về một thời kỳ nào đó và mang theo những phong tục của thời đại ấy, nhưng sự biểu lộ thiêng liêng và thái độ hoán cải, cũng như cách tiếp cận Thiên Chúa thì lại không bao giờ lạc hậu.

Chúng ta hãy kiêm tốn thừa nhận rằng: tám thế kỷ sau, trong thời đại chúng ta hôm nay, Phanxicô vẫn là đấng đang lôi kéo những con người thuộc thế kỷ 21 hướng về Chúa Giêsu, còn chúng ta thì lại không được ngài lôi kéo! Phanxicô vẫn là đấng đang gợi hứng, dìu dẫn bằng tính đơn sơ, đức khiêm hạ và việc đi theo Chúa Kitô một cách trọn hảo của ngài. Còn chúng ta thì lại không được như thế, chúng ta chồng chất trên mình đủ thứ nặng nề, vì chúng ta đang ở trên những thượng tầng kiến trúc, đang sống đầy những xao nhãng và hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh.

Cái hôm nay của Thiên Chúa vẫn luôn là hôm nay, cái hôm nay của Thiên Chúa không bao giờ lại trở thành cái hôm qua và không bao giờ bị vượt qua bởi các xu hướng hay thay đổi của con người! Ở đây, chúng ta không nói tới chuyện đi chân đất giống như Phanxicô, không nói tới chuyện hành xác với chay tịnh khắc nghiệt hoặc với những thứ tương tự như thế, nhưng là nói tới việc hoán cải trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta, giống như Phanxicô và giống như nhiều người trong thời đại chúng ta, để cho Thần Khí Chúa nói cho chúng ta biết đâu là điều Người muốn chúng ta thực hiện và hành động cho phù hợp với những thôi thúc của cũng một Thần Khí, với cùng một quyết tâm như Phanxicô.

Mỗi một linh đạo đều thuộc về người đang sống linh đạo đó, trước hết là ở nơi con người ấy. Linh đạo thuộc về người đang diễn dịch linh đạo ấy, chứ không phải thuộc về một ai khác. Chúng ta, anh chị em Phan Sinh Tại Thế, chúng ta đón nhận linh đạo ấy trực tiếp từ Phanxicô chứ không phải từ một người nào khác và chúng ta thực thi linh đạo ấy, với những nét đặc trưng của linh đạo ấy, trong đời sống tại thế, với tư cách là giáo dân và một cách bình thường. Chính nơi Phanxicô mà chúng ta phải nhìn ngắm trước hết. Anh chị em thân mến, chúng ta là những người phải làm cho linh đạo Phan sinh được nhập thể vào trong cuộc sống tại thế, trực tiếp kín múc lấy linh đạo ấy từ tinh thần của Thánh Phanxicô.

Phải chăng Sứ vụ chúng ta là Đặc biệt?

Do đó, sứ vụ chúng ta là gì?

Sứ vụ chúng ta chắc chắn chẳng có gì đặc biệt, trừ khi chúng ta không muốn xem tính chất đặc biệt của sứ vụ đó rõ ràng hệ tại ở chỗ không có gì là đặc biệt cả, ở chỗ bao gồm hết tất cả mọi sự. Từ ngữ “đặc biệt” là một hạn từ quy chiếu về một phần trong cái toàn thể nhưng thay vì thế, đối với tôi, dường như sứ vụ chúng ta lại bao gồm hết thảy mọi sự.

Để suy nghĩ và thảo luận trong Huynh đệ đoàn:

1. Tại sao điều cốt yếu đối với anh chị em Phan Sinh Tại Thế là mở lòng ra với thế giới, tương tự như Phanxicô đã sống?
2. Bằng cách nào mà Phanxicô là đấng vẫn còn đang gợi hứng và dẫn dắt rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ?
3. Đâu là ý nghĩa của việc “làm cho linh đạo Phan sinh được nhập thể vào trong cuộc sống tại thế”?




Chú thích:
(1) HN 6.3
(2) Cf. Luật 13
(3) Parrhesia là chữ Hy Lạp được Tân Ước sử dụng để diễn tả sự tự do, thẳng thắn trong cách nói, không chút sợ sệt hoặc do dự, để đưa ra chứng từ không hề thỏa hiệp cho sự thật của Tin Mừng. Thí dụ xem Cv 28, 31. Chú thích lá thư của Đức Hồng y Rodé có trong trang www.ciofs.org/Y2009/a9ENrodelet.html.
(4) Sứ điệp CP. Đức Gioan Phaolô II gởi cho Tổng Tu nghị Dòng Phan Sinh Tại Thế, ngày 22.11.2002

Về Đầu Trang Go down
 
Thường huấn số 9 - 2012
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bài Thường huấn số 6 - 2012
» Bài Thường huấn số 7 - 2012
» Bài Thường Huấn số 3-2012
» Bài Thường Huấn số 1-2012
» Bài Thường Huấn số 2-2012

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PHAN SINH TẠI THẾ :: CHIA SẺ :: HUẤN LUYỆN-
Chuyển đến